2 thg 4, 2013

Ai là người nhẩy cẫng lên khi Alan Phan khuyên hãy để thị trường Bất động sản rơi tự do

Tiến sĩ Alan Phan - Posted 01.04.2013 by luongkhaulao. 4 phản hồi
 Tiến sĩ Alan Phan
Tiến sĩ Alan Phan

             Báo Xây dựng vừa đăng bài viết phản ánh một cách nhìn khác về Tiến sĩ, nhà kinh doanh và môi giới Alan Phan, trong đó tố cáo lí lịch kinh doanh chẳng mấy gì trong sạch của ông ở …Mỹ.
            Bài báo như đơn đặt hàng của giới kinh doanh bất động sản Việt Nam sau khi Alan Phan phân tích,trả lời phỏng vấn hãy để cho thị trường tự quyết định. Chính phủ đừng ra tay cứu các nhóm lợi ích …
            Là một người đã có nhà ở, không có tiền để kinh doanh bất động sản, tôi đã từng đi qua nhiều khu đô thị bỏ trống hơ trống hoác ở Hà Nội cũng như ở các tỉnh nên có thể có cái nhìn khá khách quan, nay muốn hầu quý vị đã, đang có ý định mua nhà cũng như muốn tranh luận cùng các vị đang kinh doanh bất động sản đang há miệng chờ những đồng bạc do thuế của người dân đóng góp mà chính phủ đang xem xét rót cho họ để cứu cáí bè “chúng mình” đang chờ chìm.
            Ai cũng biết trong những năm qua, dưới chiêu bài “đất đai là công thổ quốc gia”, chính quyền từ tất cả các tỉnh, thành phố đến Trung ương đã cấp cho các nhà đầu tư hàng triệu mét vuông đất với giá đền bù rẻ mạt như cho không để họ xây biệt thự, xây chung cư để bán, đẩy giá mỗi mét vuông đất lên hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần và họ đã bỏ túi hàng ngàn tỉ đồng. Đến khi bão hòa không ai mua nữa, tiền nợ ngân hàng không trả được biến thành nợ xấu thì lại kêu cứu ầm ĩ tới chính phủ. Thơì bộ trưởng Quân, đã có lúc đề nghị ngân hàng giải cứu, bây giờ thời ông bộ trưởng Dũng lại tiếp tục ý đồ cứu các nhà kinh doanh bất động sản. Ai cũng biết cưú các nhà kinh doanh bất động sản cũng chính là cứu “họ” bởi đó chính là “nhóm lợi ích” như Tổng bí thư Trọng từng nói một cách chung chung.
            Nhưng chúng ta thử làm một cuộc điều tra mini xem thực sự các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản có chết không, có khả năng trả nợ ngân hàng hay không ? Biết bao công trình cao tầng và nhà liền kề xây dở dang đang nằm đắp chiếu, biết bao biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm nhưng xin thưa hầu hết đều có chủ cả rồi đó. Chủ là ai ? Là cán bộ công chức nhà nước, là thị dân, là quan chức ở các tỉnh vơ vét được một mớ tiền đem về Hà Nội mua nhà cho con, để nó có cơ hội chuyển về Hà Nội làm ăn sịnh sống sau khi học xong đại học … thấy cơn sốt nhà đất là cơ hội kiếm bạc tỉ nên bán hết gia tài, vay mượn, bỏ tiền ra “đầu tư”. Thắng vài cuộc và bây giờ chết thẳng cẳng khi lòng tham không đáy đâu có tính đến chữ ngờ.
            Cho nên nếu để thị trường bất động sản rơi tự do thì người chết đâu phải là các các con cá lớn- chủ đầu tư hết khu đô thị nọ đến khu sinh thái kia mà là các con cá bé kể trên. Nhưng vin vào cớ ngân hàng không cho vay tiền nên họ để kệ công trình dang dở. Họ có mất gì đâu. Chết là chết anh đã góp vốn để mua nhà nếu vốn đó là vốn vay ngân hàng.
            Vậy nên nếu chúng ta bỏ hàng trăm triệu đô la để cứu thị trường bất động sản là chúng ta dùng tiền thuế của dân để “cứu” các con cá mập đã ăn đủ, ăn đẫy trên mồ hôi nước mắt của bao người “nhẹ dạ”, là tiếp tay cho bọn tham nhũng chiếm đoạt tiền thuế của dân.
            Trước khi “ra Ba Đình”, làm Trưởng ban Nội chính, ông Nguyễn Bá Thanh đã có bài phát biểu làm khối thằng toát mồ hôi, ăn không ngon ngủ không yên rằng “hốt liền-không nói nhiều”. Đối tượng phải hốt liền được ông Thanh vạch mặt chỉ tên là đám ngân hàng cấu kết với đám chủ đầu tư khai khống giá đất để vay và chiếm đoạt tiền của nhà nước.
            Cái đám này nay có cả ngàn tỉ đồng, cả trăm triệu đô la bấy lâu nay nằm im, hễ thấy chỗ nào xây tượng, xây chùa là bỏ vàng ra “công đức” hòng “đoái công chuộc tội” để thánh thần phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi. Cho con cái đi du học nước ngoài hết rồi. Bây giờ nếu có một ông Bao Công thoát khỏi vòng kim cô kìm kẹp của nhóm lợi ích ra tay chém ( tử hình)một vài thằng cộm cán hoặc chí ít cho chúng tù rũ xương,mùa hè nóng không có quạt, mùa rét thì thiếu chăn, ăn không đủ no, cho muỗi cắn xưng người thì xin thưa gia đình chúng nó chôn vàng ở đâu, dấu tiền ở đâu gửi ngân hàng trong nước ngoài nước nào sẽ “nôn” ra hết, nợ xấu sẽ được thanh toán ngay tức thì.
            Đó chính là điều Alan Phan đã thấy nhưng ông không nói ra. Vâng! Hãy để thị trường bất động sản rơi tự do. Một số đối tượng chạm nọc rất khó chịu với Alan Phan bởi vì họ biết rằng ông là nhà kinh doanh tầm cỡ quốc tế, các bài viết của ông rất có giá trị không chỉ với những nhà nghiên cứu và ngay cả với các chính khách. Nếu những người hoạch định chính sách của Việt Nam đọc kĩ ý kiến của Alan Phan sẽ dừng tay khi có ý định đầu tư cứu các con bạc đang khát nước. Đấy là nói khi họ còn lương tâm và trách nhiệm đối với đất nước này.

Con kiến mà kiện củ khoai: BUỒN !!!

Cái chuyện con kiến mà kiện củ khoai, thì chắc có lẽ người Việt nam mình ai cũng biết. Một đằng thì bé tí tẹo còn một đằng thì to đùng như cái củ khoai, sức kiến làm sao mà di chuyển cái củ khoai cho nổi, có kiện thì sẽ được xử …
Người mình thường bảo miệng của quan có gang, có thép.

Nhưng đến một lúc nào thì quan cũng tiêu thôi vì quan nhất thời dân vạn đại .

Châu chấu mà lại đá xe !!!
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng !!!

Người anh hùng áo vải

Vụ án Đoàn Văn Vươn qua góc nhìn của một thẩm phán ở Hoa Kỳ
Mặc Lâm - RFA           

Vụ án Đoàn Văn Vươn đang là đề tài nóng bỏng hiện nay khi ngày xử đang đến rất gần. Mặc Lâm tìm hiểu khía cạnh pháp lý vụ án qua cuộc phỏng vấn Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, thẩm phán tòa di trú thuộc địa hạt - luật pháp - San Francisco để hiểu thêm căn cứ pháp lý của một cuộc điều tra cũng như nội dung bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đưa ra nhằm cáo buộc gia đình anh Đoàn Văn Vươn về tội giết người và chống người thi hành công vụ.

Thủ tục điều tra trái nguyên tắc

Mặc Lâm: Thưa Thẩm Phán, trên nguyên tắc có bao giờ một cơ quan hay một người đang bị điều tra lại được giao điều tra chính vụ án do mình có liên can vào như trường hợp của công an thành phố Hải Phòng được giao điều tra vụ án Đoàn Văn Vươn hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Nó có một nguyên tắc mình phải hiểu như thế này, về hình luật thì khoản về hình sự tố tụng tức là cái thủ tục phải qua phải được tôn trọng mà nếu không tôn trọng thì tất cả thủ tục điều tra dẫn chứng đều bị loại ra ngoài, coi như vô giá trị.

Bây giờ cơ quan anh đi thi hành quyết định cưỡng chế là ai? Là mấy ông thần trong thành phố Hải Phòng! Có ông giám đốc công an thành phố Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca. Có ông Phó Chủ tịch nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Toại. Ông đại tá công an thì nói rằng cuộc cưỡng chế này có thể viết thành một cuốn sách được, tức là một cuộc hành quân đánh trận điệu nghệ lắm. Ông Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thì nói cái vụ phá nhà của ông Đoàn Văn Quý nó sai vì cái nhà đó nó không ở trong khu vực cưỡng chế.

Thứ hai nữa cả cuộc phá nhà đó là bất hợp pháp, mà ai nói là bất hợp pháp? là ông Thủ tướng nói! Thành thử chính ra ông Thủ tướng phải ra lệnh đình chỉ ngay cuộc điều tra. Ngưng chức ông công an đó. Ra lệnh ông ta không được di chuyển ra khỏi thành phố Hải Phòng, hoặc là trốn qua bên Tàu. Ngưng chức chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hải Phòng Nguyễn Trung Thoại và yêu cầu không được đi đâu hết. Đình chỉ và chuyển tất cả hồ sơ cuộc điều tra lên một cơ quan độc lập, tức là chỉ định một Ủy viên công tố độc lập cấp trung ương hay đâu đó.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán nhận xét gì trước những chứng cứ mà cơ quan điều tra giao lại cho Viện Kiểm sát để cáo buộc các nghi can trong vụ án này?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Anh Mặc Lâm và quý vị nào đọc rõ trong chính cái bản cáo trạng chứa đầy những cái điểm mà mình nên đặt câu hỏi: Ủy ban giám định y khoa về các cái gọi là thương tích của những người trong tổ công tác số 3, cái vụ đó xảy ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 nhưng giám định y khoa lại làm vào tháng 10 năm 2012 thử hỏi trong thời gian đó chứng cớ nó chạy đi đâu? Thành thử câu hỏi của anh Mặc Lâm tôi xin trả lời toàn bộ thủ tục điều tra đó trái với những nguyên tắc căn bản của luật lệ thủ tục điều tra vì vậy nó không có một giá trị gì hết.

Mặc Lâm: Về bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng ông Thẩm Phán đánh giá ra sao, có phù hợp với tiêu chuẩn của một cáo trạng do pháp luật quy định hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Trong bản cáo trạng này có  chia ra hai nhóm bị can, một nhóm là ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và mấy người đàn ông nữa khởi tố về vi phạm điều 93, khoản (d) tội giết người. Thứ hai là hai người phụ nữ còn lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Tôi nhìn bản cáo trạng và giở ra điều luật 93 (d) thì điều luật đó nói như thế này: Tội giết người: người nào giết người thuộc một trong các trường họp sau đây bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Tôi đọc suốt bản cáo trạng thì tôi thấy không có nạn nhân nào bị giết hết. Bản cáo trạng 13 trang có đề cập đến những người bị thương tích và họ liệt kê trong nhóm tổ công tác số 3, kể cả một bí thư huyện Tiên Lãng. Cái điểm quan trọng trong bản cáo trạng họ nói như thế này: những người đó bị thương nhưng đã được cứu cấp kịp thời có nghĩa là mấy người đó không chết. Khi nói về tội giết người thì phải có xác chết chứ? Ở đây không có người nào chết hết.

Về phía chính quyền, cơ quan theo chỗ tôi đọc thì có khoảng 100 người thuộc 25 tổ chức, không có người nào chết. Phía bên gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng không có ai chết. Thế thì nguyên tắc quy định của luật thì khi truy tố thì nó phải có yếu tố cấu thành tội phạm.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có đề nghị gì cho các luật sư bên bị cáo trong trường hợp này?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đề nghị mấy ông luật sư có thể nói rằng, thưa quý tòa bên chính phủ không thể chứng minh được, hoàn tất được trách nhiệm dẫn chứng của mình vì lý do họ đã buộc tội thân chủ của chúng tôi tội giết người nhưng không có người nào chết hết, thành thử không thể dẫn chứng được. Vụ án không thể tiếp diễn tức là không cần mở phiên tòa nữa. Nếu Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng còn biết đọc luật lệ hiện tại, tôi không nêu Hiến pháp hay một tổ chức nhân quyền nào, tôi chỉ dựa trên luật của chính thể cộng sản này, nếu họ tôn trọng luật của chính họ lập ra thì phải đình chỉ ngay phiên tòa. Viện Kiểm sát phải đình chỉ ngay, không phải tạm thời mà phải đình chỉ luôn.

Qui kết tội gì cho gia đình ông Vươn?

Mặc Lâm: Theo sự đánh giá của Thẩm phán như vậy thì bản cáo trạng này không thể sử dụng để kết tội gia đình Đoàn Văn Vươn, xin ông cho biết bước kế tiếp thì Tòa án Nhân dân Hải Phòng sẽ giải quyết như thế nào?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Danh từ mà giới luật chúng tôi trước năm 1975 gọi cái bản cáo trạng đã bị “hà trì” từ căn bản. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói như thế này: sau khi đã nói về trách nhiệm dẫn chứng của cơ quan khởi tố, nói cách khác tức là trong trường hợp này ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông ấy không có trách nhiệm chứng minh họ vô tội. Trong Bộ luật tố tụng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nếu như không có sự việc phạm tội, quyết định không khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ quy định tại điều 89 nghĩa là không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì cơ quan có quyền khởi tố ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Đây là điều quan trọng: nếu đã khởi tố thì phải hủy bỏ quyết định. Nó nói là “phải” nếu theo tiếng Anh là “shall” là “must” và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoạc báo tin về tội phạm biết rõ lý do.

Điều 91 nếu cơ quan khởi tố nhận thấy quyết định của mình không có căn cứ thì Viện Kiểm sát ra quyết đinh hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Hủy bỏ điều đó thì chuyện gì xảy ra? Trong trường họp này do họ đã đưa bản cáo trạng nên sẽ có mấy điều xảy ra theo quy định. Điều 55 người Thẩm phán xử án, trường hợp ở đây là Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, phải áp dụng điều 155, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều 89 hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án khi một trong những yếu tố quy định trong điều 89 của bộ luật này. Tôi nghĩ là không có yếu tố tội phạm.

Nguyên tắc là khi mình khởi tố thì Biện lý cuộc hay Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan đứng truy tố có trách nhiệm dẫn chứng. Dẫn chứng trong một vụ giết người thì phải có ông Nguyễn Văn A hay ông Nguyễn Văn B gì đó bị chết. Bản cáo trạng là căn bản của văn kiện khởi tố, rõ ràng nói rằng khởi tố theo điều khoản 93 (d) có nghĩa là giết người thi hành công vụ, nhưng không có người nào chết hết thì sao gọi là giết người? Chính bản cáo trạng họ kể tên gần 10 người ra trong đó tổ công tác 3 có mấy người bị thương và đã được đưa đi cứu kịp thời.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có cho rằng Tòa án không kết tội giết người với gia đình ông Vươn được vì không có ai bị giết nhưng Tòa có thể kết một bản án khác chẳng hạn như sử dụng vũ khí, chất nổ bất hợp pháp hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc đâu đó có một ông luật sư Việt Nam ổng nói nếu muốn khởi tố, truy tố thì có thể truy tố ông này về tội phòng vệ chính đáng quá mức. Nhưng không thể nói vì tôi truy tố cái này không được nếu không giết người thì mưu sát...không thể được, vì như vậy là vi phạm nguyên tắc Double Jeopardy (nguy cơ bị kết án hai lần) không phải một tội phạm mà ông cứ bác người ta ra, truy tố hết tội này rồi qua tội khác. Không phải truy tố tội ăn cắp không được quay qua truy tố tội dụ dỗ gái vị thành niên, phải trả tự do tức khắc.

Mặc Lâm: Xin được hỏi Thẩm phán một câu cuối, nhìn một cách tổng quan ông thấy vụ án này nói lên điều gì? Sự yếu kém của tư pháp, việc bao che của cán bộ địa phương hay điều gì khác thưa ông?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc bản cáo trạng mà giật mình. Không biết làm sao người ta huy động cả trăm người, chiếm cái cơ sở làm việc mà chính chính phủ đã giao cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn khai thác từ năm 1993, bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ ra. Ổng đâu có làm điều gì trái luật đâu? Trong bản cáo trạng rất tức cười, họ nêu ông Vươn xây 5 cái hàng rào! Ổng muốn xây một chục hàng rào thì ổng có quyền xây chớ đâu có cái luật nào cấm người ta xây hàng rào? Rồi nói là ổng gài cái này gài cái kia! Trời đất! Mình gài chống người ăn trộm, khi ăn trộm vô thì người ăn trộm phạm tội chứ đâu phải mình phạm tội!

Chính quyền đóng vai trò ăn cướp lại đi khởi tố nạn nhân, cái người đã đóng góp cho quốc gia. Tôi thấy trong những người tham gia cưỡng chế có nhân vật là bí thư của Đảng Cộng sản. Từ đó mình nhìn vấn đề rộng lớn hơn là tất cả nằm ở chỗ khi Đảng nhảy vô qua Điều 4 Hiến pháp cho là mình lãnh đạo tiên phong, bao trùm mọi hoạt động của Đảng. Từ vụ này tôi thấy người Bí thư phải bị truy tố vì đã xâm phạm tài sản của dân dựa theo bộ luật hình sự. Và vì ông ấy là bí thư thành thử phải có cuộc điều tra Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính trị bộ phải xem họ có vi phạm các tội vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân chiếu theo chương 13 của Bộ hình luật họ có xâm phạm tội xâm phạm quyền sở hữu của dân chiếu theo chương 14.

Sự có mặt của ông Bí thư tại Tiên Lãng đặt ra câu hỏi về vai trò của Đảng Cộng sản trong đó như thế nào. Phải điều tra luôn cả bí thư Hải Phòng, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn chính trị bộ để xem chính sách đất đai của họ đối với đất nước như thế nào.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Vì sao truy tố Đoàn Văn Vươn tội giết người?

           TIN NÓNG từ phiên tòa tại Hải Phòng: 10h – CTV cho biết cách đây ít phút, công an đã bắt đi một số người từ Hà Nội xuống dự phiên tòa và đưa lên xe, trong số người bị bắt có blogger Bùi Hằng, Chí Đức.
            10h15′ – Công an bắt những người thân, họ hàng gia đình Đoàn Văn Vươn tập trung ngoài khu vực tòa án, đưa đi đâu không rõ.

Nguyễn Quang A *
20111105-c491e1bbabng-bie1babfn-ngc6b0e1bb9di-dc3a2n-thc3a0nh-chue1bb99t-be1baa1ch            Dự kiến từ ngày 2-4 đến 5-4-2013 sẽ xử vụ Đoàn Văn Vươn. Ông và 3 người khác bị truy tố về tội giết người theo điều 93 Bộ luật Hình sự.
           Về tội danh “giết người” này báo chí đã bàn luận sôi nổi ngay từ khi xảy ra vụ cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 đến nay (chính xác hơn từ khi khởi tố vụ án ngày 10-1-2012).
            Theo Tuổi trẻ ngày 30-12-2012, ông Đinh Văn Quế nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao cho rằng “khó xử ông Vươn tội giết người” bởi vì anh em ông Vươn chỉ bàn bạc lên kế hoạch chống cưỡng chế thu hồi đất chứ không phải để giết ai đó, như thế nhiều nhất “họ chỉ phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp”, và trong trường hợp đó nhiều nhất họ chỉ bị truy tố về tội “gây thương tích” chứ không phải tội “giết người”. Đấy là ý kiến của một chuyên gia hàng đầu về án hình sự.
            Không những thế, mìn tự chế bằng bình gas của anh em ông Vươn được đặt quanh nhà không thuộc diện tích bị cưỡng chế và lực lượng cưỡng chế đã phá rào để vào mà không thông báo, không xin phép là hành vi vi phạm chỗ ở của công dân. Như thế hành động của anh em ông Vươn có thể được coi là sự tự vệ chống lại những kẻ xâm lấn, chứ không phải chống lại những người thi hành công vụ.
            Thế nhưng cơ quan Cảnh sát điều tra Hải Phòng đã khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ.
            Ngày 10-2-2012 Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất của ông Vươn là sai; huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội tham gia cưỡng chế là không đúng; “để xảy ra việc này là rất đáng tiếc”. Thế nhưng Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng phải “khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”. Cái phần “khẩn trương” này của kết luận của Thủ tướng được ít người chú ý đến. Và đấy có lẽ là lý do vì sao tội danh “giết người” vẫn được duy trì.
 Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.            
          Công an, CA, lại CA. Nhìn ảnh đã biết kết quả.
            Việc chỉ đạo, yêu cầu của nhiều lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, của lãnh đạo các cơ quan hành pháp hoặc lập pháp đối với việc khởi tố, xét xử các vụ án là một chuyện được coi là “bình thường” ở Việt Nam. Đấy là một tập quán hết sức “không bình thường” trong một nhà nước pháp quyền mà chúng ta phấn đấu xây dựng.
            Sự không độc lập của hệ thống tư pháp gây ra nhiều hậu quả tai họa. Nó phá hủy lòng tin vào hệ thống pháp luật. Nó mở đường cho sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Nó là một “lỗi hệ thống” trầm trọng, cản trở sự phát triển của đất nước và vì thế cần sửa gấp.
            Trong thảo luận góp góp ý cho việc sửa đổi hiến pháp cần phải làm rõ tính độc lập của ngành tư pháp để tránh những việc “rất đáng tiếc” như vụ thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 ở Tiên Lãng và rất rất nhiều vụ khác. Những người kiên trì chống sự độc lập của ngành tư pháp, rốt cuộc là những người gây bất ổn xã hội và cản trở sự phát triển của đất nước và như thế phải bị lên án.

N.Q.A.
* Bài viết cho một tờ báo của nhà nước mấy ngày trước, nhưng không được sử dụng và tác giả được trả lời là “lệnh của trên không cho viết về vụ Đoàn văn Vươn cho đến khi xử án xong”.

Chia động từ "nói dối"

Ngày nói dối thử cùng LPK chia động từ này (trước đăng rồi, nay đăng lại):

Chia verbe (động từ) nói dối

Thơ Lê phú Khải
Posted on Thứ ba, ngày 03 tháng bảy năm 2012

Tôi nói dối
Anh nói dôí
Nó nói dôi

Chúng tôi nói dối
Các anh nói dối
Chúng nó nói dối
Một dân tộc 4.000 năm chân thật
Bỗng trở thành nói dối nhất hành tinh
Vua Hùng ơi sao khốn nạn nước mình?
Chỉ có ít người nói thật
Nếu dối trá đã trở thành quốc sách

Sao quốc kỳ không in hình chú Cuội?
Quốc ca không hát điệu Lý Thông?
Sao lại giỗ bố thằng hàng xóm (Max Lê nin)
Không giỗ cha mình Lê Lợi - Quang Trung....
Sẽ có ngày sự thật sẽ nổ tung
Đưa ta về nơi ta hằng mơ ước
Nước Việt Nam chân thật của vua Hùng
Có mái đình cong cong
Có câu ca dao chồng cầy vợ cấy !!...
Không có" đỉnh cao" " định hướng" siêu lừa!
Thằng Cuội vẫn ngồi ở gốc cây đa.....

L.P.K.
Sài gòn 7/2012