29 thg 10, 2012

10 điều thích của người cao tuổi

10 điều thích (nguyện vọng) của người cao tuổi

Một thích:tài khoản đủ tiền
Khi gặp hiếu hỷ khỏi phiền cháu con
Hai thích: được bát canh ngon
Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu
Ba thích: con cháu rể dâu
Gia phong giữ nếp, hàng đầu hiếu trung
Bốn thích: Thỏa mãn riêng chung
Ăn riêng nhưng lại ở cùng cháu con
Năm thích: hàng xóm vuông tròn
Đói no sướng khổ, mất còn có nhau
Sáu thích: sống thọ chết mau
Ốm lâu con khổ lại đau thân mình
Bảy thích: xã hội gia đình
Cờ bạc, ma túy, thực tình tránh xa
Tám thích: mồ mả ông cha
Xây cất, tôn tạo ít ra bằng người
Chín thích: đầy ắp tiếng cười
Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày
Mười thích: phút chót trời đày
Tùy tiền biện lễ chớ vay mượn nhiều

Tuổi già mong ước bấy nhiêu
Thực tế có được bao nhiêu thì tùy
Sống vui, sống khỏe không bì
Nam Tào có lệnh ra đi nhẹ nhàng.

HT st

Khác biệt giữa Hà Nội & Sài Gòn


Thư giãn - Nhặt trên Nét

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
---
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
---
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua tám ngàn
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
---
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại cho cả thế giới biết bạn là ai
---
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist (người tiếp khách) cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
---
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
---
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
---
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
---
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
---
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
---
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
---
Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc dĩa (tính tiền 2 dĩa)
---
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!”
---
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
---
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ” thì khỏi cần "Vâng”
---
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!”
---
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
---
Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn”
---
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
---
Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
---
Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
---
Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
---
Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
---
Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
---
Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
---
Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa
---
Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
---
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
---
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
---
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
---
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
---
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
---
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
---
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại "Bỏ mẹ nó đi, cần đ... gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
---
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
----
Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm
---
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
---
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
---
SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán
---
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
---
Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế (số ghế đàng hoàng) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngồi xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
---
Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
---
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.
---
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
---
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
---
Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
---
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
---
Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
---
Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
---
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
---
Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
---
Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
---
Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông, sắp có bão ah
---
Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét
---
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
---
Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
---
Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống, hồn ai nấy giử
---
Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu
---
Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
---
Khác biệt lớn nhất: con lợn & con ... heo
Con lợn sinh ở bắc, con heo sinh ở nam, con lợn ăn ngô còn con heo ăn bắp, da con lợn làm được bánh đa lươn còn con heo thì ko. Cuối cùng là con lợn đóng phim hiệp sĩ lợn còn con heo đóng phim con heo thôi.

Làng tôi - 4

Gõ đại bởi honngv, 10/2012



Hơn 7 tuổi (1957-1958) bố mẹ mới cho tôi đi học vì tôi bé như con chim chích. Tôi fải học hơn 1 năm lớp Vỡ lòng rồi mới lên lớp 1. Người thầy đầu tiên dạy tôi biết chữ là người ngay trong làng tôi mà tôi gọi là chú theo tình nghĩa hàng xóm láng giềng. Ông dạy học từ thời Pháp thuộc. Nay ông đã già yếu. Về gặp ông nhúc nhắc cùng chiếc gậy tre trên con đường làng, nhắc lại thời dạy học thẫm tình người ấy ông vẫn rưng rưng giọt nước mắt già nua.

Những con chữ đầu tiên ông dạy chúng tôi: “O tròn như quả trứng gà / Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu”. Chúng tôi vừa nhận mặt con chữ vừa tập viết. Ban đầu thì tô theo nét chì của ông, sau tự viết. Tôi thường được ông giao cho việc ‘bắt tay’ giúp những đứa viết xấu hoặc chưa biết viết. Ngày ấy lớp Vỡ lòng chỉ có học viết. Đứa nào viết còn nghệch ngoạc thường bị bắt giơ ngửa lòng bàn tay ra để lĩnh đủ vài nhát thước và tất nhiên chưa được lên lớp 1. (Cứ theo chuẩn này bọn con tôi dù giờ đã tốt nghiệp đại học cũng chưa chắc được học lớp 1 thời ấy).

Năm 1964, tôi đang học cấp II, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc. Hàng hóa cực kỳ khan hiếm đến độ kg có vải để may quần áo. Chúng tôi đi học mặc quần nâu áo vá là bình thường. Còn nhớ giấy không có mà viết, chúng tôi fải nhặt giấy cũ, đem ngâm vôi cho bạc vết mực, fơi khô, viết tạm. Thầy cô chấm bài đến mờ mắt vì giấy, chữ nhòe, nhưng vô cùng thương học sinh. Năm ấy cũng là năm các cơ quan cấp huyện sơ tán về làng tôi. (Không ngờ dính đến ‘số kiếp’ tôi sau này). Rồi đến dân Hải Phòng trong đó có các bạn học sinh cũng sơ tán về làng tôi, xã tôi.

Những trận bom Mỹ thả xuống cầu Phú Lương, đặc biệt cầu Lai Vu làm rung chuyển cả làng tôi, vì làng chả cách cầu Lai Vu là mấy. Một tối, 1 ‘chú’ fi công Mỹ chắc ‘buồn ngủ’, sau cú bổ nhào xuống ném bom cầu Lai Vu, lượn sát sạt qua làng tôi và quăng nốt số bom còn lại để bay ra biển (hướng Hải Phòng) cho nhẹ. Có người bảo do tối đó diễn ra cuộc họp của cán bộ huyện tại trường cấp II, có gián điệp báo với Mỹ. Rõ là quan trọng hóa cho ‘thêm fần long trọng’. Thế là làng tôi xơi trọn 1 vệt bom dài khoảng 500 mét, như vệt bom B52, kể từ trường cấp II xã. Ngôi trường tôi đang học bay gần hết. Gia đình ông L không còn người nào, không tìm được xác. Nhà và vườn của ông biến thành 1 hố bom sâu to hơn Giếng Chùa Sơn. Cả làng, cả xã thức trắng đêm tìm kiếm cứu người. Ai cũng nói ‘chú’ fi công Mỹ ấn nút bom sớm hơn cỡ 1 giây thôi thì hôm nay tôi chả còn ngồi gõ thế này. Hú vía!

Việc làm ăn trong HTX chẳng đâu vào đâu, điển hình cho câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc”. Dân cơ cực hơn, nghèo hơn. Họ xoay ra làm nghề fụ. Một vài nhà trong làng sắm vó bè đặt dọc bờ con sông nhỏ có tên mỹ miều: ‘sông Quỳnh Khê’. Ông chú tôi cũng sắm 1 cái. Nhiều đêm thức trắng kéo vó bằng 1 sợi chão to gần bằng cổ tay, fồng rộp hết 2 bàn tay mà sáng ra chỉ được ít cá vụn. Ông còn kiêm luôn nghề đóng gạch (thủ công) và tất nhiên tôi trở thành thợ giáo đất và đóng gạch thành thần với cái lưng đau nhức sau mỗi ngày làm việc.

Cùng lúc ấy, không hiểu ai làm đầu tiên, âu cũng là do ‘cái khó ló cái khôn’, bọn trẻ chúng tôi bắt chước nhau làm 1 công việc thú vị nhưng không kém fần vất vả: cất vó tôm. Những chiếc vó làm bằng vải màn cũ, hình vuông, khâu rường mỗi chiều khoảng 5-60 fân. Bốn góc được cột chặt vào bốn đầu cùng của hai thanh tre buộc vuông góc nhau tạo thành chiếc vó. Tôm đi ăn đêm nên fải cất vó ban đêm. Cứ chiều đi học hay làm đồng về, luộc vội ít bánh khoai lang khô, rang ít cám thơm làm mồi, mỗi thằng vác khoảng 2 chục chiếc vó đi rải dọc bờ sông, mỗi cái cánh nhau vài đến hơn 10 mét. Phải đi xa mới nhiều tôm, nơi xa nhất gọi là Đồng Diềng cách làng khoảng 3 cây số. Đêm tối đen như mực. Xa xa những đốm sáng lập lòe như ma chơi. Tay xách ngọn đèn dầu làm bằng chai thủy tinh đã cắt bỏ fần cổ, lò dò ì oặc men theo bờ sông. Nhiều lần bị thụt hố ướt bẩn hết cả. Cứ nghỉ khoảng 5 đến 15 fút lại đi cất hết 1 lượt 20 chiếc vó. Tôm thu được trút vào ‘vịt’. Vịt được đan bằng tre giống hình con vịt, 2 bên cánh buộc 2 ống tre rỗng để thả nửa nổi nửa chìm trên sông cho tôm sống. Có lúc ngồi ngủ quên, tôm ăn hết cả mồi cám. Thường đến 2, 3 giờ sáng hôm sau mới thu vó để về. Trên đường về, đứa nào cũng giành đi trước. Tôi thấp bé nhẹ cân, đống vó ngấm nước nặng nên hay bị đùn xuống đi sau cùng cái đoàn quân ‘thắng trận trở về’ ấy. Nhiều lần qua bãi tha ma bất thình lình tóc gáy dựng ngược, tim đập thình thịch, vã hết mồ hôi. Sợ vãi linh hồn.

Thích nhất là đêm nào được cất vó tôm cùng em Quyên. Em là em gái cô giáo dậy tôi môn văn, người Hải Phòng, sơ tán về trọ cách nhà tôi 1 mảnh vườn, lại như chung ngõ. Em đang thời fổng fao nhưng duyên dáng trong cái vỏ nhỏ nhắn, tròn lẳn, trắng trẻo đến độ tinh khiết như dễ vỡ. Đôi má căng hồng rõ mịn, nhìn đã thấy thơm. 2 con mắt đen láy, những khi lúng liếng như bắn đạn vào tim người đối diện. Nói năng nhẹ nhàng như gió thoảng, vâng vâng dạ dạ, rõ là con nhà gia giáo. Quần áo so với bọn quê mùa chúng tôi thì như công chúa trong truyện cổ tích. Tôi và 1 thằng bạn lớn tuổi nhất trong bọn luôn tranh giành nhau, mặc dù còn bé. Nhưng tôi học giỏi hơn hắn lại hót bùi tai hơn nên em hay chơi với tôi. Rủ em đêm cùng đi cất vó tôm, em chần chừ, suy nghĩ 1 hồi rồi đồng ý. Những lần ấy em cầm đèn đi trước soi đường, tôi đi sau. Vài lần bảo em kỹ thuật cất vó sao không gây động, tôm chưa kịp nhảy ra khỏi vó. Tay nâng tay và nâng cần vó, mũi hít hít mùi tóc mùi áo em át mùi tanh của tôm rêu. Lãng mạn hơn cóc ghẻ. Rồi em cũng thạo, tự mình làm được. Cất vó tôm là tiếp xúc trực tiếp với sông với nước, lại đêm tối mịt mù, nên chuyện biết bơi là bắt buộc. Em người thành fố, có lẽ chưa xuống nước bao giờ. Thành thử đương nhiên tôi kiêm cả ‘huấn luận viên bơi lội’. Khốn khổ cho cái thân tôi trong những lần dậy em bơi em lặn. Em, vô tư, con nít. Tôi, cũng con nít nhưng chẳng chịu vô tư. Thật chẳng khác Trời đầy! Vậy nên chuyện 2 đứa chỉ trên trời dưới đất, nhiều lúc chẳng ăn nhập gì. Nhưng em vui, em sướng, em hát suốt. Đi bên em nghe rõ mùi thơm từ mái tóc, quần áo, da thịt, lòng như lửa đốt mà chẳng biết fải làm sao. Hồi đầu năm (2012), họp đồng hương cấp III Kim Thành tại Hà Nội, em đến. Tôi hỏi sao ngày ấy dám đi cất vó đêm với anh. Em nói vì tinh nghịch mà thôi. Mất điện luôn. Rõ chán!

Vào năm 1967, 1968 gì đó, quê tôi bị 1 trận lụt lớn. Nước ngập ngang tường nhà. Vì là tường đất nên đa số các nhà bị đổ. Cây cối ngả nghiêng úa héo chết dần. Cả làng tôi chỉ còn cái nền nhà trường cấp II, rộng bằng sân bóng mini bây giờ là nhô lên mặt nước. Người, trâu, lợn, gà cả làng chen chúc nhau trên đó. Tất nhiên trong đó có bọn tôi và không thể không có em tôi, em Quyên ấy. Bọn tôi nghỉ học, chặt chuối, ghép thành những cái bè, chở mọi thứ ra tập kết trên nền trường. Sau đó ngày đêm chèo về làng bất cứ lúc nào, đến từng nhà nắm tình hình để ra báo cho gia chủ. Tôi lại rủ em đi bè cùng vì em đã biết bơi. Trong những ngày này chính em là người dạy tôi hát bài “Bài ca 5 tấn” của NS Nguyễn Văn Tý – bài hát vừa mới ra lò rất fổ biến và fù hợp lúc bấy giờ. Trên bè chuối, dập dình theo sóng, giữa biển nước mênh mông, hoàng hôn bao fủ, chỉ có 2 đứa. Cứ từng câu em hát trước, tôi rống sau. Mắt tôi nhìn nơi đâu, đầu tôi nghĩ cái gì, tiếng em hát như vọng như vang từ xa xăm đến làm sao tôi thuộc được. Em ngây thơ, chả biết, chả hiểu cho tôi thành thử cứ ra sức gào, ra sức dạy… Đầu năm vừa rồi gặp vẫn hỏi em còn nhớ cái ngày dậy anh ‘Bài ca 5 tấn’ không? Em nói nhớ chứ, nhớ chứ, quên sao được, lại còn thêm, sao ngày ấy anh ‘dốt’ thế? Nói giờ anh vẫn còn dốt, hôm nào dạy lại anh nhé. Cười.

Em được cái hay: viêc gì cũng làm, cũng bắt chước, lại quá ngây thơ. Tôi cầm tay dậy em đánh chuyền (là trò chơi của con gái ở thôn quê), bắt em theo ra sông lặn mò rong, đánh dậm, hôi cá dưới ao bùn ngập đến tận háng... Buồn cười, con gái cành vàng lá ngọc, sinh ra và lớn lên ở thành phố, người lại mảnh khảnh, dễ gẫy nên làm gì cũng chả bằng tôi làm cố. Nhưng tôi cố tình rủ em làm mọi việc. Thế mà da em vẫn trắng, má em vẫn hồng, môi em vẫn mọng vẫn thắm. Thế mới tài!

Khuc Hat Song Que

Trở về dòng sông tuổi thơ - Mỹ Linh