26 thg 3, 2013

CHUYỆN C.A ĐÁNH CHẾT DÂN

Chuyện C.A đánh chết dân, sao vẫn hết vụ này đến vụ khác mà chưa thấy nhà chức trách nói gì cả, Liệu đây đã là vụ cuối cùng chưa?

Bao giờ VN có một nền dân chủ, văn minh thực thụ như các nước trong khu vực và thế giới

Xót xa quá!

Người H'mong chết tại công an Đắk Nông

Cập nhật: 14:12 GMT - chủ nhật, 24 tháng 3, 2013

Tử thi anh Hoàng Văn Ngài
Gia đình nói anh Ngài không bao giờ tự tử và nói sẽ khiếu nại lên chính quyền trong nay mai
Chủ tịch Đắk Nông đã lên tiếng xác nhận vụ người H'Mong chết người tại công an Đắk Nông nhưng nói nạn nhân 'tự chọc tay vào ổ điện'.
Anh Hoàng Văn Ngài, người dân tộc H'Mong sinh năm 1974, được cho là đã chết hôm 17/3 tại đồn công an thị xã Gia Nghĩa sau khi bị bắt về tội "phá rừng" hai hôm trước đó.
Đài RFA dẫn lời người em Hoàng Văn Tá nói hôm 22/3 rằng "[đ]ây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng [c]ông an" và đề nghị chính quyền "xem lại" vụ việc.
Nhưng nói chuyện với BBC tối 24/3, ông Lê Diễn, Chủ tịch tỉnh Đắk Nông và cũng là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh nói:
"Cái ông này ông ấy đi phá rừng, anh em mới có mời lên thôi.
"Rồi ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu.

"Người nhà lên làm mọi thủ tục pháp lý hết rồi, người ta chứng kiến rồi người ta mai táng rồi."

'Đúng pháp luật'

Trong khi đó nói chuyện với BBC cũng trong tối 24/3, anh Hoàng Văn Tá, em trai sinh năm 1980 của anh Ngài nói với giọng phẫn nộ:
"Anh Ngài không bao giờ tự tử và lấy tay chọc vào dây điện nhá.
"Anh phải biết là tội của anh Ngài là tội làm rẫy như một người nông dân chứ không phải là tội trộm cướp, ăn cắp...
"Chúng tôi tin chắc 100% là anh Ngài không bao giờ làm như vậy [tự tử]"
Anh Hoàng Văn Tá, em trai anh Ngài
"Chúng tôi tin chắc 100% là anh Ngài không bao giờ làm như vậy [tự tử].
"Nếu mà có ổ điện là cơ quan nhà nước lấy điện giật anh Ngài chứ không phải anh Ngài lấy điện tự giật anh Ngài."
Anh Tá cũng nói gia đình đang chuẩn bị hồ sơ để khiếu nại vụ việc và sẽ trình lên chính quyền Đắk Nông, có thể vào ngày mai, 25/3, về cái chết của anh Ngài tại cơ quan công an và chuyện khám nghiệm tử thi mà không mời gia đình chứng kiến.
Khi được BBC hỏi về những nghi vấn của gia đình ông Diễn nói:
"Chắc là người khác chứ người nhà tụi tôi lo hết rồi, không có gì hết.
"Chắc là có kẻ nào đó nó muốn làm gì đó chứ người nhà có nói gì đâu.
"Người ta đồng tình, người ta thấy là cái việc đúng, do ông ấy thôi chứ không ai gây ra chuyện [đó] cho ông cả.
"Người nhà họ tự nguyện họ chôn cất rồi, chính quyền cũng sẽ giúp đỡ họ thôi, không có gì hết."
Ông Diễn cũng khẳng định chính quyền sẽ xem xét các thắc mắc của người dân theo quy định của pháp luật:
"Tụi tôi là bao giờ cũng làm theo đúng pháp luật cả.
"Nếu có vấn đề gì chúng tôi phải xem xét theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam."

'Không thấy nguyên nhân'

Anh Tá nói với BBC rằng kết luận của chính quyền sau khi mổ tử thi anh Ngài là "không tìm thấy nguyên nhân" dẫn tới tử vong.
Theo lời anh Tá, công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã bắt vợ anh và vợ anh Ngài chiều 14/3 khi họ đang làm rẫy và giam họ tại thị xã qua đêm vì cho rằng họ phá rừng.
Anh Tá nói hai anh em đã mua lại rẫy từ một người tên Sùng A Tú hồi tháng 12/2012 và ông Tú cũng bị bắt lên công an.
"Đến chiều ngày 17, khoảng 15h, trong phòng anh Ngài có tiếng ồn ào, va đập vào tường rất mạnh.... tôi nhìn qua cửa sổ thấy anh Ngài đứng dậy và lấy hai tay giơ cao, biểu hiện là cầu cứu"
Anh Hoàng Văn Tá
Sang tới ngày 15/3, công an thông báo cho hai anh em lên bảo lãnh cho hai người vợ nhưng cả hai người đã bị bắt khi tới nơi.
Hai người phụ nữ sau đó đã được thả hôm 16/3 và anh Tá được thả hôm 18/3, một ngày sau khi anh Ngài chết.
Anh Tá nói về hôm anh trai chết:
"Buổi sáng công an có thả tôi và anh Ngài ra làm tổng vệ sinh và rửa xe cho cơ quan.
"Sau đó công an lại đưa chúng tôi về phòng giữ tiếp.
"Đến chiều ngày 17, khoảng 15h, trong phòng anh Ngài có tiếng ồn ào, va đập vào tường rất mạnh.
"Sau đó khoảng 15:30-16:00, tôi xin công an cho tôi ra ngoài đi vệ sinh...
"Khi tôi vệ sinh xong, công an đưa tôi về phòng, tôi có qua cửa sổ anh Ngài...lúc đó tôi nhìn qua cửa sổ thấy anh Ngài đứng dậy và lấy hai tay giơ cao, biểu hiện là cầu cứu.
"Cán bộ bảo sau này chúng tôi sẽ khắc phục sau, các ông cứ chôn cất đi."
Anh Hoàng Văn Tá
"Lúc đó tôi dừng lại và xem sao anh Ngài cầu cứu...tôi dừng lại thì công an bảo 'Thằng kia, mày nhanh lên, mày đừng có ngó vào phòng thằng kia nhiều."
Anh Tá nói anh còn xin công an cho ra gặp anh Ngài một lần nữa nhưng cũng bị công an nói: "Mày cứ ngồi đấy, mày không được ra ngoài."
Cũng theo lời anh Tá, đến khoảng 16:30 cùng ngày, một công an đi đá bóng về tới phòng anh Ngài và kêu lên "Trời, chắc ông này chết rồi."
Sau đó anh được chở bằng taxi tới bệnh viện tỉnh và tiếp đó tới nhà mai táng tỉnh, nơi tiến hành mổ tử thi.
Anh Tá nói sau khi anh Ngài chết công an địa phương đã hứa sẽ cho gia đình tiếp tục được làm rẫy mà không bắt tội nữa và điều này càng làm anh nghi ngờ có điều khuất tất trong cái chết của anh trai.
"Anh tôi lên cơ quan là một người khỏe mạnh, tại sao anh tôi chết tại cơ quan [công an]," anh Tá nói.
Anh cũng nói thêm gia đình có thể đề nghị khám định pháp y lại để tìm rõ nguyên nhân khiến anh Ngài chết.
Trước câu hỏi tại sao gia đình không đề nghị khám nghiệm lại tử thi sớm hơn, anh Tá nói:
"Chúng tôi rất là thắc mắc nhưng mà cán bộ bảo sau này chúng tôi sẽ khắc phục sau, các ông cứ chôn cất đi."

Cảnh sát Hà Nội 'đánh vỡ quai hàm dân'

Cập nhật: 11:52 GMT - thứ bảy, 16 tháng 3, 2013

Nạn nhân Nghiêm Duy Hoàng
Ông Nghiêm Duy Hoàng điều trị tại bệnh viện vì đa chấn thương
Lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đã "chỉ đạo" điều tra về vụ cảnh sát cơ động bị cáo buộc dùng dùi cui "đánh vỡ quai hàm" người dân tham gia giao thông, theo truyền thông trong nước.
Hôm 16/3, chỉ huy trung đoàn cảnh sát cơ động thuộc công an thành phố, Đại tá Phạm Văn Hưng, được tờ Bấm VietnamNet trích dẫn cho hay Giám đốc công an Hà Nội "đã chỉ đạo các đơn vị liên quan báo cáo, làm rõ sự việc" được báo chí, truyền thông nêu.
"Chúng tôi sẽ xem xét và sẽ xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, nếu thông tin báo chí và người dân phản ánh là chính xác,” Đại tá Hưng nói với tờ báo điện tử.
Hôm thứ Bảy, tờ Bấm VnExpress.net cho biết chi tiết ông Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi quê ở Thanh Hóa, "đi (xe máy) ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm... bị cảnh sát đánh vào mặt khi bỏ chạy."
Tờ báo mạng này nói: "Nhiều nhân chứng khác cũng xác nhận thông tin này nhưng cảnh sát lại khẳng định nạn nhân tự đâm vào dải phân cách rồi ngã."
Theo báo chí trong nước, sáng 16/3, ông Hoàng quê ở Thanh Hóa đã tố cáo cảnh sát cơ động Y5/141, thuộc Công an Hà Nội, "đánh vỡ mặt" ông.
Ông Hoàng theo tường thuật đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương ở Hà Nội.
Tờ VnExpress cho hay "Theo lời bác sĩ, ca mổ kéo dài 2 tiếng đã thành công, anh Hoàng được nắn chỉnh xương, nối 2 đoạn gãy bằng ốc vít."
Trước đó, chiều hôm thứ Sáu, tờ VietNamNet đưa tin chi tiết cho hay:
"Vào khoảng 15h30 ngày 14/3 anh Nghiêm Duy Hoàng... đang điều khiển xe máy biển kiểm soát 29H1 - 048.16 lưu thông qua ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì bị một chiến sĩ trong tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội ra dấu hiệu yêu cầu dừng xe.
Tờ báo mạng cho biết thêm: "Vì không đội mũ bảo hiểm nên anh Hoàng đã bỏ chạy. Lập tức có một người mặc thường phục đuổi theo. Khi xe anh Hoàng dừng lại thì có một người mặc sắc phục cảnh sát dùng dùi cui lao ra để chặn lại
"Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông"
VietnamNet
"Khi xe vừa dừng lại, một cảnh sát mặc sắc phục, trên áo có logo của lực lượng cảnh sát dùng dùi cui lao ra chặn lại và vụt vào mặt anh Hoàng khiến anh bị thương nặng, ngất xỉu. Người dân đã đưa nạn nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn."
VietnamNet trích lời bác sỹ điều trị của ông Hoàng nói bệnh nhân "nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng mặt, cổ và lưng. Đặc biệt, phía gò má bên trái bị gãy xương, mất máu rất nhiều."

'Vô cùng bức xúc'

Tờ báo mạng phản ánh: "Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông."
Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam thường xuất hiện nhiều tin, bài về nạn bạo hành do công an thực hiện đối với người dân.
Nhiều báo chính thức và báo mạng phản ánh đã xảy ra 'hàng trăm vụ' được cho là cảnh sát đã "hành hung, tra tấn, đánh chết dân" với mức độ báo động, trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bạo hành của nhà chức trách.
Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng
Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng rước di ảnh của ông đòi công lý
Nhiều cáo buộc cho hay nạn bạo hành và lạm dụng bạo lực, chức trách "khi thi hành công vụ" của cảnh sát với dân còn diễn ra với "tần xuất khá phổ biến" ở các lực lượng tham gia giữ trật tự ở đô thị như "cảnh sát giao thông", "cảnh sát cơ động."
Đầu năm ngoái, phiên tòa xử nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh tội vì tội làm chết người trong khi thi hành công vụ đã kết thúc với mức án bốn năm tù giam cho bị cáo, bao gồm mười tháng tạm giam trước đó.
Ông Ninh ra tòa vì cáo buộc đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011, với nạn nhân được cho là chỉ vi phạm lỗi nhỏ khi "không đội mũ bảo hiểm" trong lúc "ngồi sau xe ôm" nhưng đã phải trả giá bằng mạng sống.
Gần đây, một số luật sư nói với BBC rằng họ ' Bấm ngạc nhiên' hoặc băn khoăn về một dự thảo nghị định bị đặt vấn đề là có khả năng "vi hiến" khi cho phép cảnh sát được quyền nổ súng trước hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Mặc dù Bộ Công an đang đề xuất cho phép công an “nổ súng trực tiếp” nếu có dấu hiệu “tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,” ý kiến của luật sư cho rằng luật này có thể bị lạm dụng dẫn tới vi phạm "quyền được sống", đe dọa "an toàn tính mạng" của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Một số bình luận của dư luận trên mạng cũng bày tỏ quan ngại khi cho rằng dự thảo này có thể làm "trầm trọng thêm" tình trạng "lạm dụng bạo lực," "bạo hành" của cảnh sát vốn được cho là đã khá phổ biến với người dân thường.

Công an ‘trấn lột’ ở Lạng Sơn được tha


Hội đồng xét xử tuyên án
Kết quả phiên tòa được cho là bất ngờ (Ảnh: Tiền Phong)
Một bị cáo đã được tuyên vô tội và một bị cáo được cho hưởng án treo trong phiên tòa xét xử ba cựu công an viên bị tố cáo trấn lột gái mại dâm vào chiều hôm qua 20/3 tại Tòa án Thành phố Lạng Sơn.
Bản án này, theo truyền thông trong nước, là ‘gây bất ngờ’ đối với những người dự phiên tòa kéo dài từ ngày 19/3 này.
Ba bị cáo này nguyên là công an thuộc biên chế thành phố Lạng Sơn và đồng thời là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cụ thể, Triệu Văn Hiếu được Tòa kết luận là không có tội và được thả tại chỗ, còn Ngụy Văn Hùng bị tuyên án một năm tù treo và được cho về nhà.
Hai bị cáo còn lại, bao gồm cựu sỹ quan công an Hoàng Văn Trường và Hứa Viết Tú, một tài xế tự do cùng dự vào âm mưu trấn lột của ba công an nói trên, bị tuyên đồng mức một năm tù cho tội ‘cưỡng đoạt tài sản’.
Bản án này là nhẹ hơn đáng kể so với mức mà bên công tố đề xuất là từ 15 đến 18 tháng tù cho hai bị cáo Trường và Tú và từ 12 đến 15 tháng tù cho hai bị cáo Hiếu và Hùng.
Viện kiểm soát cáo buộc ba cựu công an viên này tham gia ba vụ trấn lột tiền vàng liên tiếp ở thành phố Lạng Sơn, trong đó có hai vụ làm tiền gái mại dâm.
Những người này thoạt tiên dàn cảnh mua dâm, sau khi nạn nhân là gái bán dâm sập bẫy, họ mật báo cho nhau đến ‘bắt quả tang’.
Tiếp đó họ đã bắt nạn nhân phải vét toàn bộ tiền vàng có trong người để nộp thì mới cho đi.

Đầu thú

Một trong các nạn nhân đã đệ đơn tố cáo lên công an tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, Nguỵ Văn Hùng đã ra cơ quan điều tra đầu thú.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện thêm một vụ trấn lột thứ ba của ba sỹ quan công an nói trên, nhưng lần này là chiếm đoạt của con bạc.
Cả bốn người bị cáo cũng đã bị khởi tố tội ‘cưỡng đoạt tài sản’.
Tòa Lạng Sơn trong quá trình xét xử xác định không đủ cơ sở buộc tội với hai trong số ba vụ việc kể trên. Do bị cáo Nguyễn Văn Hiếu chỉ tham gia vào hai vụ này nên được tuyên vô tội.
Các bị cáo tại phiên tòa
Không khí tại phiên tòa được cho là lộn xộn và các bị cáo khá thoải mái (Ảnh: Tiền Phong)
Đáng lưu ý là trong hai vụ này, một vụ xảy ra tại khách sạn Sao Mai và vụ bắt bạc, Tòa vẫn bác bỏ mặc dù các nhân chứng có mặt tại chỗ đều xác nhận là có những việc này và nhận diện được đúng các bị cáo tại Tòa.
Nạn nhân bị trấn lột tại khách sạn Sao Mai xuất hiện tại tòa với tư cách nguyên đơn cũng khẳng định rằng có việc cô bị các bị cáo dàn cảnh trấn lột, theo Tiền Phong.
Còn bị cáo Hứa Viết Tú đã nhận tội trước Tòa và đã ‘thành khẩn’ khai báo ‘rất chi tiết’ và ‘rõ ràng’ diễn biến của ba vụ việc kể trên, theo Tiền Phong.
Về phần mình, trong phiên xử hôm 19/3, cả ba bị cáo đều kêu oan trước tòa và tố cáo họ đã bị buộc phải khai theo ý của cơ quan điều tra.
Báo Tiền Phong cho biết ba bị cáo này xác nhận có đến các nơi xảy ra vụ việc và ‘tình cờ’ gặp các nạn nhân. Họ đòi tất cả các bị hại phải có mặt tại Tòa để đối chất.

Luật sư chưa hài lòng

Từ Lạng Sơn, Luật sư Hoàng Thị Kim Khánh bào chữa cho hai Ngụy Văn Hùng và Triệu Văn Hiếu, nói với BBC rằng bản thân bà không hài lòng với kết quả phiên tòa.
“Theo tôi thân chủ của tôi phải được tuyên bố hoàn toàn vô tội mới là chính xác,” bà quả quyết, “Nói ngắn gọn là vì họ không có hành vi chiếm đoạt nên không có căn cứ kết tội.”
Khi được hỏi thế thì tại sao bị cáo Hứa Viết Tú lại nhận tội trước tòa, bà Khánh trả lời rằng: “Hứa Viết Tú có thừa nhận là việc của ông Tú.”
Luật sư Khánh cho rằng trong vụ việc ở khách sạn Sao Mai, người bị hại ‘còn không phải là người bị hại’.
“Căn cứ vào đâu mà cho là bị hại. Có ai xác nhận là nhìn thấy người bị hại đến khách sạn đâu?” bà nói.
Tuy nhiên, bà cho biết do phiên tòa hôm qua kết thúc vào lúc chiều muộn nên đến giờ bà chưa biết liệu các bị cáo và bị hại có kháng án hay kháng nghị gì không.  Đó là một kiểu lạm dụng luật pháp của các quan tòa

Má ơi đừng gả con xa

          Honngv: Hôm nay “tình cờ” đọc bài dưới đây (Má ơi đừng gả con xa) tại trang BeoBlog lại nhớ ra và tìm lại bài "Hôm nay ngày giỗ Bác", post vào ngày 2/9/2012. Trong bài này mình cũng đã nói tới cái lỗi phạm trong việc kg làm theo ý Bác. Bài dưới đây cũng nói về ý đó.
          Có người sẽ nói: Lăng chỉ là nơi để viếng Bác, còn thờ Bác ở nơi khác. Đúng! Nhưng theo phong tục Việt Nam, vào Lăng viếng Bác mà trước hết kg thắp hương lạy Bác, cứ “trơ trơ nhìn” Bác thì phạm lỗi quá rồi còn gì nữa!
          Lại có người so sánh: Phong tục ta chả khác mấy của Tau, thế sao bên nó cũng ướp xác Mao Trạch Đông mà kinh tế  nó vẫn phát triển, lại còn fát triển nhanh? Các bạn hãy bình tâm nhìn lại xem Tàu fải trả giá như thế nào cho sự fát triển ấy: tàn fá môi trường (rất có thể đã đổ cả chất độc ra nước sông Hồng), người nghèo vẫn nghèo, fát triển theo kiểu“giết người”, lợi nhuận là trên hết dù có sữa độc, thực fầm hoa quả độc tràn lan…
          Beo là nữ tác giả. Sang Đài Loan chị mới thấm thía cảnh bỏ quê làm dâu xứ người của các cô dâu Việt, nên fải thốt lên: Dân tộc này, vì đâu nên nỗi con sen thằng ở?!

MÁ ƠI ĐỪNG GẢ CON XA...( TIẾP)

*** Lăng ông Hồ là một kiến trúc cực đẹp nếu, nó nằm ngoài châu Á và không phải là một cái...lăng khi, nó  thừa uy nghi mà thiếu hẳn ấm áp.

Lí do thứ nhất về phong tục tập quán.
            Người Việt, bất kể theo đạo giáo nào, đến trước nơi thờ tự vong linh muốn bày tỏ sự kính trọng, đều đứng nghiêm cẩn, chắp tay vái lạy. Trước các bậc cao tằng tổ phụ đã hiển thánh, thậm chí còn phải quỳ gối dập đầu sát đất.
            Bạn không thể thực hiện được thói quen đơn giản như thế khi vào lăng Hồ Chí Minh, chỉ có thể làm một động tác mà suy ra khá bất kính là vừa đi (trôi theo dòng người) vừa vái.
            Cũng theo phong tục, có hai sự tối kị với người Việt, tối kị đến mức biến thành câu rủa xả bởi nó bày tỏ sự tận diệt thế hệ đang sống: động mồ động mả nhang lạnh khói tàn.
            Kiến trúc lăng Hồ Chí Minh phạm cả hai điều tối kị này !

Lí do thứ hai  thuộc về phong thủy
            Một mạn là quảng trường mênh mông mạn kia là vười cây bát ngát, hỏi một người Tây phối cảnh ấy đẹp không; khó trả lời rằng không nhưng, với một lăng tẩm Việt nó lại quá chênh vênh, đơn độc. Sau lưng không một điểm tựa trước mặt không một điểm tụ phúc cho cháu con.
            (honngv xin ngắt chỗ này để bàn thêm: Nếu “nhà họp Quốc hội” cũ (nơi Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập năm 1945) còn thì theo mình đấy có thể là điểm tụ phúc. Nhưng giờ Hội trường ấy đã bị fá đi và “tai ương thay” theo Phong thủy điểm tụ fúc nay lại rất có thể là Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ (!) ở cuối đường Bắc Sơn ấy, vì nó đối diện trực tiếp với Lăng Bác. Nếu đúng vậy thì … “buồn”).   
          Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan đơn giản là một pho tượng ngồi khổng lồ bằng đồng, sống động và tuyệt đẹp. Tại đây, quân cảnh có một nghi lễ đổi gác khá vui mắt và nay người Đài tận dụng nó thành một sản phẩm du lịch. Mình đứng chừng gần 10 phút quan sát nhưng không cách gì thấy được chú lính gác này thở và chớp mắt ra sao. Mỗi chú làm robot như vầy đúng một tiếng mới đổi gác.
  
*** Nỗi xót xa mỗi ngày mỗi dâng khi gặp đồng hương nơi xứ người.
            Không rõ dựa vào tiêu chí nào, người Đài loan tuyển lao động phần đông ở phía Bắc còn tuyển cô dâu tuyệt đại đa số ở phía Nam.
            Chùi cọ toilet các điểm du lịch hay khách sạn thấp sao, rửa bát trong nhà hàng.... khá dễ gặp người Việt. Coi chừng bé cái lầm khi nghĩ nào là mặc cảm thấp kém nào là sầu nhớ quê hương như báo chí trong nước tuyên truyền. Ngược lại đằng khác, người nào người nấy tươi roi rói, ào đến ríu rít như thân quen từ lâu lắm nay gặp lại.

Chính mình, ứa nước mắt.
            Hỏi chuyện gần chục cô dâu Việt đời đầu, cô nào cũng chung một ý, số mạng rồi, ở đâu cũng vất vả như thế nhưng ở Đài Loan, đàn ông ít có người sáng say chiều xỉn. Nếu nó có uýnh thì do phần mình cũng có lỗi chứ không phải vì nhậu về lôi vợ ra giải rượu vô cớ. Và, đàn ông Đài luôn gánh trọng trách chính nuôi gia đình, điều các cô cho rằng, gần như không thể tìm thấy ở đàn ông Việt.
            Anh Thư, quê Sa đéc, khoe, em tu chín kiếp mới gặp được bà mẹ chồng này. Sang khi mới 18, cô được nhà chồng cho ăn học và hiện làm hướng dẫn viên du lịch. Thanh, quê Đồng tháp, phụ nhà chồng bán hàng. Cô kể tiền lương được tùy nghi sử dụng. Cô  gửi hết về cho gia đình hàng tháng. Hậu li dị chồng, dẫn con riêng mang từ Việt nam qua thuê căn nhà (nếu có thể gọi đó là nhà) trong  hẻm đèn đỏ, bán các loại bún Việt đắp đổi nuôi con...
            Cô nào, cũng tươi roi rói, chỉ nước mắt lưng tròng khi được hỏi về mẹ, đang ở quê.
            Mình, cũng ứa nước mắt.
            Dân tộc này, vì đâu nên nỗi … ???!!!
Theo BoeBlog >>
CÒN TIẾP