22 thg 11, 2013

Giai thoại "mới" về Thầy Thái Thanh Sơn

honngv: Một anh (có lẽ cùng đơn vị với mình) học trước k ta nhiều có comment ở bài " Thái Thanh Sơn: Bước vào tuổi 80" (trong blog này). Anh kể lại vài giai thoại về thầy Thái Thanh Sơn, mà mình cho là mới, mắc dù chuyện đã diễn ra cách đây ít nhất 45 năm. E rằng nhiều người vô tình kg lần tới, mình cọp ra ngoài này đặng dễ thấy hơn.

Nặc danh18:18 18/11/2013
 
Tình cờ ghé vào đây, tôi xin góp vài kỷ niệm về thầy Thái Thanh Sơn để nhớ thầy, vào ngày nhà giáo 20/11. Thầy Sơn theo nghề toán nhưng có lẽ cũng thạo nghiệp văn?. Có một chuyện thế này: Bọn chúng tôi khi mới vào trường, được học ngay cái môn triết học. Có lẽ lãnh đạo khoa biết bọn tôi ngắc ngứ về nó, nên cử thầy Thái Thanh Sơn “Xê mi na” cho một buổi về triết học trong toán học. Thầy nói các nguyên lý triết học trong toán học thể hiện rất rõ, với 1 vấn đề toán học thì cũng dựa trên tính biện chứng, mâu thuẫn chung, mâu thuẫn riêng. Nhưng đối với dân ta nguyên lý của triết học được vận dụng trong cuộc sống được tóm gọn trong hai chữ “Vuông” “Tròn”. Từ xưa trăng tròn, trái đất vuông : Nên banh chưng biểu trưng cho đất, bánh dày biểu trưng cho trời. Mọi việc được xắp đặt hoàn mỹm, tốt đẹp gọi là “Quy Củ”; Quy là vuông, Củ là tròn. Phụ nữ khi sinh nở ai cũng mong mỏi mẹ tròn con vuông. Ai muốn đẽo “tròn” thì trước hết phải đẽo cho vuông. Thầy nói, khi xưa các bác thợ mộc tính đường kính hình tròn, nếu biết chu vi, qua câu “thần chú” : Quân bát, phạt tam, tồn ngũ, phân nhị” (chia tám bỏ ba, còn năm, chia đôi; và ngược lại : nhân đôi, chia 5, cộng thêm 3 phần) mà chẳng cần biết số “Pi” là gì. Hay chưa, thầy Sơn đã giải thích triết học trong đời sống và toán học với sự hoàn thiện của “vuông tròn”.
 
Cũng vào 20/11 năm đó, năm tôi chưa đi lính. Khi nói về người thầy, thầy nhắc tới các bậc tiền bối như bác Tạ Quang Bửu, bác Ngụy Như Kon Tum lúc đó là hiệu trưởng trường ĐH Tổng Hợp (hồi đó chưa có ĐH Quốc Gia nhé). Thầy kể một chuyện đại ý như sau: Các “anh ấy” khi còn trẻ cũng rất nghịch ngợm, trước khi lên đường sang Pháp du học, họ tới bái kiến vua Bảo Đại, nhà vua dặn: Triều đình phái các khanh qua đó học, phải ráng lấy cho được cái bằng gì đó về để dâng cho trẫm nghe. Chắc các “anh ấy” biết khi vua Bảo Đại ở Pháp chỉ ham nhảy nhót chứ không biết học hành ra sao. Sau khi tới Pháp họ lập tức tham gia 1 lớp nhảy đầm, sau đó họ gửi về dâng cho đức vua cái bằng đầu tiên, mà họ lấy được sau vài tháng trên con đường du học của họ, đó là cái bằng nhảy đầm (đúng là nhanh thật). Thầy cười và nói không biết sắc mặt đức vua lúc đó như thế nào, và ý tứ các “anh ấy” ra sao.
 
Góp vui với các bạn 2 mẩu chuyện về thầy cách đây khá lâu (43 năm) mà chúng tôi đã được thầy dạy dỗ.

PhọtPhẹt nói NHẢM

Hai tuần qua, các giải bóng đá làng Âu đều nghỉ vì vướng vòng loại World Cup 2014, thành thử cuối tuần buồn như chấy cắn. Tuần này lại "được" coi rồi. Trong lúc chờ đợi hãy xem "cái thằng" PhọtPhẹt nó nói NHẢM:

#/ Ngồi tán láo với một lãnh tụ tuyên giáo, mình hỏi sao mấy cái tàu ngầm mua của Nga ngố lại đặt tên là Hà Nội mấy lị TP. Hồ Chí Minh nhỉ? Lãnh tụ bảo, mày ngu lắm, hai thành phố đó mưa là ngập thì mua về mà lặn chứ sao. Hố hố...

Mình lại hỏi, những 6 con thì thằng Khựa cứ gọi là vãi cứt ra, chả dám đánh mình đâu nhỉ? Lãnh tụ cười hô hố, bảo tưởng mày thông minh cơ mà ngu còn hơn lợn mán. Mua về để đấy thôi, chứ nó đánh thì...lặn sạch.

Hoang mang kúa kúa...!!!

Tiếu lâm thời Zukerberg: Thỏ và gấu

Hôm qua, ĐBQH Lê Bá Thuyền nói về câu chuyện “Thỏ- Gấu” trước nghị trường: 
“Trong một cuộc thi so tài phá án được thế giới tổ chức gồm 3 nước X, Y và Z. Ban giám kháo quốc tế đã thả 3 con thỏ vào 3 khu rừng khác nhau cho 3 quốc gia này lập phương án truy tìm.

Diễn văn Gettysburg

150 năm Diễn văn Gettysburg

Cập nhật: 21:57 GMT - thứ ba, 19 tháng 11, 2013

Đài tưởng niệm Abraham Lincoln tại Washington
Diễn văn Gettysburg được ghi trên tường tại khu Đài tưởng niệm Abraham Lincoln
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
Đúng 150 năm sau, người ta vẫn nhớ tới những gì có thể được xem là phát biểu chính trị vĩ đại nhất từ xưa tới nay.