11 thg 4, 2013

Trung Quốc là nham hiểm ở mọi thời đại và với tất thảy nhân loại

TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ năm, 11 tháng 4, 2013

Trang Wikileaks lại vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam vào giai đoạn 1973-1976.

Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung - Mỹ
BBC Tiếng Việt trích lược một số phần năm 1973 về quan hệ Trung – Mỹ vốn được thúc đẩy sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc năm 1972.
Một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi ngày 29/6/1973 gửi tới sứ bộ của Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh với Hà Nội.
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc' khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.

Hòa hoãn Mỹ - Trung

Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.
“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.

Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ 'quân dân Việt Nam chống Mỹ'
“Bắc Kinh nhấn mạnh bằng mọi cách rằng ‘Mọi thứ đều vì hòa bình’ tại Đông Dương đã đạt tới chỗ mà quyền lợi của Bắc Kinh và Hà Nội xem ra tách xa nhau (divergent) một cách nghiêm trọng.”
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
"Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại."
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”

Vì quyền lợi riêng

Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.
Bản điện tín viết:
"Sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước"
Điện tín ngoại giao Hoa Kỳ
“Trong khi không bỏ mục tiêu chiếm miền Nam, Hà Nội như cũng sửa lịch trình đó khá nhiều, nhấn mạnh tới các hoạt động chính trị thay vì các hành động quân sự một cách đầy kịch tính,”
"Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.
BBC sẽ tiếp tục khai thác các nội dung từ điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề chính trị khu vực Đông Nam Á trong các bài tới. Mời quý vị xem lại chuyên đề Bấm Hòa đàm Paris 1973.

Dặn con

Mafiovi
10:02 Ngày 11 tháng 4 năm 2013

Ta để lại vài cánh rừng dập nát
chẳng đủ đâu con, ngăn nứơc lũ đổ về
hãy cố gắng mà dựng lều cao nữa
phòng khi đêm về, mưa đổ xuống, con nghe

Ta để lại những dòng sông đặc quánh
chẳng phải phù sa! chất độc: đỏ, xanh, vàng
muôn loài cá chỉ còn trong tủ sách
chớ đến gần sông để phải chết vội vàng

Ta để lại món nợ người tứ xứ
Vài chục tỷ đô, đã đến hạn lâu rồi
Than đã hết, mỏ dầu cũng hết
cố chắt chiu mà trả hết con ơi!

Ta để lại dăm mảnh vườn cằn cỗi
sức đất hết rồi, gieo chi được nữa đây?
cố mà bới, mà đào, mà cấy
may ra các con đủ thoi thóp qua ngày

Ta để lại , và cuối cùng để lại
Cho các con: thói ăn cướp của Đồng bào
Thói kiêu ngạo & tâm hồn rỗng tuếch
Như rừng núi của Ông Bà
Ta phá trụi
Con ơi!

Ngang tàng
BÙI VĂN BỒNG
Thứ năm, ngày 11 tháng tư năm 2013

      Không yêu mà bảo rằng yêu
Ngang tàng đem thả cánh diều ngọn tre
      Nghe rồi lại bảo không nghe
Ngang tàng đòi nhốt tiếng ve nồi đồng
      Chơi ngông lại bảo không ngông
Ngang tàng đổ đá lấn sông xây nhà

      Ngang tàng khoe mẽ trăng hoa
Nụ hôn rao bán bày ra lề đường
      Ngang tàng tưởng được yêu thương
Nhọ nhem mặt mũi soi gương vẫn cười
      Ngang tàng nhậu nhẹt ăn chơi
Ao nhà cứ tưởng bể bơi trước đình

      Tối ngày tất bật mưu sinh
Ngang tàng khoái nổ rằng mình giàu sang
      Trên đời làm kẻ lang thang
Ngang tàng: “Nghề nghiệp giỏi giang tuyệt vời”!
      Lo toan lòng dạ rối bời
Ngang tàng lại nói rằng tôi an nhàn

      Lạ cho ở giữa nhân gian
Kẻ ngang tàng coi ngang tàng là khôn
      Người ngay ngán ngại chui luồn
Kẻ chui luồn thích đi buôn ngang tàng
       Vét cho đầy chật túi tham
Ngang tàng lại nói "chẳng màng của công”

      Đem tiền Nhà nước đổ sông
Ngang tàng vỗ ngực hết lòng vì dân
      Ăn tiêu hoang phí nợ nần
Ngang tàng hô hoán phải cần kiệm thôi
      Mang danh cống hiến cho đời
Mà ông tham nhũng ăn chơi ngang tàng

     Công minh pháp luật rõ ràng
Ngang tàng xử nhẹ quan tham mập mờ
     Người dân oan ức ngẩn ngơ
Ngang tàng xử nặng bất ngờ, kêu ai
     Ngang tàng nói: "Chẳng oan sai"!
Miệng ngang tàng đến mang tai, cười xòa....

     Ngang tàng ngồi ghé quan tòa:
"Pháp đình là chỗ quan ta  ... ngang tàng" !

Tân ca dao
Nặc danh11:56 Ngày 11 tháng 4 năm 2013

Thương + Hiền nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là …Ủy ban
Chính quyền một lũ tham Quan
Anh An Anh Đội một đoàn kéo lên
Hung hăng ầm ĩ súng, kèn
Cướp đất, bắt bớ một phen tơi bời
May chưa cụt cẳng đầu rơi
Nhà tan, chồng tội đã đời khổ chưa!
Thế lực có chức có quyền
Nông dân cần mẫn phải hèn nhớ chưa?
Đảng ta so với phép vua
Ai mà chống lại te tua có ngày
Em ơi nhớ lấy câu này…..
xxx
Tư Sang biết có nhiều Sâu
Mấy Bác cũng bị đau đầu khổ thay!
Sâu ơi ta bảo Sâu này
Sâu cướp lắm của có ngày hóa ma!
Dân lành Sâu cũng chẳng tha
Sâu đem máy xúc ủi nhà lương dân
Nông dân đức nghiệp chuyên cần
Sao Sâu thất đức, bất nhân thế này!
xxx
Bao giờ Công Lý biết oan
Bọn lợi ích nhóm, tham quan tồng ngồng
Nói ra ai chẳng đau lòng,
Toàn dân thấy nhục, vợ chồng thở than.
Cả họ Đoàn bầm gan tím ruột
Phải dằn lòng, đau quá không kêu.
Vì công lý anh Vươn liều
Lòng dân ngao ngán những điều trớ trêu.
Bác Hồ ơi Bác dạy nhiều
Nay Thạch Sanh ít, rất nhiều Lý Thông

VƯỜN PHÓ ĐOAN

Lại chuyện chết người khó hiểu

Cái chết bất thường sau khi bị bắt xe vi phạm!

(LĐO) - Thứ tư 10/04/2013 21:06
Sau khi bị CSGT thổi phạt, giữ phương tiện rồi xảy ra cãi vã, nạn nhân đi được một đoạn thì bị 2 đối tượng lạ mặt lao đến tấn công tới tấp, khiến nạn nhân thiệt mạng.
Chiều tối nay (10.4), gia đình nạn nhân Trần Văn Hiền (SN 1971, ngụ 27/23 đường Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TPHCM; bị 2 người lạ đánh chết sau khi cãi vã với CSGT vì bị tạm giữ phương tiện về hành vi “điều khiển phương tiện trong trạng thái say xỉn”) đã gọi vào đường dây nóng Báo Lao Động trình bày bức xúc về cái chết oan ức và nhiều bất thường của anh Hiền.

Ngay trong tối 10.4, PV Lao Động đã có mặt tại gia đình nạn nhân. Theo lời kể của anh Trần Văn Hậu (SN 1972, ngụ 67/92 Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, là em ruột của nạn nhân Trần Văn Hiền) và anh Ngô Quang Ý (SN 1966, ngụ 43/21 đường Bùi Quang Là, P.12, Q.Gò Vấp, là anh em rể cô cậu với nạn nhân, hai người này đi nhậu chung với anh Hiền vào chiều 9.4 và sau đó xảy ra vụ chết người): Vào khoảng 18h ngày 9.4, anh Hiền, anh Ý, anh Hậu rủ nhau đi nhậu tại quán Phương Cát trên đường Lê Trọng Tấn.

Mỗi người uống khoảng hơn 5 chai bia thì tính tiền đi về (anh Ý và anh Hậu khẳng định tại quán nhậu không gây sự gì với ai). Do ai cũng đi xe gắn máy riêng, nên phần ai đi người nấy. Lúc đó khoảng 21h đêm 9.4.

Lúc này, phía bên kia đường, đối diện quán nhậu có một chốt CSGT đang làm nhiệm vụ (theo biên bản vi phạm là CSGT- Công an quận Tân Phú, TPHCM). Khi xe của 3 người rẽ trái qua bên kia đường thì bị CSGT chặn lại kiểm tra 2 xe của anh Hiền và anh Ý, riêng xe của anh Hậu không bị bắt.

Sau khi bị chặn lại kiểm tra, anh Ý và anh Hiền bị kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào thiết bị do CSGT đưa cho. Kiểm tra nồng độ cồn xong thì xe của anh Ý và anh Hiền bị lập biên bản tạm giữ phương tiện. Sợ bị tạm giữ phương tiện nên anh Hiền có hành vi đưa tiền hối lộ cho CSGT rồi xin bỏ qua, nhưng bị lực lượng làm nhiệm vụ từ chối.

Các nhân chứng đều tường trình cặn kẽ, do uống nhiều bia, nên anh Hiền và anh Ý có cự cãi với CSGT sau khi đưa tiền không thành. Cãi nhau với CSGT khoảng 30 phút thì anh Hiền có dọa chụp hình CSGT bằng điện thoại của mình (theo thông tin anh Ý và anh Hậu cung cấp thì điện thoại của anh Hiền là loại không có chức năng chụp hình, nên chỉ dọa).

Lúc này anh Hậu về nhà thì nghe điện thoại của anh Hiền báo là bị CSGT bắt xe, nên nhờ một người tên là Bé Ba chở bằng xe máy ra hiện trường. Đến nơi thì thấy anh Ý và anh Hiền đang cãi nhau với CSGT nên bảo 2 anh này đi về, vì đã bị lập biên bản vi phạm rồi. Sau đó, cả ba lại tiếp tục cãi nhau với CSGT chừng 5 phút nữa thì đi về.

Do nhà ở quận Gò Vấp nên anh Ý kêu xe ôm gần đó để về nhà, anh Hậu được Bé Ba chở về nhà bằng xe máy của Bé Ba. Về phần anh Hiền thì kêu xe ôm gần đó chở về nhà.

Anh Hậu và anh Ý cho biết, có hai người bảo vệ của một công ty gần đó chứng kiến được vụ việc. Hai bảo vệ này kể lại rằng khi xe ôm chở anh Hiền đi khoảng chừng 300 mét (tính từ chỗ bị bắt xe) đến trước cổng công ty, họ thấy có hai thanh niên mặc thường phục đi từ đằng sau đuổi theo trên một chiếc xe tay ga SH (không rõ màu sắc, biển số). Hai người thanh niên này khi đuổi theo kịp xe ôm đang chở anh Hiền thì dùng tay đánh làm anh này ngã xuống đường.

Thấy anh Hiền bị ngã xuống đường, anh xe ôm sợ quá nên bỏ chạy luôn, còn 2 người thanh niên kia tiếp tục đánh anh Hiền mấy đấm nữa. Bị đánh đau, anh Hiền kêu: “Đại ca ơi, tha cho em đi”. Sau khi đánh nạn nhân xong thì 2 thanh niên lạ mặt điều khiển xe SH rời khỏi hiện trường.

Hai anh bảo vệ công ty thấy người bị đánh nên chạy ra, sau đó gọi điện cho công an phường đến hiện trường. Anh Hiền được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tân Bình cấp cứu. Khi người nhà hay tin, đến bệnh viện thì đã thấy anh Hiền được chuyển xuống nhà xác, thời gian anh Hiền chết là khoảng hơn 0h ngày 10.4. Theo gia đình, hiện đã trình báo cơ quan điều tra và thi thể anh Hiền đã được mổ khám nghiệm tìm nguyên nhân cái chết.

Lao Động sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về vụ việc này.

Văn hóa Minh bạch là cái hiếm có khó tìm ở các quan chức VN

Tài sản không minh bạch - khó chống tham nhũng!

(LĐ) - Số 77 - Thứ ba 09/04/2013 09:51
Dư luận bàn tán về chuyện một cán bộ cấp phòng thuộc Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội kê khai tài sản năm 2012 tăng thêm hàng chục tỉ đồng. Thực hư của con số này chưa biết ra sao, vì cá nhân người kê khai - bà Phạm Mỹ Hoa - có cách giải thích khác với tính toán của báo chí, nhưng từ vụ rùm beng này bật ra những chuyện khác.
Nếu bà Phạm Mỹ Hoa đã khai hết số tài sản của bà sở hữu thì bà là người trung thực hiếm thấy. Bởi hiện có được bao nhiêu cán bộ có nhiều tài sản mà trung thực được như vậy. Một người đứng ra kê khai tài sản, chưa chi đã bị ''tiếng bấc tiếng chì'' thì còn ai dám đem thân mình ra cho dư luận mổ xẻ.

Thực tế cho thấy không ít cán bộ giàu có gấp nhiều lần bà Phạm Mỹ Hoa, nhưng họ không kê khai. Thậm chí, họ không cần phải kê khai tài sản mặc dù họ có cả một đống tài sản. Rõ ràng so với họ, bà Phạm Mỹ Hoa là người tốt hơn, tử tế hơn, ít nhất là ở khía cạnh chấp hành quy định về kê khai tài sản.

Chưa kể, không ít con cái của quan chức đang sở hữu biệt thự, xe hơi đắt tiền, cổ phần lớn trong các doanh nghiệp, tập đoàn. Có lẽ thật khó để xác minh xem nguồn gốc của số tài sản đó từ đâu mà có. Cũng không ít quan chức không đứng tên biệt thự, đất đai, chung cư cao cấp, nhưng người thân trong gia đình họ đứng tên; song thật khó để xác định tài sản này là từ tiền của họ, từ gia đình họ hay từ đâu?

Vì sao lại khó xác định rạch ròi như vậy? Có thể trả lời ngay là luật không quy định cụ thể, thiếu sự minh bạch cần thiết cho việc thực hiện cáo bạch tài sản của cá nhân. Đã là quy định mang tính pháp lý thì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có khoảng trời cho riêng ai để đứng trên pháp luật. Ở các quốc gia tiên tiến, công dân có thể chơi du thuyền hàng trăm triệu USD, nhưng cá nhân đó phải chứng minh rõ ràng nguồn gốc đồng tiền và là đồng tiền sạch sẽ, đã đóng thuế cho nhà nước. Ở các quốc gia này, dân có thể đếm được tài sản của tổng thống, thủ tướng và các quan chức chính phủ. Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngân khố Pháp - ông Jerome Cahuzac - phải từ chức vì bị phát hiện có hành vi rửa tiền với số tiền 30.000 euro. Ông Cahuzac còn phải đối mặt với án tù 5 năm vì hành vi này.

Ở Việt Nam, không nhiều người dân có thể biết quan chức hàng tỉnh, hàng huyện có mấy căn nhà và bao nhiêu mét vuông đất, còn tiền họ có trong két sắt để trong các ngân hàng lại càng khó biết. Không minh bạch trong kê khai tài sản thì không thể chống được tham nhũng.