10 thg 6, 2012

"Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc"

Trích bài của Giáo sư Tương Lai:

BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN "DOANH NHÂN SÀI GÒN CUỐI TUẦN" SỐ 458, THỨ SÁU 8.6.1012. VIETNAMNET ĐƯA LẠI NGÀY 9.6.2012 THEO BẢN DNSGCT ĐÃ ĐĂNG...

Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông chính xác là góc nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học - văn hóa, góp phần tích cực cho sự phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp?

Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, nếu ai cũng ra đi , rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi thấy không ổn. Còn tôi, cũng chỉ là một người bình thường. Nhưng dù sao tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, lại là một đảng viên. Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi,vì đây cũng là xương máu của tôi . Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn Đảng để làm trong sách cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó.  Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói trong Di Chúc " động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân"  tham gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Cho nên, việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận đặc biệt là trên trận địa văn hóa . Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị.

Như vậy, phải hiểu ông là một người phê phán quyết liệt nhưng lạc quan?

Con đường tôi chọn không là một trí thức ngậm miệng ăn tiền. Không bi quan chán nản mà lạc quan. Lạc quan vì tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tiến hóa là một quá trình phát triển không phải theo tuyến tính tuần tự như tiến mà là phi tuyến tính với những bước hợp trội tạo ra những đột biến. Tôi nhớ tại một Hội thảo về truyền thống và hiện đại, môt học giả Pháp , ông Edua De Penguilly nói với chúng tôi :" Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Cùng tắc biến, biến tắc thông là quy luật chung rồi, và sức sống kỳ diệu của dân tộc đã thể hiện rõ quy luật đó. Sức sống ấy thể hiện rất rõ ở lớp trẻ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt của họ trong những dịp họ biểu hiện chính kiến và tình yêu nước khi Tổ quốc bị xâm phạm. Trong ánh mắt ấy tôi thấy và tin vào sức sống không gì dập tắt được của dân tộc mình. Tôi nhớ là Ph Angghen có nói một ý mà tôi đã nhiều lần dẫn ra trong các bài viết đã đăng báo : mẫu hình của một xã hội mới như thế nào sẽ do lớp trẻ xây dựng nên theo khuôn mẫu mà họ cần. Nguyên văn là thế này : xã ội ấy“sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ lớn lên...Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”.

Ông có cho rằng những ý kiến của mình đã có kết quả và chí ít cũng giành được thắng lợi nào đó?

Chiến thắng ư? Cũng khó nói đã được những gì, nhưng chí ít là những điều tôi suy ngẫm để viết ra là trung thực. trung thực với mình, trung thức với đất nước và nhân dân mình. Tôi hiểu vì lẽ gì mà phải làm như thế, và tôi tự thấy không xấu hổ với lương tâm. Còn hiệu quả đến đâu thì có lẽ cuộc đời sẽ nghiệm thu và phê phán.

Có cuộc tranh cãi thế nào là trí thức chẳng đi đến phân định. Theo giáo sư, ông nghĩ thế nào về vấn đề đó?

Định nghĩa thì nhiều lắm. Nhiều định nghĩa hay, có lý cả, dẫn ra không hết. Nhưng tôi quan niệm rõ ràng trí thức là một tầng lớp tinh hoa của xã hội. Ai cũng biết những tên tuổi như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường ,Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Đào Duy Anh, rồi ngay cả Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… - một lớp người tiếp nhận được ánh sáng của nền văn hóa Pháp vượt ra khỏi ý đồ thực dân của nhà trường do Pháp dựng lên. Vậy trí thức, họ là ai? Tôi thích ý của Jean Paul Sartre: “trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ, (s’occupe de ce qui ne le regarde pas). Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh... Tại sao họ lại xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ vậy, tại vì họ cho đó chính là chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức . Ở đây ý tưởng của nhà triết học Pháp thế kỷ XX bắt găp ý của Nguyễn Công Trứ trong Luận về chữ sĩ" có câu: Vũ trụ chi gian giai phận sự. Xem việc trong trời đất là bổn phận phải làm. Phải có danh gì với núi sông như ông nói cũng theo nghĩa này.....
..............

Những bài viết của ông luôn cập nhật tình hình. Ông có còn lăn lộn đi thực tế nhiều để nghiên cứu như trước nữa?
Sau khi lên bàn mổ, sức làm việc của tôi chỉ còn một phần ba. Không đi đâu vì hai lẽ. Thứ nhất là không ngồi lâu được. Cũng không dự hội thảo, vì trong mười cuộc thì đến chín cuộc là vô bổ. Lẽ thứ hai, vợ tôi yếu, không thể ở nhà một mình. Tôi ở nhà đọc, viết. Tôi nghĩ rằng đây là cacch tiếp tục tự học. Nói tiếp tục vì, nếu tôi có được chút ít tri thức và bản lĩnh nghiên cứu là do tôi suốt đời tự học. Hằng ngày tôi truy cập thông tin trên báo viết báo mạng, lề trái, lề phải để cập nhật tình hình. Thay vì đọc một mình, tôi lưu giữ  trong một tệp tin, chọn lọc để hình thành mục  ĐIỂM TIN MẤY NGÀY QUA để gửi cho một số bạn bè ít có điều kiện truy cập thông tin hoặc không thông thạo máy tính để cùng đọc với tôi. Bản đỉm tin này tôi gửi tuần 2 lần vào thư Năm và Chủ nhật. Làm chuyên này vì tôi hiểu thông tin là một nguồn lực quan trọng bổ sung sức sống cho bộ óc con người. Không có thông tin, chúng ta chỉ còn là "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" . Thà đánh lên chỉ một que diêm rồi có thể gió thổi tắt còn hơn nép mình trong bóng tối.
........................

Sáu Hồi

Mệnh trời đã định sẵn rồi
Đời người ai cũng sáu hồi phải theo:
Hồi thơ ấu vốn trong veo
Vô tư thánh thiện với nhiều mộng mơ.
Hồi hộp sao, thuở đợi chờ
Đắm say, khờ dại ngu ngơ tình đầu.
Nổi chìm bao cuộc bể dâu
Xế chiều tìm lại bắt đầu hồi xuân
Thích giao lưu bạn xa gần
Trẻ trung như tuổi thanh xuân hồi nào.
Dòng đời mải miết trôi mau
Thời gian nhuộm tóc trên đầu bạc phơ
Ngồi buồn Hồi tưởng ngày xưa
Thời oanh liệt ấy bây giờ còn đâu!
Tuổi già đang ập theo sau
Măt mờ chân chậm cái đầu hay quên.
Hồi sức cấp cứu liên miên
Gân mòn gối mỏi khắp miền trần gian.
Ước gì đi thật nhẹ nhàng
Theo Hồi trống giục thênh thang đất trời
Ước gì trong kiếp luân hồi
Cho ta quay lại như hồi ngày xưa.

HT st

Bài thơ để lại

Ai ngờ rằng rụt rè, khiêm tốn như Đoàn cũng có lúc 'nổi hứng' làm thơ (có fải vì yêu!). Mình xin trích ra đây Nhận xét của cháu Tân Hoa về bài đăng "Trích thư của Ng Dũng gửi":

.... Bố cháu còn làm thơ đấy ạ, đúng năm trước giờ cháu thi ĐH môn văn, bố cháu khi tiếp mực cho cháu mới tiết lộ ngày trước bố cũng làm thơ, đọc lên mấy bác ko tin, bảo ông này chắc đi chép. Cháu viết tặng các bác nhé, thơ tình hẳn hoi:

Đợi
Ta nghe một tiếng động bên thềm,
Ta ngỡ ngàng hình như tiếng em.
Ta ra cửa tưởng em ngoài hiên đợi,
Nhưng không, chỉ có gió lay rèm.

:D Chúc các bác có ngày cuối tuần vui vẻ!
(Tiêu đề bài thơ do mình đặt)

Thân gửi bạn Nguyễn Dũng BBT- CCB ĐHBK Hà Nội


Ngày 06/6/2012 Tất Nam đăng bài tổng hợp CCB - MTK14, trong đó phần thông tin của 3 CCB:
Đặng Ngọc Định, Trần Nguyên Bá và Lê Ngọc Hợt tôi đã copy mail của ba bạn gửi cho Nguyễn Dũng, lượng thông tin đó tôi tuyệt đối không thay đổi một chút nào, Dũng cứ lấy thông tin đó làm dữ liệu đăng nhập hồ sơ.
Dũng ạ! Như vậy K14 có 6 lớp , hiện tại mới chỉ có 2 lớp MT và BD đăng danh sách CCB còn 4 lớp nữa là: DTƯD, VLĐT, KTA, KTB chưa đăng ký. Nguyễn Dũng hãy nhờ Lương Đại Dũng (điện thoại Nam đã gửi cho Nguyễn Dũng) và Hoàng Trinh (thành viên Blog K14) làm hộ.
Chúc Nguyễn Dũng cùng ban biên tập đạt kết quả tốt theo đúng tiến độ.
                                                           Nguyễn Tất Nam lớp MTK14