17 thg 2, 2014

Quan điểm của Phó tổng tham mưu trưởng QĐNDVN về cuộc chiến xâm lược VN của TQ tháng 2/1979

Theo blog Sao Hồng
35 năm sau cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979 – 17/02/2014); 13 năm kể từ khi Việt Nam & TQ tái lập quan hệ bình thường, truyền thông nhà nước Việt Nam (khác hẳn TQ) không được đưa tin kỷ niệm cuộc chiến theo thỏa thuận Thành Đô 1991.
Điều đó, làm tổn thương những gia đình quân và dân có người thân đã hi sinh trong cuộc chiến. Điều đó cũng xúc phạm đến vong linh những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. 
Dù kẻ thù thay đổi theo thời cuộc, thì cuộc chiến nào chống quân xâm lược cũng phải được lịch sử ghi nhận và không thể quên ơn dù một giây phút nào. Kỷ niệm cuộc chiến là để giáo dục lịch sử cho các thê hệ sau. Không phải gieo sự thù hận dân tộc.

Thời báo Năng Lượng (Petrotimes) từ hôm 12/02/2014 là tờ báo (có lẽ duy nhất) có loạt bài về cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược này. Cựu phóng viên báo QĐND Bùi Đức Toàn là tác giả của loạt bài này.
Là những người lính từng xông pha chiến trường, các anh không thể không nói, không viết và không một lý do nào có thể bịt miệng các anh mãi được. Bỡi vì chính họ hiểu hơn ai hết xương máu của đồng đội không thể dễ gì quên !
Trong loạt bài đó, mình đăng lại bài phỏng vấn Tướng Nguyễn Hữu Khảm vì quan điểm (chứ không phải nhận định) rất rõ ràng của ông về cuộc chiến !
(Có thể Petrotiems sẽ bị yêu cầu gỡ loạt bài đó, nhưng nó đã được lan truyền nhiều trang mạng và blogs rồi. Mình cũng chuyển sang đây để tưởng nhớ thế hệ đàn anh đã hi sinh vì chống quân xâm lược TQ)

Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ?

Đồng Phụng Việt
Theo blog Đồng Phụng Việt 
Đảng CSVN không tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ và cả vì sự tồn tại của chính mình là bất nghĩa.

Ngăn chặn những người khác tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ xứ sở của họ là bất nhân.

Tệ đến mức không thể tưởng tượng là chọn hình thức ca hát, nhảy múa hưởng ứng “năm văn minh, trật tự đô thị” để hóa giải chuyện tưởng niệm tri ân. Làm như thế là cố tình hạ nhục những người vị quốc vong thân. Đó là bất lễ, bất tín.

Không thể tìm được từ để diễn đạt cho đúng ý!

Xuất hành đầu năm

Đầu tuần trước mình với Cúc làm cú xuất hành đầu năm: đến thăm và chúc Tết bác Ôn. Thật mừng thấy cả bác trai lẫn bác gái đều khỏe hơn lần gặp trước. Lại thấy con xe cũ nhưng quý hiếm của con gái để nhờ và đang rao bán. Tay chơi nào có thú vui sưu tầm xe cổ thì alô cho mình nhé. Mình thử làm cò 1 cái. he he ...

 Bình hoa Tết
Con xe cổ quý hiếm

Hôm nay, ngày 17/ 2

Nguyễn Quang Vinh
Cần phải nói với nhau một câu cho nó vuông thế này: Mình và mọi người, không và không ai muốn kích động hận thù, hận thù cá nhân cũng không chứ đừng nói tới việc kích động hận thù dân tộc Việt với Trung Quốc.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lấy chữ " bình yên hợp tác" mà quên đi biến cố lịch sử của đất nước, lại là biến cố hào hùng. Với Mỹ, Pháp ta kỉ niệm, ta đưa vào sách sử cho cháu con về 2 cuộc chiến tranh xâm lược, thì với Trung Quốc, ta cũng làm như thế, rõ ràng, minh bạch, ta kỉ niệm chiến thắng Pôn Pốt ở Căm Pu Chia được thì phải tổ chức kỉ niệm chiến thắng Biên giới 1979, rứa thôi.

Nghiệt ngã phận đời công nhân ngày làm việc, tối về bán dâm

honngv: Cuộc sống người công nhân lâu nay đã cùng quẫn như thế này đây. Mình có người nhà trong Sài Gòn ra kể cũng có chuyện tương tự. Vì đâu nên nỗi ? Các sâu bự sâu ranh sao chả biết ! Buồn !

Theo doisongphapluat.com
Từ 20h đến quá nửa đêm là có hàng chục công nhân nghèo ra đứng đường ở Đoạn quốc lộ 1A trước cửa KCN Vĩnh Lộc (TP.HCM). Đoạn đường này nổi tiếng với những người "đi xe đạp bán dâm".

Rời bỏ quê lên thành phố lập nghiệp với mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nghiệt ngã thay, nhiều bạn trẻ đi làm công nhân đã bị vướng cái vòng luẩn quẩn nơi phố phường hoa lệ là thu không đủ chi.
Tiền lương công nhân trung bình khoảng trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng dường như là quá ít so với cuộc sống thị thành, nhất là thời gian gần đây, mọi thứ đều tăng giá một cách chóng mặt.
Cũng vì đồng lương eo hẹp mà đa phần công nhân đều phải làm tăng ca, ăn uống dè sẻn, chi tiêu tằn tiện cũng như luôn phải sống trong những căn phòng trọ tồi tàn. Ngoài ra, họ phải gửi con ở những điểm giữ trẻ tự phát với vô vàn những rủi ro, bất hạnh có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Một dải non sông

honngv: đọc bài này cứ như thấy hình bóng mình ở đâu đấy trong những năm tháng cùng ăn cùng ngủ cùng rèn với lính chiến "trấn ải" Lạng Sơn - những nghĩ suy và gian nan của người lính phía trước.

AFR Dân Nguyễn. 

Tôi nhập ngũ tháng 3/1979, sau đúng 1 tháng khi quân Trung Quốc đã bị đánh bật trở về bên kia biên giới. Biên thùy không còn bóng một tên bành trướng. Những chiếc mũ vải đính sao “Bát nhất”, hoặc theo giặc Tàu nằm lại chiến địa nơi chúng vừa giày xéo, hoặc theo chúng tháo chạy về bên kia biên giới.

Biên cương đã bình yên; Nhưng vết dao giặc đâm trên cơ thể Đất Nước vẫn còn chưa khép miệng. Những vết đâm của kẻ giết người bệnh hoạn để lại những phố phường chỉ còn là bình địa, những làng bản xóm thôn tan hoang, không xao xác tiếng gà gáy trưa…

Vong quốc nô nhảy bài…Vong quốc vũ !

Thái Hữu Tình 
 
Mười bảy tháng hai năm bảy chín
Sáu mươi vạn quân Tàu giày xéo Bắc biên cương
Có viên tướng Cộng sản ngang nhiên làm nội ứng
Dạy rằng Trung quốc tốt với ta
Báo động quá làm chi
Hãy ăn ngủ bình thường, súng ống cất vào kho! (1)
Một ngày sau, giặc đến!

Đầu năm hát ké - ghé bạn

Tháng giêng là THÁNG ĂN CHƠI
Hôm nay ghé Bạn rượu hơi... bét nhè !

Ghé qua nhà Nguyễn Quang Thạch và hét ké vài bài.




Bao năm bao tháng bao ngày / Nay tóc đã bạc vẫn "cày" như xưa !


Phượng Hổ tương phùng (hay Anh hùng tương ngộ cũng vậy) tại nhà Thạch.
Khá khen thay người biết "ăn chơi". Rất ý nghĩa và gây ấn tượng mạnh về TÌNH BẠN !
Ghé lại nhà Hoàng Trinh bên đất Gia Lâm tràn đầy tình yêu mến khách !
HT giới thiệu chiếc tủ cầu kỳ mang nặng tính cách riêng

Họp mặt nhân 35 năm kể từ ngày tháng ấy

Để ôn lại những tháng ngày gian khổ dọc biên giới phía bắc của 35 năm về trước, sáng qua (16/2), được sự đồng ý của nguyên Thiếu tướng Trần Thức Vân, 1 số cựu chiến binh và cựu quân nhân Viện Điện tử đã từng tham gia từ những ngày đầu và kéo dài suốt cả sau cuộc chiến biên giới xảy ra năm 1979 đã có cuộc hội ngộ vui vẻ, đầm ấm, ngập tràn tình đồng đội như những năm xưa. Tuy còn thiếu vắng nhiều người nhưng lần hội ngộ này đã để lại một dấu ấn nhất định và sẽ đi vào lịch sử của Viện Điện Tử, Viện KH & CN Quân sự; là 1 minh chứng cho đường lối chiến tranh công nghệ cao của Quân đội ta là đúng đắn và hiệu quả.

Mọi người có mặt tại đây dù ở chức vụ, cương vị nào đều đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình. Có người tham gia cả 3 cuộc chiến: chống Mỹ, đánh Khơ Me đỏ, đuổi bọn bành trướng đại Hán. Nhiều người đã anh dũng hy sinh !

Đã 35 năm Cuộc chiến biên giới fía bắc

Quay đi quay lại đã 35 năm kể từ ngày ấy, những ngày tháng căng thẳng từ 1979 đến cuối 1980, sau khi cuộc chiến biên giới phía bắc vừa tạm ngưng tiếng súng, trong quân đội biểu đồ tình trạng sẵn sàng chiến đấu vẫn duy trì mầu đỏ - mức cao nhất, mình được giao nhiệm vụ trực chiến tại mặt trận Lạng Sơn: với chức Tiểu đoàn phó tiểu đoàn công binh, trực tiếp chỉ huy, huấn luyện 1 đại đội lính kỹ thuật, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược Trung quốc nếu chúng liều lĩnh vượt qua biên giới 1 lần nữa bằng vũ khí công nghệ cao (lúc bấy giờ): Hệ thống điều khiển nổ từ xa HĐK, tất nhiên kiêm cả bảo quản, thường xuyên kiểm tra định kỳ, đảm bảo đủ cơ số khí tài theo yêu cầu nếu chiến đấu xảy ra.