31 thg 5, 2013

"Hướng dẫn" lập LINH VỊ

Có thể có bạn còn chưa biết 1 phần nào đó trong bài này, vì đi dự 1 vài đám tang mình thấy tên người mất “chưa đúng”! Vậy mình post bài này lên mong các bạn đóng góp, trao đổi thêm nhé.

HƯỚNG DẪN LẬP LINH VỊ


     Thông thường theo “Thọ Mai gia lễ” về phong tục cổ truyền Việt Nam, trong Gia Phả thay cho việc ghi tên người đã mất, các cụ thường ghi LINH VỊ của người đó. (Khi còn sống thì dùng họ tên thông thường (tên húy), khi mới chết phải lập Bài vị, sau 3 năm hết tang chuyển thành Linh vị). Linh Vị này được sử dụng trong văn cúng khấn tại các dịp giỗ, tết.
     Để lập Linh vị trước hết phải xác định đời của người phụng tự (đang giữ việc thờ cúng) để từ đó sắp xếp dần lên các đời trước đó như sau:
     Một Linh vị đầy đủ gồm 3 phần:

Phần 1: đời (đối với người thừa tự- đời lập Linh vị).
-   (Tính từ trên cao xuống):
Đời thứ nhất là Thủy Tổ khảo (tỷ) hay Tiên Tổ khảo (tỷ)
Đời thứ hai là Đệ Nhị Đại Tổ khảo (tỷ)
Đời thứ ba là Đệ Tam Đại Tổ khảo (tỷ)
Đời thứ tư là Đệ Tứ Đại Tổ khảo (tỷ)
v.v…
đến đời thứ 7 (tính từ dưới lên) là: Cao cao tổ khảo (tỷ)
cho đến đời thứ 6 (tính từ dưới lên) là: Cao tổ khảo (tỷ).
-    Kỵ ông mất lập là Cao tằng tổ khảo. (đời hứ 5 từ dưới lên)
-    Kỵ bà mất lập là Cao tằng tổ tỷ... (Hết 5 đời, kể cả đời mình, tính từ dưới lên)
-    Cụ ông mất lập là Tằng tổ khảo
-    Cụ bà mất lập là Tằng tổ tỷ
-    Ông mất lập là Hiển tổ khảo, hoặc Tổ khảo
-      mất lập là Hiển tổ tỷ hoặc Tổ tỷ.
-    Bố mất lập là Hiển khảo
-    Mẹ mất lập là Hiển tỷ
-    Anh em mất phải lập là Thệ huynh, Thệ đệ.
-    Chị em gái mất phải lập là Thệ tỷ, Thệ muội.
-    Cô, dì, chú bác mất phải lập là Đường thúc, Bá thúc cô di tỷ muội.
-    Những người trong họ chẳng may mất sớm phải lập là Mãnh tổ hoặc Mãnh (gì đó, phụ thuộc vào vai vế với người lập, ví dụ           … Mãnh thúc …, …. Mãnh cô…., …. Mãnh cậu …).

Phần 2: tên, chức sắc.
*/ Tên gồm:
1. Tên húy (tên cha mẹ đặt, dân gian còn gọi là “tên cúng cơm”);
2. Tên tự (bí danh, hoặc tên thường gọi khi đi học. Ngày xưa các cụ đi học chữ nho thường có tên tự (tên chữ, tự ở đây nghĩa là chữ, thường được chọn có ý nghĩa gì đó hoặc khi đọc thấy thuận, vần với tên húy) hoặc tên hiệu là tên tham gia hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó. (Thi sĩ, văn sĩ thường có tên hiệu. Họ tự đặt tên hiệu để nói lên ý hướng, khí phách, tâm hồn mình. Cũng có khi, biệt hiệu được người đương thời gán cho, dùng quen thành như tên vậy); có khi chỉ có tên thụy (Thụy của một vị quan (to) là do vua ban cho khi vị quan từ trần. Tên thụy nói lên tư cách hành vi của vị quan lúc sinh thời. Thường thì chỉ có những tư cách hành vi tốt thôi (Thụy nghĩa là tốt); tốt nhưng phù hợp với sự thật ! (Tên thụy ch có sau khi chết).
     Nếu có tên Thụy thì thường bỏ qua tên Tự, tên Hiệu, vì tên Thụy có ý nghĩa hơn cả.
     Nay lớp con cháu chúng ta thường chỉ có tên húy (tên cha mẹ đặt), không có tên tự hay tên hiệu nên nếu mất, Linh vị sẽ chỉ có tên húy.
*/ Lưu ý:
     - Đàn ông mất mà có người thừa tự (có đủ con trai, cháu trai) thì Linh vị được lập thường ghi: … Quý công …, hoặc …. Tính công …, (ví dụ: Hiển khảo Nguyễn Quý công húy Văn A…). Còn người mất vô tự (không có con trai, thậm chí có con trai nhưng không có cháu trai) thì Linh vị thường lập chỉ có chữ Tính. (Ví dụ: Hiển khảo Nguyễn tính tự Văn A… hay Nguyễn tính húy Văn A…).
     (Như vậy, một người (đàn ông) mất có con trai thừa tự thì đời ấy có thể lập Quý công, hoặc Tính công, nhưng đến đời sau người này không có cháu trai, thì người lập Phả có thể đổi lại thành “tính”. Ví dụ: Nguyễn tính húy Văn B phủ quân).
     -   Đàn ông khi mất hưởng thọ trên 60 tuổi thì tên Tự đặt chữ Phúc. Ví dụ: Hiển khảo Nguyễn (hay Lê) Quý công húy Văn A tự Phúc B phủ quân. Đàn ông khi mất thọ dưới 60 tuổi thì tên Tự đặt chữ Trực. Ví dụ: Hiển khảo Nguyễn Quý công húy Văn A tự Trực B phủ quân.
     -    Đàn bà có sinh con trai (cho dòng họ nhà chồng) thì khi mất Linh vị là: (Họ nhà chồng) công chính thất (vợ cả, hay thứ thất nếu vợ lẽ, hay thứ thất 2 nếu vợ 3, …) Lê Thị X. Ví dụ: Hiển tỷ Nguyễn công chính thất Lê Thị X hiệu Thục Y (hoặc Từ) nhụ nhân. Đàn bà không có con trai khi mất linh vị chỉ ghi tên húy. Ví dụ: Hiển tỷ Lê Thị X hiệu Thục (hoặc Từ) Y nhụ nhân.
(Chưa hiểu trường hợp nào dùng chữ Thục, trường hợp nào dùng chữ Từ, sẽ bổ xung sau !)
     -    Trường hợp người trước lúc mất có tham gia các hội, tổ (gì đó) của nhà Phật (tham gia đi Chùa) mà được nhà sư cấp “chứng chỉ” có Pháp danh thì bỏ qua tên tự, mà ghi là “hiệu Diệu (gì đấy). Ví dụ: Hiển tỷ Nguyễn công chính thất Lê Thị X hiệu Diệu Y nhụ nhân.

Phần 3: Giới tính.
-    Cuối cùng nam giới mất phải lập là phủ quân.
-    Nữ giới mất phải lập là nhụ nhân.
-    Người không học hành, chức sắc gì thì cả nam nữ đều có thể lập chân linh.
     Ví dụ linh vị viết: “Hiển khảo Nguyễn Quý công húy Văn A tự Phúc B phủ quân”; thì phải hiểu: đây là bố (đối với người phụng tự), tên là Nguyễn Văn A, tên tự là B, có người nối dõi, thọ trên 60 tuổi, không có chức sắc.
     Nhờ vậy chỉ đơn giản một dòng Linh vị mang rất nhiều thông tin: tên, đời, học hành, chức sắc, thừa tự hay vô tự…
     - The phong tục, tổng số chữ khắc trên bài/linh vị phải chia hêt cho 4 không có dư, hoặc chia cho 4 còn dư 3, kiêng dư 1 hoặc dư 2 ( theo cách đếm Quỷ, Cốc, Linh, Thính ) nghĩa là chữ cuối cùng phải ứng vào chữ linh hoặc chữ thính.
     -    Mỗi linh vị chỉ hợp với một đời người. Sau mỗi một đời, Linh Vị lại nâng cao thêm một bậc. (Ví dụ: đời bố đặt Linh vị cúng bố là Hiển khảo… thì đến đời con phải đổi lại Linh vị cúng ông là Hiển Tổ khảo…).
     -    Ngày sinh, ngày mất, đều là ngày Âm lịch.


     Phụ thêm: Việc thờ cúng, giỗ chạp tại gia chỉ cúng giỗ đến đời thứ 5 (nghĩa là từ Cao tằng tổ khảo (tỷ) - Kỵ - trở xuống). Từ đời thứ 6 trở lên (tính từ dưới (người giữ việc thờ phụng hay còn gọi là người phụng tự) lên thì thờ phụng tại Nhà thờ hay Từ Đường họ và “tống giỗ” vào dịp nào đó (ví dụ dịp giỗ Tổ, Thanh Minh hay rằm tháng giêng…) tùy theo mỗi họ, xem thêm ở phần Giỗ Tết).

5 nhận xét: