9 thg 10, 2013

QuêChoa: Bờ Hồ 5 giờ sáng

honngv: Mình thích giọng văn, nghệ thuật miêu tả này của Nguyễn Quang Lập. Nên biết mọi người đều đọc được bài này trên Quê Choa song mình vẫn muốn bết về đây cho... tiện.

Xưa mình ở Lò Sũ, rất gần Bờ Hồ, trừ khi mưa to gió lớn, mỗi buổi sáng đúng năm giờ lại chạy ba vòng quanh hồ.

 Đúng giờ ấy, những tên đạo chích, những ả ăn sương, những kẻ thất lỡ vận lặng lẽ rút khỏi những chiếc ghế đá, nhường chỗ cho khoảng một hai ngàn người vào mùa hạ, năm bảy trăm người vào mùa đông, tràn ra Bờ Hồ vươn vai hít thở, văn vẹo uốn éo, chạy nhảy đấm bóp… Bờ Hồ bừng thức,  sống động lạ thường.

Vòng quanh một ngàn bảy trăm mét Bờ Hồ có ba lớp. Ngoài cùng là lớp chạy, ở giữa là lớp đi, trong cùng là lớp thể dục, võ thuật, cầu lông và tán gẫu.

Hai Hoang Van: Đừng để khi quá muộn như ông Lê Đức Thọ

Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre*, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.

NTZung: Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình

Cách đây 10 năm, vào mùa xuân năm 2003, tôi có sang Mỹ 1 tháng theo lời mời của một đồng nghiệp. Trên đường bay, tôi tình cờ ngồi cạnh và nói chuyện với một ông người Mỹ. Ông ta có nói một câu làm tôi không thể quên, đó là “Vietnam won the war, but lost the peace”. Tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời làm tôi lại nhớ lại câu nói đó. Có lẽ bởi vì nó cũng ứng vào đại tướng: chiến thắng lừng lẫy trong chiến tranh, nhưng thua cay đắng trong hoà bình.

HMT: Người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử

                                                                              Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

... giáo sư Nguyễn Đình Chú kéo tôi lại, nói nhỏ:
            - Hôm qua hội 翹學 “Kiều học” bọn mình vừa đến 30 Hoàng Diệu kính viếng Đại tướng. Người đến viếng đông hơn sức tưởng tượng. Ông biết mình đã ghi vào sổ tang thế nào không?
            - Dạ - Tôi không dám trả lời mà chú ý lắng nghe.
           - Tất nhiên ngoài cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, lúc ấy tôi chợt nghĩ đến những biến cố lịch sử của đất nước, như Cải cách ruộng đất; Nhân văn giai phẩm; Chiến dịch Mậu thân 1968; Thành cổ Quảng Trị 1972, Cải tạo tư sản ở miền Nam, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, phá nhà Quốc Hội, khai thác Bôxite ở Tây Nguyên v v…, những sự kiện mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (武元甲大將) không được trực tiếp tham gia, hoặc bị vô hiệu hoá, hoặc có ý kiến không đồng tình... Tôi có viết một câu thế này: “ … Trong những công lao vĩ đại của Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này: Ông là người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử”.
            Tôi chắp hai tay lạy vị  giáo sư, hậu duệ của Đại công thần triều Lê, Nguyễn Xí , một nhà Hán học uyên thâm và mẫn tuệ bất chấp tuổi tám mươi.
                                                                           
Trích từ "Chữ Nhẫn hay chữ Nhân" của Hoàng Minh Tường
         Hà Nội, 9/10/2013
              HMT  

EVN làm ăn bố láo

honngv: Từ lâu người dân đã biết sự mập mờ trong cung cách làm ăn, hạch toán giá điện. Nay có kết quả của thanh tra chính phủ (chắc mới công khai 1 fần) tại đây và tại đây đã chứng minh cho điều đó.

Vấn đề là ai cho fép họ làm ăn nhập nhằng như vậy từ bấy lâu nay và cứ tăng giá điện, thít ngày càng chặt vào cổ dân khốn khó ???
Bài mới tại đây

VõDậu: Suy ngẫm trong những ngày quốc tang

Võ Dậu 
Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ Vũ (Võ) xưa nay không có ai lên làm vua, mặc dù Trí, Dũng, Liêm, Trung, đủ cả. Âu cũng là trời định. Người họ Võ (Vũ) làm quan cao nhất chỉ tới hàng tể tướng. Suy cho cùng thì Võ đại tướng của chúng ta là một vị “công thần khai quốc”, một trong “tứ trụ”(Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp), là người tổng chỉ huy đầu tiên của lực lượng vũ trang nước Việt Nam cộng sản, cũng chỉ là công cụ của đảng cầm quyền.