26 thg 7, 2013

NguyenChuNhạc: Thủng thẳng nhà thơ Trần Ngọc Thụ



honngv: Nhập tâm từ lâu bài thơ vui này:


          VUI XUỐNG CẤP
           Trần Ngọc Thụ (1934-2005),
      
       Trông xa, tưởng bác đã già
       Lại gần, chỉ đáng gọi là chú thôi
       Cầm tay, đích thị anh rồi
       Ngả lưng, nằm xuống, là tôi với mình.


Lời dẫn (Nguyễn Chu Nhạc) :
Đài TNVN ( VOV ) kể từ ngày thành lập ( 07/9/1945 ) đến nay, trải qua gần 70 năm, đã có một đội ngũ các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ nổi tiếng từng trưởng thành, và công tác ở VOV ( Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Xuân Thủy, Xuân Diệu, Huy Cận, Trọng Hứa, Lưu Quang Thuận, Bảo Định Giang, Đoàn Giỏi, Phạm Tường Hạnh, Nguyễn Quang Sáng, Mai văn Tạo, Vũ Quần Phương, Nguyễn Bùi Vợi, Triệu Xuân, Lê Minh Khuê, Trúc Thông, Hồ Bắc, Trần Chung, Vũ Thanh, Văn Dung, Thuận Yến v.v...). Nhà thơ Trần Ngọc Thụ là một trong số đó. Ấy vậy, tuy ông đã từng xuất bản 8 tập thơ, song đến khi khuất bóng, ông chưa từng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi mạo muộn khắc họa chân dung cố thi sĩ Trần Ngọc Thụ :

Lính chiến

Post tiếp nhân ngày 27/7 

Bác tôi về hưu đã lâu. Suốt 10 năm cuối đời của ông ngoại tôi, một mình bác chăm sóc, tắm rửa cho ông. Bác có năm người con trai nhưng hình như các anh không ai biết thời chiến tranh bác tôi huân chương đỏ ngực, giấy chứng nhận dũng sỹ phồng túi áo (theo đúng nghĩa đen). Các anh dường như không quan tâm câu chuyện về thời chiến tranh và bác cũng không muốn kể.
Hồi mới ra trường, thỉnh thoảng mệt mỏi về cuộc sống, tôi lại về thăm ông ngoại. Làng ông ngoại tôi cạnh sông La, cuối mỗi buổi chiều, tôi thường ra ngồi đầu làng ngắm nắng tắt trên dải Trường Sơn. Bác tôi thỉnh thoảng xong việc nhà thì ra ngồi cạnh tôi và nhìn lên khu mộ Phan Đình Phùng trên sườn núi. Tôi thích lịch sử nên thường gợi chuyện về những Đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị. Thỉnh thoảng bác tôi vừa làm việc nhà vừa kể chuyện, còn tôi loanh quanh đi theo lắng nghe.

Chiến binh Thành Cổ

honngv: Nhân ngày 27/7 và Chào mừng Hội CCB Thành Cổ vừa thành lập (tin trên VTV), nhớ tới Nguyễn Toàn Thắng, Trần Quang Ngân, Trần Thành Đô và bao đồng môn khác đã có những năm tháng khói lửa, sống chung với Tử thần như bài báo này:

CHIẾN BINH THÀNH CỔ

Đầu tháng 12 năm 71 hai tiểu đoàn sinh viên 5, 6 chia nhỏ bổ sung về các quân binh chủng. Còn lại một số anh em chưa vể đâu phấp phỏng chờ đợi, đoán già, đoán non đơn vị mình sẽ được điều về. Trong cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Thạc ngày 6-12 có ghi lại thời điểm đó. Hắn chê tôi sợ vào hỏa lực trợ chiến phải mang vác nặng gù lưng. Hắn chê tôi sợ chết muốn vào binh chủng tăng thiết giáp vì có vỏ thép dày che chở. Ôi, sợ chết âu cũng là lẽ thường tình của những thằng lính trẻ, 18 đôi mươi chúng tôi, chửa biết cái chi chi, chết thì tiếc lắm.

Song, cả tôi và hắn đều nhầm. Sau này, tôi nhận ra có thứ còn đáng sợ hơn cái chết. Đó là sự đầy đoạ về thân xác.