17 thg 7, 2013

Chủ tịch tỉnh “cầu cứu” trung ương

Quanh việc Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận thua kiện doanh nghiệp:

Chủ tịch tỉnh “cầu cứu” trung ương

(LĐ) - Số 162 - Thứ tư 17/07/2013 14:37
Qua 2 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND tỉnh Ninh Thuận và TAND Tối cao tại TPHCM đều tuyên Sở Tài chính tỉnh này thua kiện doanh nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hỗ trợ quá trình giám đốc thẩm, nhằm bảo vệ quan điểm của Sở Tài chính địa phương.
Dây dưa thi hành án

Tháng 5.1999, Công ty TNHH Hoàn Cầu được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng dự án khu du lịch vui chơi giải trí và trồng rừng ven bờ biển thuộc địa phận xã Văn Hải, TX.Phan Rang-Tháp Chàm. Theo đó, doanh nghiệp được miễn nộp tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án (50 năm) đối với đất rừng phòng hộ ven biển, được miễn 6 năm tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất đối với đất xây dựng khu vui chơi giải trí.

Trên cơ sở đó, cuối năm 2001, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành các quyết định (số 5853/2001 và 5867/2001) cho doanh nghiệp này thuê 81.730,6m2 đất cát ven biển, giá thuê đất áp dụng theo điều 3, Quyết định 1357/2005 của Bộ Tài chính (ban hành ngày 30.12.1995). Cụ thể, giá thuê đất đối với hơn 30.000m2 xây dựng công trình là 1.050 đồng/m2/năm; 50.000m2 sử dụng cho mục đích lâm nghiệp được miễn tiền thuê đất.

7 năm sau, ngày 22.8.2008, UBND tỉnh Ninh Thuận lại ban hành quyết định điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất trên 81.730,6m2 thuộc dự án nói trên, theo hướng tăng diện tích được phép đầu tư xây dựng công trình lên hơn 50.000m2 và giảm diện tích đất lâm nghiệp xuống còn 30.000m2. Theo đó, ngày 11.12.2008, Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định (số 227/QĐ-STC) điều chỉnh nâng giá cho thuê đối với đất xây dựng công trình lên 13.365 đồng/m2 và áp dụng mức giá cho thuê đối với đất lâm nghiệp là 25 đồng/m2 (kể từ 1.1.2006).

Từ năm 2008-2012, Công ty TNHH Hoàn Cầu liên tục gửi đơn kiến nghị Sở Tài chính và UBND tỉnh Ninh Thuận thực hiện ổn định đơn giá thuê đất theo Quyết định 1357 của Bộ Tài chính (đã ghi trên giấy phép đầu tư), nhưng không được các cấp có thẩm quyền giải quyết, vì vậy đại diện DN này đã gửi đơn khởi kiện lên TAND tỉnh Ninh Thuận.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 24.9.2012, HĐXX TAND tỉnh Ninh Thuận đã phán quyết, hủy toàn bộ quyết định 227/QĐ-STC của Sở Tài chính Ninh Thuận, vì vi phạm thời gian ổn định đơn giá thuê đất theo khoản 1, điều 8 Nghị định 142/2005 của Chính phủ và căn cứ giấy phép đầu tư cũng như giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì Công ty TNHH Hoàn Cầu là đối tượng được áp dụng giá thuê đất theo điều 3, Quyết định 1357/1995 của Bộ Tài chính.

Không đồng ý với quyết định của tòa sơ thẩm, Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận đã kháng cáo. Ngày 21.12.2012, Tòa hành chính- TAND Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ kiện nói trên. Trên cơ sở phân tích những văn bản, quyết định liên quan, HĐXX phúc thẩm cũng đã tuyên y án sơ thẩm (bản án số 44/2012/HC-PT).

Doanh nghiệp thắng kiện, ngày 23.2.2013, PGĐ Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận Đỗ Thị Kiểm đã ký văn bản gửi Cục Thuế địa phương, yêu cầu “căn cứ bản án phúc thẩm số 44/2012/HC-PT), hồ sơ thuê đất và các quy định của pháp luật, xác định tiền thuê đất của Công ty TNHH Hoàn Cầu  theo phán quyết của toà án”; nhưng rất tiếc đến thời điểm này, mệnh lệnh hành chính của UBND tỉnh  Ninh Thuận vẫn đứng trên bản án?

Chủ tịch tỉnh "cầu cứu"

Cũng trong ngày 23.2.2013, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đã ký văn bản (số 27/BC-UBND) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thừa nhận toàn bộ vụ việc và trình tự xét xử tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm diễn ra đúng như trong thực tế; mặt khác trình bày một số khó khăn, vướng mắc tại địa phương  nếu như giải quyết vấn đề theo quyết định của tòa án; đồng thời “đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên-Môi trường và Bộ Tư pháp hỗ trợ quá trình giám đốc thẩm”.

Xin nói thêm, dẫu biết rằng đuối lý, nhưng để giải thích vì sao phải xin trung ương chỉ đạo cơ quan hành pháp, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đã nại ra lý do: “Trường hợp kết quả giám đốc thẩm vẫn thống nhất như sơ thẩm, phúc thẩm; đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn tỉnh thủ tục thoái trả tiền thuê đất đối với những dự án mà Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định đơn giá thuê đất”. Bởi hiện tại, ở Ninh Thuận có đến 129 DN cùng chịu chung “số phận” với Công ty TNHH Hoàn Cầu và đã có thêm DN (Cty Thanh Bình) gửi đơn khởi kiện lên tòa án (!?).

Nguy cơ gì khi nghe điện thoại di động đang sạc

Nguy cơ gì khi nghe điện thoại di động đang sạc?


TTO - Vụ tai nạn dẫn đến cái chết của một nữ tiếp viên Trung Quốc khi nghe iPhone 5 đang sạc đã dấy lên nhiều câu hỏi từ phía người tiêu dùng.


Người tiêu dùng được khuyến cáo sử dụng các bộ sạc đủ tiêu chuẩn, tương thích với sản phẩm, nên mua các bộ sạc chính hãng sản xuất ĐTDĐ đang dùng - Ảnh minh họa: CNN
Cảnh sát địa phương đã xác nhận nguyên nhân cái chết của cô Ma Ailun là từ điện nhưng không cho biết liệu có liên quan đến chiếc iPhone 5 đang nghe khi cắm sạc.
Theo CNN, các chuyên gia cho rằng rất hiếm có trường hợp bị điện giật khi dùng điện thoại di động, điện thoại thông minh (smartphone), thậm chí ngay cả khi đang được sạc pin. Đối với những điện thoại sạc qua cổng USB chỉ có mức điện áp từ 3 đến 5 volt, không đủ để gây ra các tổn hại nghiêm trọng đến người sử dụng.
Theo giám đốc truyền thông Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Hoa Kỳ, Scott Wolfson cho biết "chúng ta đã thấy có rất ít sự cố liên quan đến sốc điện hay điện giật (liên quan đến điện thoại di động). Hầu hết chúng là các trường hợp về nhiệt độ tăng cao, khói hoặc lửa".

"Nên chọn công ty đã sản xuất ra chiếc điện thoại di động bạn đang dùng khi mua các sản phẩm thay thế (bộ sạc)" - theo giám đốc truyền thông Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Hoa Kỳ, Scott Wolfson.
Tuy nhiên, nguy cơ tăng cao khi người tiêu dùng sử dụng các bộ sạc không đạt tiêu chuẩn hoặc không tương thích cho điện thoại của mình. Một số bộ sạc nhái không có những quy chuẩn thích hợp, có khả năng gây phỏng hay điện giật cho người sử dụng hoặc gây hỏa hoạn.
Trong một bài viết bởi Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc (CCA), đã đưa ra cảnh báo về tình trạng các bộ sạc giả mạo tràn lan tại nước này mang những nguy cơ biến một chiếc điện thoại thành một "trái lựu đạn".
Ngoài ra, smartphone và nước cũng là một sự kết hợp mang nhiều nguy cơ xảy ra sự cố. Trong trường hợp tai nạn của cô Ma Ailun, gia đình cho biết cô này đã rời khỏi bồn tắm để trả lời cuộc gọi điện thoại trên iPhone 5. Nước là một chất dẫn điện hoàn hảo, và theo các chuyên gia, độ ẩm trên da có thể làm giảm sức đề kháng tự nhiên của một người bị điện giật.
Ngày 15-6, Apple cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà chức trách Trung Quốc trong vụ điều tra về nguyên nhân sự cố dẫn đến cái chết của cô Ma Ailun.
PHONG VÂN
(theo CNN)

Minh Diện: DƯ ÂM BUỒN (chuyện về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý)

Chiều 04-07-2013

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Tôi dừng xe trước căn nhà nhỏ bé số 94/19 trong con hẻm đường Trần Khắc Chân, quận 1, thành phố Hổ Chí Minh. Nhìn qua cửa sổ tôi đã  thấy mái  đầu trắng phơ mờ ảo. Đó chính là nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm như Dư âm, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre...

TQ: Chân gà được bảo quản từ năm 1967

Thứ ba, 9/7/2013, 14:44 GMT+7
Facebook Twitter Hot! Email Email

Trung Quốc: Bắt kho chân gà được bảo quản từ năm 1967

[h=2](Dân trí) - Công an thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc vừa công bố việc khám phá một kho chứa chân gà “bẩn” quy mô lớn. Đáng chú ý là nhiều chân gà đã được bảo quản hàng chục năm, thậm chí từ năm 1967.[/h] Thông tin được tờ Thượng Hải nhật báo đăng tải, dẫn nguồn tin của hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc. Theo đó kho hàng trên bị phát giác từ hồi tháng 5 vừa qua, do một nhóm người chuyên nhập lậu chân gà, lòng và gân bò từ nước ngoài vào Trung Quốc làm chủ.

Chân gà là món ăn phổ biến tại Trung Quốc
Tại đây cơ quan chức năng đã phát hiện được tổng cộng 20 tấn thực phẩm. Trong đó đặc biệt có nhiều chân gà cũ kỹ, được mang vào Trung Quốc dưới dạng đông lạnh, Tân Hoa Xã khẳng định. Những chân gà này sẽ được “phù phép” bằng thuốc tẩy và các hóa chất khác, để vừa giúp tăng trọng lượng vừa giúp chúng có màu sắc bắt mắt hơn.
Sau khi sơ chế, băng nhóm này có thể biến 1 kg chân gà cũ kỹ thành 1,5 kg chân gà nhìn tươi như mới. Với mỗi tấn chân gà như vậy, những kẻ này sẽ thu lời khoảng 16.000 nhân dân tệ, tương đương hơn 500 triệu đồng. Lô chân gà đông lạnh cũ nhất bị tịch thu có nhãn đề năm sản xuất 1968, Tân Hoa Xã khẳng định.
“Các nguyên liệu thô này được nhập lậu vào từ các quốc gia láng giềng và những kẻ buôn lậu sẽ ngâm chúng trong hóa chất độc hại để loại bỏ vết máu cũng như mùi và bán chúng ra thị trường”, sỹ quan cảnh sát Li Jianmin cho biết.
Ông Li tiết lộ rằng hầu hết chân gà được các tay buôn lậu ngâm vào dung dịch hydrogen dioxide, một chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm, hoặc các chất tẩy mạnh để làm chúng trắng hơn.
Cũng theo vị sỹ quan này, nước thải từ kho hàng trên đã khiến cá ở sông, hồ gần đó bị chết. Ngoài ra, khu chế biến này bẩn và bốc mùi đến độ các cơ quan chức năng chỉ có thể đứng trong đó vài phút trước khi chạy ra ngoài.
Dù vậy, lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động này khiến những kẻ buôn lậu bị “mờ mắt”. Chỉ phải bỏ ra khoảng 5000 nhân dân tệ để mua 1 tấn chân gà, sau khi sơ chế, đóng gói chúng có thể bán được với giá gấp 4 lần. Các sản phẩm này thường được bán cho các nhà hàng nhỏ và quán thịt nướng ven đường tại Trung Quốc.
Trong vòng 12 tháng qua, cơ quan chức năng tại thành phố biên giới Fangchenggang đã truy bắt 7 vụ buôn lậu chân gà tương tự, tịch thu khối lượng sản phẩm trị giá khoảng 20 triệu nhân dân tệ (3,2 triệu USD).
Theo Tân Hoa Xã, lượng chân gà và các bộ phận cơ thể động vật khác nhập khẩu vào Trung Quốc là vô cùng lớn, trong đó có sản phẩm từ nhiều nước như Mỹ và Anh. Do tại Trung Quốc những bộ phận cơ thể động vật này rất được ưa thích, trong khi tại những nước khác chúng chỉ được xem là rác thải.
Một số giao dịch là hợp pháp nhưng phần nhiều là bất hợp pháp, và được các tay buôn lậu giấu lẫn vào các sản phẩm đông lạnh khác, hoặc giấu trong gỗ được nhập vào nước này.
Chân gà không phải mặt hàng duy nhất được nhập lậu vào Trung Quốc. Các mặt hàng khác như bàn chân gấu cũng đang tăng mạnh, bài báo khẳng định. Trong năm ngoái 141 bàn chân gấu đã bị tịch thu trong một đợt truy quét, người đứng đầu cơ quan kiểm lâm tỉnh Quảng Tây Luo Weidong khẳng định.
Các bàn chân gấu này khi đó đã thối rữa, bốc mùi. Bất chấp điều này, các nhà hàng vẫn chế biến chúng theo cách giúp làm mất mùi này và bán thu lời bất chính.
Trong một vụ việc tương tự, hồi tháng 5 vừa qua, 2 người Nga đã bị bắt giữ tại vùng Nội Mông khi đang chuyển lậu 213 bàn chân gấu vào Trung Quốc, trị giá 2,8 triệu nhân dân tệ

Thanh Tùng
http://dantri.com.vn/su-kien/trung-q...2066.htm:(Theo Thượng Hải nhật báo

Trung Quốc dùng chân gà hết hạn từ năm 1967

Cảnh sát khu tự trị Quảng Tây vừa phát hiện gần 20 tấn thịt quá hạn sử dụng, trong đó có một lượng lớn chân gà có tuổi thọ nửa thế kỷ.

Đây là một phần trong chiến dịch truy quét được tiến hành từ tháng 5 của cảnh sát Trung Quốc, nhằm vào các cơ sở chuyên cung cấp và chế biến các loại thực phẩm sai tiêu chuẩn.
20 tấn thịt này được lưu hành trong một mạng lưới ngầm chuyên cung cấp chân gà, lòng bò và thịt lợn kém chất lượng ở khu tự trị Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Kho chân gà nói trên được xác định là đã hết hạn sử dụng từ năm 1967, tức là gần nửa thế kỷ qua.
Chân gà là một trong những món ăn khoái khẩu của người dân Trung Quốc.
Li Jianmin, giám đốc an ninh địa phương, nói trong cuộc phỏng vấn với Xinhua rằng số chân gà này được xử lý bằng hóa chất để "diệt vi khuẩn, kéo dài tuổi thọ", đồng thời khiến chúng "trông trắng và to hơn".
Theo SCMP, mỗi tấn chân gà quá hạn thường đem lại những kẻ buôn lậu 16.000 nhân dân tệ (khoảng 2.607 USD).
Chân gà quá hạn ở Quảng Tây đã trở thành một biểu tượng mới của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Trung Quốc. Hồi tháng 5, dư luận thế giới ngỡ ngàng khi cảnh sát nước này thông báo họ vừa triệt phá một đường dây chế biến và bán thịt bò giả, bằng cách trộn thịt cáo, thịt chuột và hóa chất.
Chuỗi bê bối không hề có dấu hiệu ngừng lại. Tuần trước, đầu bếp tại hai nhà hàng có tiếng ở Thượng Hải bị bắt vì bị cáo buộc sử dụng thuốc phiện như một gia vị trong các món ăn, để gây nghiện cho các khách hàng.
Theo VnExpress

Chân gà 40 năm tuổi được "phù phép" bằng hóa chất độc hại

Dân mạng TQ 'bốc hỏa' với chân gà quá hạn... 40 năm

Thứ Năm, ngày 11/07/2013 08:46 AM (GMT+7) Vụ bê bối liên quan tới kho thực phẩm bẩn quy mô lớn, trong đó có những chân gà được bảo quản từ năm 1967 đang gây xáo động mạnh mẽ trong cộng đồng mạng và cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.
Công an thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vừa công bố phát hiện một kho chứa khoảng hơn 20 tấn thực phẩm được tuồn vào Trung Quốc dưới dạng đông lạnh, trong đó có những chân gà được bảo quản hàng chục năm, thậm chí từ năm 1967.
Chân gà hay fengzhao là thực phẩm rất phổ biến ở Trung Quốc, thường được người dân uống với bia. Thông tin này đã gây sốc cho người dân và cộng đồng mạng Trung Quốc. Hàng loạt lời phản đối việc làm này đã xuất hiện trên trang Sina Weibo, và được “forward” tới hơn 60.000 lần. Cư dân mạng cũng đồng thời nghĩ ra một thuật ngữ mới - jiangshi fengzhao – có nghĩa chân gà phù phép – để thể hiện sự tức giận của mình trước thông tin về lô hàng trên.
Dân mạng TQ 'bốc hỏa' với chân gà quá hạn... 40 năm - 1
Chân gà bẩn ở Trung Quốc.
Quay trở lại vụ việc, nguồn tin cho biết, phần lớn chân gà trên được nhậu khẩu bất hợp pháp từ nước ngoài vào các thành phố biên giới của tỉnh Nam Ninh, chẳng hạn Fangchenggang, Li Jianmin giới chức tỉnh này cho biết. “Một số kẻ buôn lậu sẽ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh chưa được kiểm soát, chẳng hạn chân gà, và tuồn chúng vào các quầy thực phẩm ở địa phương trước khi đưa chúng đi khắp nơi để tiêu thụ trên toàn Trung Quốc”, Li nói.
Li cho biết thêm, các thực phẩm nhập lậu này chứa rất nhiều máu và virus. Những kẻ nhập khẩu thường sử dụng chất hydrogen peroxide - chất bị cấm sử dụng – để làm tăng trọng lượng chân gà, và làm chúng trở nên tươi tỉnh, hấp dẫn hơn.
Giới chức kiểm dịch ở Nam Ninh cho biết, các căn bệnh, chẳng hạn cúm H7N9, có thể bị lây truyền qua những lô thực phẩm bẩn này bởi virus có thể sống trong môi trường nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
Nguồn tin cho biết thêm, kể từ năm 2012, cảnh sát Fangchenggang cùng nhiều thành phố khác ở Nam Ninh đã siết chặt việc kiểm soát và kiểm tra các thực phẩm nhập khẩu nhằm hạn chế vấn nạn này. Thực phẩm bất hợp pháp sẽ bị tiêu hủy hay gửi trả lại cơ sở xuất khẩu phù hợp với luật pháp hiện hành.
Liu Xiaoling, Giáo sư khoa công nghiệp nhẹ và thực phẩm tại Đại học Guangxi cho biết, vụ việc này dấy lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng thực phẩm tại Trung Quốc. Bà nói thêm rằng, Chính phủ nên có các biện pháp mạnh mẽ hơn để tránh các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. “Trung Quốc có các luật và quy định trong ngành công nghiệp thực phẩm, nhưng chúng cần được cải tiến”, bà Liu Xiaoling nhận định.
Chân gà không phải mặt hàng duy nhất được nhập lậu vào Trung Quốc. Các mặt hàng khác như bàn chân gấu cũng đang tăng mạnh. Năm ngoái, hàng trăm bàn chân gấu đã bị tịch thu trong một đợt truy quét, người đứng đầu cơ quan kiểm lâm tỉnh Quảng Tây Luo Weidong khẳng định.
Hồng Anh (T.H) (Khampha.vn)