29 thg 11, 2012

Nữ Thủ tướng Thái Lan “hút hồn” chính khách thế giới

honngv - Học Thái cái chơi. Chọn em nào xinh xinh cho làm Thủ tướng cái liền. Có khi lại hay ra fết. Hãy xem nữ Thủ tướng Thái Lan “hút hồn” chính khách thế giới, dẫn đến dễ ... đủ thứ!

Bà Yinh Lắc (Yingluck Shinawatra) - người đã kết hôn và có 1 con, từ một doanh nhân đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Giới truyền thông Trung Quốc nói rằng tổ tiên của bà phát tích từ huyện Phong Thuận, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, và là hậu duệ của người Khách Gia. Bà sinh năm 1967, ngoài sở hữu một vẻ đẹp về ngoại hình thì nụ cười và phẩm chất khiêm hòa đã khiến vị nữ Thủ tướng này dành được cảm tình của hầu hết các chính khách trên thế giới.




Ô Bá Mà: cười hở... 10 cái răng.
(Nữ Thủ tướng cười sảng khoái khi gặp Tổng thống Obama đang thăm chính thức Thái Lan mới đây)


 
Ô Bá Mà: điệu vửa thôi, chảy hết nước rồi kìa!
(Tổng Thống nước khách cười tươi rói trước dáng bộ thùy mị của Thủ tướng chủ nhà)

 
Ô Bá Mà: kháu gái đấy, nhậu được không em? 
(và như thường lệ, luôn dành được thiện cảm từ các chính khách phái mày râu)


Lý Bắc: bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm...
(Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bày tỏ vui mừng khi được gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, Campuchia hôm 19/11)


Tổng thống Pháp nhợn Hô Lên Đê: cho anh nắm tay em khi mùa xuân về.
(Tổng thống Pháp Francois Hollande không chịu nhìn ra ống kính mà chỉ chăm chú vào Thủ tướng Thái Lan)


Thủ tướng Tơ Cầy: ngất ngây con...Gà Tây hố hố...
(Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan như bị hút hồn khi đứng cạnh Yingluck Shinawatra ngày 8/11/2012 tại Indonesia)

 
Thủ tướng Đức nhợn Mắc Kèn: đẹp vừa thôi em, đẹp quá đéo ai mà chịu được!
(Thủ tướng Đức ngỡ ngàng chào đón người đồng cấp và đồng giới từ Thái Lan)

 
Nhật nùn Nô Đa dang tay đón, mọi đen Cao Miên khúm núm bưng.
(Yingluck Shinawatra nỗi bật giữa các chính khách nam giới, bên trái là Thủ tướng Nhật Bản Noda, bên phải là Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Phnom Penh)

 
Thủ tướng Anh nhợn Ca Mơ Run: tay ấm đấy, anh cầm thêm tí nữa.
(Thủ tướng Anh David Cameron cố tỏ vẽ “phớt ăng lê “nhưng cái bắt tay thì hơi quá chặt(?) khi đón người đồng cấp đến từ Thái Lan đến xứ sương mù)


Cụ tổng A XỀ AN: đan tay đêm nay?. Bà Ying Lắc ( ngượng ngùng): em chịu.
(Gần gũi như Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan mà cũng tỏ ra bối rối…)

 
Tổng thống Mông Cụ: tuyệt!. Bà Ying Lắc: nùn thì nui ra đi.
(Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj dường như đang cố rảo bước theo Thủ tướng Thái Lan bên lề hội nghị ASEM 6 tại Lào hôm 6/11/2012)

 
Nhật nùn Nô Đa: anh bắt đầu thích em rồi đấy.
(Thủ tướng Nhật hình như phá lệ (cúi đầu và không cười) khi bắt tay nữ Thủ tướng Tháu Lan (?))


Hun Xèng: anh đủi đền đài để được sánh vai em.
(Thủ tướng nước chủ nhà Hunsen cười thật tươi khi đi cạnh người đồng cấp Thái Lan)


Tổng thống Nga ngố PU TÌN: ngồi đi em. Bà Ying Lắc: giày anh há mồm hay giẫm cứt?
(Ngay một chính khách mạnh mẽ như Tổng thống Nga Putin thoáng chốc cũng tỏ ra bối rối)

 
Nhật nùn trông chợ: nhờ có em mà mắt anh hết nươn.
(Bộ trưởng Kinh tế – thương mại và công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano Yukio rất lấy làm hân hạnh được tiếp kiến nữ Thủ tướng)


Anh Ba nhà ta: nghĩ miu để choén (chén).

 
Anh Ôn: này cô, mình có họ với nhau đấy nhế!
(Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng phải ngước nhìn… trong dịp thăm chính thức Thái Lan gần đây).

Chôm của thằng Phọt + quechoa.

Đại náo kỳ

Giữa hai bờ hồ Tây và Trúc Bạch ngày trước (Ảnh internet)
Vừa rồi mình có bạn là đôi vợ chồng người Pháp ghé thăm Hà Nội. Bạn hỏi nên đi đâu trong thời gian chỉ có hai ngày? Hỏi bạn thích gì thì nói, thích bảo tàng. Ừ thì bảo tàng. Đấy, bảo tàng Mỹ thuật, Lịch sử, Cách mạng, Dân tộc học, Quân đội…Tiện thể chấm cho bạn mấy điểm nữa có thể ghé thăm. Lại hỏi, bảo tàng Lịch sử khác gì với bảo tàng Cách mạng? Trả lời thế, thế…Bạn ngạc nhiên lắm. Vẫn không hiểu sao cách mạng lại không là lịch sử mà cần đến hai bảo tàng? Không lẽ tiến trình cách mạng không nằm trong tiến trình lịch sử của đất nước? Chả biết nữa…Nhưng ngẫm nghĩ có khi thế hóa hay.
Làng ven hồ Tây ngày xưa (Ảnh internet)
Hôm sau gặp, chả thấy nói gì đến bảo tàng này nọ mà chỉ khoe đã lượn vòng hồ Tây. Trầm trồ khen hồ Tây đẹp. Đẹp chứ sao. Cái này thì mình đồng ý vì từ lâu vô cùng yêu mến nó. Gia đình bên ngoại mình gắn với hồ Tây khá mật thiết vì hồi đó còn ấp trại ở làng Khán Xuân (Bách Thảo bây giờ). Theo gia phả thì các cụ đời trước thuê hồ Tây để trồng sen và nuôi cá. Đến mùa đánh bắt, cá trắm bắt lên xỏ mang hai người khiêng như khiêng nước mà đuôi cá còn quét lê trên đất. Lại nói có thợ đánh cá bị cá húc mà chết. Nghe như huyền thoại. Thấy thích vì được che phủ những chuyện khó tin là thật.


Sau này học trường Chu Văn An, mỗi khi cúp cua hay cùng lũ bạn kéo ra hồ Tây nô phá trời như con trai. Nhìn bờ bên kia ngút tầm mắt, mờ mịt trong sương mù khói tỏa nếu là mùa thu hay sang đông. Dù gió bấc thì co ro đạp xe trên đường Cổ Ngư vẫn lãng mạn như thời tiền chiến với cô gánh hàng hoa tưởng tượng. Hiếm nơi nào ở Hà Nội có địa danh dày đặc các di tích lịch sử như quanh hồ Tây. Kể ra thì nhiều lắm lắm. Ngay như tên gọi đã có 6. Những người già cũ kỹ có khi quen miệng vẫn gọi là hồ Dâm Đàm, Lãng Bạc, Kim Ngưu, đầm Xác Cáo, rồi thì Đoài Hồ và hồ Tây…Trong các tên ấy nghe thinh thích là tên Xác Cáo, Dâm Đàm, Lãng bạc. Tên xưa nhất là Xác Cáo có sự tích từ thời Lạc Long Quân. Mình cứ nhớ con cáo chín đuôi biến thành tinh hay tác oai tác quái bị Lạc Long Quân dìm chết dưới hồ để cứu người khi còn con nít…Thế mà thành tên đầm Xác Cáo. 
Làng Yên Thái (làm giấy dó) ven hồ Tầy ngày xưa (Ảnh internet)

Chim Sâm Cầm làm nên riêng biệt của hồ Tây giờ gần như biến mất (Ảnh internet)
Còn các làng cổ quanh hồ Tây nhiều vô kể với lịch sử thăng trầm, dù biến mất trên thực tế thì trong tâm thức của người Hà Nội nó vẫn tồn tại: làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng; làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh; làng Thụy Khuê có chùa Bà Anh; làng Nhật Tân có nghề trồng đào nổi tiếng, làng Yên Thái với nghề làm giấy dó…Xa hơn chút là làng Khán Xuân, làng Ngọc Hà trồng hoa…Quanh hồ có tới 64 di tích, trong đó có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng và nhiều văn vật giá trị. Có chuyện trong lịch sử đã kể anh chàng chài lưới đánh bắt cá trên hồ Dâm Đàm tên Mục Thận vì có công cứu vua Lý Nhân Tông nên được phong làm Đô uý và được ban đất quanh hồ làm thực ấp. Khi mất, ông được lập đền thờ ở làng Võng Thị, truy phong tước Thái úy Duệ Lượng Công. Võng Thị giờ vẫn bám theo con đường quanh hồ có nhiều biệt thự đẹp, sang trọng của nhà giàu. Quanh đó vẫn còn các làng cổ nhưng chả còn cổ, chỉ còn ở tên gọi.
Nhưng con tàu "ma" trước đây trên hồ Tây (Ảnh internet)
Hồ Tây giờ nhỏ bé lắm so với trước đây. Sau mỗi thời kỳ phát triển của thành phố thì hồ Tây thu mình lại. Những tòa nhà, biệt thự,khách sạn lấn dần ra, mặt nước như bị dồn ứ không lối thoát. Có người đã ước tính từ năm 1987 tới nay, hồ Tây đã bị lấn chiếm khoảng 50ha. Ôi chao, 50ha đất là bao nhiêu tiền hả trời? Chiếm cảnh đẹp để lấy tiền. Đổi di tích để lấy dự án. Giờ đâu chỉ còn 526 ha mặt nước với chu vi vòng hồ là 18km. Mỗi chiều đạp xe quanh hồ Tây vẫn còn đẹp lắm. Vẻ đẹp bị xâm hại mà vẫn làm nao lòng người mới đến và người thành thân thuộc. Chợt đọc lại bài “Chơi hồ Tây nhớ bạn” của nữ sỹ tài hoa Hồ Xuân Hương:
Phong cảnh Hồ Tây chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lại bóng
Kìa gò Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa
Sẽ có cây cầu này qua hồ Tây? (Ảnh TTXVA)
Lại có chuyện náo loạn vì nghe đâu người ta sắp làm một đường tàu chạy trên không, băng qua hồ Tây. Nếu chuyện đó xảy ra, có lẽ hồ Tây sẽ chấm hết sứ mạng danh lam của Hà Nội. Sẽ không còn là đặc sản của thủ đô mà khách phương xa đến đều yêu mến ghé thăm. Liệu nó có giống cái ao làng chảy qua chân cây cầu? Chắc chắn không thể lãng mạn để các cô gái ngồi giặt áo mà hát trong tiếng sáo của trai làng như lời một bài hát. Đây có phải là dấu chấm hết cho vẻ đẹp liêu trai của hồ Tây?   
Chùa Trăm Gian (Ảnh internet)
Mấy ngày nay dư luận ồn ào, giận dữ trước việc chùa Trăm Gian ngót 1000 năm tuổi bị phá đi xây mới (http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/86114/kinh-ngac-vi-chua-tram-gian-bi-huy-hoai-mot-cach-vo-loi.html). Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông (nhà Lý), niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây. Tương truyền Ngài có nhiều phép lạ. Sau khi Ngài mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. 
Ảnh internet
Có truyền thuyết kể sự ra đời của Ngài như sau: vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy Đức Phật giáng sinh, có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ), thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.

Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là Đức Thánh Bối.
Ảnh internet
Chùa Trăm Gian có ao sen, gác chuông và 100 gian chùa rất đẹp và được công nhận di tích lịch sử quốc gia. Giờ thì nét cổ kính không còn nữa. Kinh ngạc vì sự vô minh, ngu dốt, tham lam, vô cảm của con người, đặc biệt những người có trách nhiệm. May quá cho mình đã từng đến một lần, được nhìn ngôi chùa cổ lần cuối trước khi người ta làm “cách mạng” cho chùa. Hình như đất nước đang trong cơn máu lửa của các cuộc cách mạng? Cái gì cũng cách mạng trừ tư duy…Đau khổ cho những ai yêu quí di sản cha ông. Nhưng nỗi đau khổ này có là gì với tinh thần dự án phần phật? Và có dự án là có tiền…

Câu đối trên cổng làng Yên Thái phía đường Thụy Khuê:
Mỹ tục thuần phong, vĩnh chiếu Tây hồ minh kính
Thiện ngôn hảo sự, trường lưu mạt lị danh hương
(Có người tạm dịch: Mỹ tục thuần phong mãi mãi chiếu trên gương nước hồ Tây. Lời hay việc tốt lưu truyền dài lâu như hương thơm của hoa nhài).

Đúng thế. Nhưng đó là chuyện của quá khứ khi con người còn muốn giữ gìn thuần phong mĩ tục. Giờ thì không phải lúc bàn những chuyện xa xỉ này trước cơn lốc làm giàu và sống giàu…Dù lưu truyền trong sử sách về một thời điên khùng như hiện nay cũng không làm ai đó lo sợ vì lúc đó đã ở cõi thiên thu. Với họ chết là hết. Tiếng xấu để đời là thứ khỏi nghĩ bàn. Vì thế…
Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang thành cái “lò gạch” án ngữ ngay lối vào thành phố. Rất hợp với thời của Chí Phèo hiện đại.
Chùa cổ Trăm Gian đã mất…
Hồ Tây sắp mất…
Và rất nhiều thứ đã mất mà không thể nhìn thấy, chỉ có thể cảm thấy…Đành lòng dặn mình, thôi đừng hoài cổ nữa làm gì… 

Cõi mơ hồ

Chôm từ blog của Thùy Linh.
Cô gái hàng hoa...
Những ngày này bỗng nhớ mẹ…Vì mình cũng đi một chặng đường gần như lúc mẹ buông tất cả để nghỉ ngơi cùng chồng con. Vì cũng tới tuổi hay ngoái lại hoài cổ như mẹ...
Mẹ sinh ra giữa một làng hoa cổ, có từ thời Lý. Trong gia phả ghi lại, thế kỷ 17 cụ tổ vâng lệnh vua đi từ Thanh Hóa ra kinh thành Thăng Long để nhậm chức quan gì đó không rõ vì gia phả cũ đã mất thời tao loạn. Thủa chân ướt chân ráo tới kinh thành, cụ tổ lập nghiệp ở Nhân Chính. Về sau dời đến Nam Đồng. Tới Khán Xuân thì đã được truyền đến 9 đời. Cuối thế kỷ 19, người Pháp lấy khu đất trang trại của cụ huyện và cả làng Khán Xuân (Bách Thảo bây giờ) để xây Phủ Toàn quyền nên cụ đành đem cả đại gia đình vào làng Ngọc Hà lập nghịêp. Cụ vừa làm quan, vừa sống bằng nghề trồng hoa, phát canh thu tô. Có đất, có nghề nên gia đình cụ gần như sống theo kiểu tự cung tự cấp. Thóc gạo nhận từ nông dân cấy rẽ. Tự trồng rau, trồng chè, vối để dùng quanh năm. Đàn bà, con gái dù là con nhà giàu nhưng vẫn phải lao động cùng gia nhân như hái hoa, trồng rau, tự may vá quần áo mặc…Tức là quá nửa đêm dậy hái hoa để sáng ra đưa đi bán ở quầy hàng cạnh Bờ Hồ. Ngày trước ông ngoại có một bác người làm cắm hoa đẹp nổi tiếng. Nếu người khác cắm thì các madam Pháp chỉ trả 5 xu, riêng bác thì họ trả đến 5 đồng. Mẹ theo bác này học cắm hoa nên hàng ngày sau giờ học hay lên quầy bán hoa trên phố Tràng Tiền giúp việc.
Cột cờ vẫn không mấy thay đổi
Ngọc Hà, quê ngoại của mình đấy. Theo sử sách ghi lại thì vìng đất này có cư dân từ thời các vua Hùng. Người ta đã đào được di chỉ như rìu đá ở Quần Ngựa, rìu đồng ở Cống Vị. Còn nghề trồng hoa ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp đã có từ thời Lý, Trần. Trong sử sách còn ghi lại, năm 1526, Trần Châu đóng quân ở Hoàng Hoa Thị (chợ hoa vàng). Có thể chợ Ngọc Hà ngày nay là dấu vết của Hoàng Hoa Thị ngày xưa chăng? Và thời đó dân làng hoa trồng nhiều cúc vàng nên có tên là Hoàng Hoa Thị? Cuối thế kỷ 19 thì hai làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp có tên chung là Trại Hàng Hoa. Hoa Ngọc Hà cung cấp cho những người sành chơi đất Kinh kỳ. Sau năm 54, dân Ngọc Hà, Hữu Tiệp thiếu đất còn đi mua, thuê đất ở Nghĩa Đô, An Phú, Mai Dịch để trồng hoa đấy…Hoa Ngọc Hà nức tiếng kinh kỳ và thân quen với người dân Hà thành như hơi thở. Lễ, tết, ma chay, cưới hỏi, cúng lễ, người ta đổ xô lên Ngọc Hà mua hoa. Những ngày áp tết, người ta đổ xô lên Ngọc Hà ngắm và mua hoa. Và khi ấy mình hay được phân công dẫn đưa khách đi vãn cảnh…Kí ức đó giờ vẫn sống động trong tâm hồn mình với những vườn hoa lộng lẫy đẹp mê hồn. Cả làng hoa rực rỡ sắc màu và được ướp đủ hương hoa các loại…
Ngày rằm đi chợ mua hoa.
Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua”.
Và:
“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỡi người gánh nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này” 
Trước lúc mình sang Nga học, mẹ đau khổ bảo mình: “Con vẫn mắc nợ làng hoa mình vì con chưa viết gì về sự tiêu vong của nó”. Món nợ đó giờ mình chưa trả được. Phần vì những người biết chuyện ngày xửa, ngày xưa đã lên cõi trời, người ở lại tản tác khắp nơi…Làng hoa giờ còn mấy ai là dân gốc? Họ bán đất bỏ xứ mà đi. Làng hoa giờ thành ngõ bê tông chật chội, xấu xí. Kết quả của quá trình đô thị hóa xô bồ, bát nháo. Làng hoa cổ đã biến mất không dấu vết…Nỗi đau của những người Ngọc Hà đã mất, đã xa quê vẫn còn nguyên đó… 
Lại nói chuỵên về gia đình ông ngoại. Cụ huyện cho học chữ nhưng cấm cháu gái học đàn vì sợ hư thân. Cấm đeo trang sức trên người vì gần những thứ xa xỉ lòng người dễ sinh tham lam, hư hỏng. Đàn bà ham xa xỉ, phù phiếm mất đi cái sang. Mẹ cả đời không biết đến cái nhẫn vàng. Một phần khi lập thân, thời của mẹ quá nghèo để có tiền mua vàng. Phần nữa mẹ hoàn toàn không màng những thứ đó. Lúc còn bé, mẹ không kể gì nhiều cho chị em mình nghe chuyện các cụ dạy dỗ mẹ như thế nào, nhưng cứ âm thầm gieo vào chị em mình những gì thành tâm tính của mẹ…Đến giờ dù đã có thể mua cho mình vài đồ trang sức, nhưng không hiểu sao mình không thích những thứ đó một cách rất tự nhiên…Lạ thế! 
Chợ Đồng Xuân ngày xưa đẹp là vậy...

Còn nhớ ngày bé khóc lên khóc xuống mỗi khi bị mẹ “hành”. Nào là con gái phải gọn gàng. Không được cười ngoác miệng, nói to. Ăn uống phải ngậm miệng, chớ có nhai tóp tép. Khi đi đứng phải từ tốn, chậm rãi, không được bước chân mạnh, hai tay tung tẩy. Pha ly nước chanh cho khách mà còn để tép và hạt chanh rơi trong ly thì đem vào nhà trong làm lại. Bữa cơm mời khách dù chỉ rau luộc, cà muối nhưng đĩa rau phải xanh, những ngọn rau gắp vào đĩa cấm xô xệch, vung vãi…Nhiều lần đã bê mâm cơm ra mời khách mình lại phải bê vào để sắp đặt cho mẹ vừa ý. Vừa ấm ức, vừa bực bội mà vẫn phải làm đúng những gì mẹ đề nghị. Lúc bé chưa biết thì phải ngồi cạnh để xem người lớn làm cỗ như thế nào. Cả cái cách thái miếng su hào nấu bóng khác với miếng su hào sào cần tây cũng không được sai quấy…Còn nhớ chị gái mình đã bị mẹ “lên lớp” về cái tội ngủ trưa tốc áo hở bụng khi 16 tuổi đến bật khóc. Căn nhà chật chội nhét đủ bốn con cả trai lẫn gái cùng hai bố mẹ nên mẹ không đồng ý cho con gái mặc áo ba lỗ ở nhà. Mẹ bảo nhà có hai đàn ông, dù là bố và anh trai thì cũng phải ý tứ…Thôi thì cơ man là những qui định bất thành văn phải tuân thủ. Dù có khó chịu, bực bội thì vẫn phải làm đúng. Mãi thì những qui định ấy ngấm vào người thành nết ăn ở của con cháu sau này…Mẹ thích con gái dịu dàng, tinh tế, ý nhị, kín đáo, đằm thắm, nhỏ nhẹ…Toàn những thứ khó khó là với mình…Hihi…Thôi thì không cố được 100% thì cũng phải quá nửa để mẹ vui, hài lòng. 
Cầu Long Biên như nhjp tim của người Hà Nội...
Không hiểu sao mình nhớ nhất bàn trà của cha mẹ. Mẹ hay ngồi đó uống trà và thưởng hoa. Bố trồng mấy chậu địa lan Mạc lan, Trần mộng, thủy tiên và mỗi lần đơm bông lại bê đặt hiên nhà để có thể ngắm nhìn và thưởng mùi ngan ngát của nó lan tỏa đến bên ấm trà bốc khói. Bố được thừa hưởng cái thú chơi hoa, cây cảnh từ ông ngọai vốn là người sành chơi hoa, nhất là hoa thủy tiên. Thời xưa, ông ngoại tham gia hội chơi hoa thủy tiên. Khá nhiều hội hoa thời đó của các cụ: hội hoa đỗ quyên, hội hoa địa lan…Ông ngoại mình tỉa củ thủy tiên khéo đến nỗi thủy tiên của ông bao giờ cũng đơm hoa đúng giao thừa. Khi nhỏ mẹ là con út được ông ngoại cưng chiều nên hay cho cùng ngồi uống trà, thưởng hoa vào buổi tà dương để nói chuỵên nhà, đọc thơ. Nếp thưởng trà đó mẹ duy trì cho đến khi lìa đời. Mẹ lên cơn nhồi máu cơ tim ngay bên bàn trà. 
Mấy chục năm bố mẹ pha trà, uống trà và đọc thơ cho nhau nghe quanh cái bàn trà cũ kĩ ấy. Đôi lúc có thêm bạn thơ quí mến nhau tìm đến, xúm quanh bàn trà đọc thơ cho nhau nghe. Mẹ yêu thơ Đường và có giọng đọc nghe buồn bã rất mê hoặc. Bố có lúc đùa bảo mẹ đừng đọc thơ vì giọng mẹ buồn lắm mà ông lại thích vui vẻ. Anh chị em mình lớn lên trong tiếng ru, đọc thơ của mẹ. Mẹ bảo, cuộc sống có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu sách và thơ. Tủ sách là tài sản duy nhất mẹ viết trong di chúc để lại cho mình ngoài gian nhà thừa kế của ông ngọai. Bên bàn trà mẹ đọc sách mỗi ngày và suy ngẫm về đạo làm người, về cuộc đời. Không biết mẹ ngộ ra điều gì khi ấy, chỉ biết sau này mẹ viết trong di chúc dặn các con qua lời của V.A Xukhômlinxki: “Chỉ người nào biết yêu thương mới trở thành rộng rãi. Phải hiểu rõ chân lí này, cái chủ yếu nhất mà những của cải trên xứ sở chúng ta không thể sánh nổi đó là sự giàu có về tinh thần, trí tuệ, kiến thức, sự thông minh, tài năng, sáng tạo, tình bạn và tình yêu chung thủy với con người. Hãy học để có được sự giàu có ấy. Bí quyết của sự rộng rãi chân chính là ở chỗ đó. Tính keo kiệt làm cho con người nghèo đi, trở thành ích kỉ và vụ lợi. Của cải tồn tại để phục vụ con người chứ không phải nô dịch con người”. Mẹ còn dặn các con dạy các cháu của mẹ sau này là phải hết lòng với người thân, bạn bè, những người có hoàn cảnh không may mắn, không được làm điều gì ác với bất cứ ai, không tham lam, ích kỉ, không tự thương xót bản thân mình một cách quá đáng, đặc biệt phải tránh xa thói vong ân bội nghĩa…
 
Tuổi thơ Hà Nội thế này...

(Kỉ niệm ngày được mẹ sinh thành)