31 thg 3, 2013

Thư giãn ngày XĂNG TĂNG GIÁ


Thư gửi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

       Bỗng nhiên tôi muốn viết cho ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo vài tâm sự về một con đường đang bàn cãi mấy hôm nay. Là một cựu sinh viên Ba lan, viết lại chuyện cũ, may ra có giúp được ông chăng.
       Hơn một năm trước, nghe tin ông từ Bắc Ninh về làm Chủ tịch UBND Tp Hà nội nhiều người rất mừng. Một quý vị tên là Đình Hiếu đã viết thư ngỏ trên báo Lao Động. Xin trích nguyên văn một đoạn
        “Khu vực nội thành được xây tối đa chiều cao bao nhiêu mét, tỉ lệ bao nhiêu? Lô đất diện tích tối thiểu là bao nhiêu mới được xây dựng? … Sau đó công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Web của UBND TP để cho tất cả công dân và nhà đầu tư được biết và thực hiện. Khi đó chắc chắn tiêu cực nhũng nhiếu sẽ giảm tối đa.”
       Chính việc thiếu minh bạch trong quy hoạch đã làm lợi cho một số ít người quen chạy dự án, làm hỏng cán bộ công chức, gây thiệt hại cho xã hội. Người dân thủ đô không ai không xót xa trước những con đường với giá đắt nhất thế giới, nhưng Nhà nước thì không thu được gì cả vì trước đó nhiều năm quy hoạch đã được “bán” và những người biết trước quy hoạch đã nhanh chân mua trước những ruộng rau muống, ao hồ với giá rẻ như cho.
       Không hiểu lá thư ngỏ này có được ai để mắt đến không. Và nếu đọc thì những lời tâm huyết ấy có được nhớ đến khi ra quyết định cho những trung tâm thương mại cao 20-30 tầng ngay giữa Thủ đô Hà nội.
       Và đây là một bạn đọc từ Washington DC viết trên báo Tiền phong online đăng mấy hôm trước nhân chuyện đường 19-12: “Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước Thủ đô Washington DC (Mỹ) là “Paris của người Mỹ”, nhà xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. Quốc hội Mỹ đã thông qua qui định từ năm 1889, thủ đô DC không có tòa nhà nào được phép cao vượt nhà Quốc hội (cao 88m). Năm 1910, họ qui định thêm, chiều cao các tòa nhà không vượt quá chiều rộng của phố cộng với 6m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28m có thể xây nhà cao tối đa 34m (28+6). Vì thế, những building trong DC cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Đó là luật bất di bất dịch trong kiến trúc thủ đô Hoa Kỳ.”
       Qui định đó cách đây 120 năm, khi đó ông thị trưởng thành phố DC chắc chắn không thể có bằng cấp và trình độ như các vị lãnh đạo Hà nội bây giờ.
        Bác sỹ Trần Duy Hưng (là bác sỹ!) từng là chủ tịch TP Hà nội suốt từ 1954 đến 1977. Dù chuyển từ Thứ trưởng Y tế sang quản lý đô thị, bác sỹ Hưng rất thành công trong việc giữ gìn qui hoạch tổng thể thủ đô. Khu nhà lắp ghép bên Giảng Võ hay Thành Công được qui hoạch rất cẩn thận. Không có chuyện cơi nới bừa bãi trong nội thành. Không cao ốc nào được xây hay xây xen. Tầm nhìn của người trí thức từ thời Pháp như bác sỹ Trần Duy Hưng đáng kính nể.
        Chuyện hoài niệm. Người viết bài này từng du học ở Ba lan những năm 1970, thời ông Chủ tịch Hà nội là sinh viên đại học kiến trúc. Không chừng chúng ta từng đá bóng với nhau trên sân Warsaw hay gặp trong một dạ hội sinh viên nào đó.
       Tôi tin ông Thảo đã đến Krakow chứng kiến nơi đây người Ba Lan đã giữ phố cổ như thế nào. Khu trung tâm, lâu đài Wawel bên sông Vituyn, những nhà thờ có từ hàng mấy trăm năm với dãy phổ cổ kính được giữ gần như nguyên vẹn. Xin gửi một tấm ảnh, có thể gợi những hoài niệm đẹp đẽ về một xứ sở mà ông có dịp chiêm ngưỡng dưới con mắt nhà nghề KTS. Không một nhà cao tầng, không bê tông kính hiện đại. Tất cả được giữ nguyên như thuở Krakow được sinh ra cách đây mấy trăm năm.
      Thủ đô Warsaw đã bị tàn phá 90% sau chiến tranh thế giới thứ hai. Người Ba lan phải tìm từng viên gạch để xây dựng lại lâu đài cổ để thế hệ trẻ biết về quá khứ văn hóa quí tộc lâu đời.
     Tòa nhà đồ sộ Ba lan là Cung Văn hóa và Khoa học (Pałac Kultury i Nauki) cao 230m giữa Thủ đô do lãnh tụ Stalin tặng năm 1957. Tôi đã học trong đó 5 năm liền nên biết từng ngõ ngách.
      Tuy nhiên, hỏi bất kỳ người Ba lan nào về nơi đây đều nhận được cái lắc đầu. Họ không muốn nói về tòa nhà “Lomonosov – Moscow” ấy, dù nó cao vút trời xanh, là quà tặng, nhưng không phải là niềm tự hào kiến trúc Ba lan. Họ cố xây thêm vài cao ốc bên cạnh nhưng không thể lấn át được Cung Văn hóa. Sai lầm của người lãnh đạo Warsaw trong quá khứ đã để thế hệ hôm nay hứng chịu. Muốn phá đi không được, để lại thì như một cái gai nhức nhối giữa trung tâm.
      Quay lại chuyện Hà nội. Nếu trích dẫn những góp ý trên truyền thông hay tại các hội họp, định hướng cho Hà nội đẹp hơn trong những năm gần đây, có thể in được vài chục cuốn sách. Phải chăng những lời ấy như gió thoảng bay.
      Kết cục hôm nay, chắc các ông đang rất khó khăn khi quyết định số phận cho chợ 19-12 sau khi 500 tiểu thương đã về chợ tạm Phùng Hưng. Họ đợi ngày quay về tòa nhà 17 tầng hoành tráng. Nếu phải dừng dự án TTTM và tôi là một trong những tiểu thương kia sẽ nổi điên. Đặt số phận của 500 người và gia đình họ trước một sự đã rồi là điều lãnh đạo thành phố không mong muốn.
     Tểu thương và nhà đầu tư cương quyết “một tấc không đi, một ly không rời”. Thư của bà Nguyễn Thị Thịnh, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ chợ 19/12, có rất nhiều từ “kiên quyết” và gọi những góp ý trái chiều với bà là “luận điệu”, chứng tỏ độ nóng đã lên đến tột độ.
    Tuy nhiên, biến một địa điểm liên quan đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12 thành cao ốc đang làm cho những người chót đặt bút ký phải mất ngủ. Người yêu Hà nội, tôn trọng lịch sử muốn giữ lại con đường 19-12 hay biến thành công viên.
     Nếu như mọi qui hoạch được minh bạch và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chắc không đến nỗi như hôm nay. Khổ nỗi dân chỉ biết khi mọi việc đã an bài. Dân chỉ được bàn khi quyết định đã được ký. Dân còn làm và kiểm tra gì nữa.
    Trung tâm thương mại xây lúc nào và ở đâu cũng được. Sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần và một nơi, không bao giờ nhắc lại. Nếu đánh mất lịch sử nghĩa là vĩnh viễn.
   Thủ đô mừng vì ông Chủ tịch đã biến nhiều mảnh đất thành công viên, chặt ngọn nhiều tòa nhà cao tầng vì vi phạm. Với tầm nhìn của một KTS từng du học Ba lan có nền kiến trúc quý tộc, mong ông tìm được hướng ra hợp lý cho đường phố lịch sử 19-12.
   Lẽ ra, tôi không nên viết thêm về kỷ niệm Krakow xinh đẹp vì biết ông rất bận. Nhưng hôm nay, lẽ chẳng đừng, đành phải cầm bút. Mong ông định hướng cho Hà Nội tránh những sai lầm về kiến trúc đô thị hay tạo ra những “kiệt tác” như người Ba lan không muốn nhắc đến Cung Văn hóa giữa Warsaw. Xin đừng thêm những cái gai giữa lòng Hà nội cổ.
     Chợ 19-12 từng là nghĩa trang của bao người không tên tuổi, không ngày tháng, nơi của những oan hồn không khói hương. Phần đông số họ đã đổ máu, hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống hôm nay. Họ cần được biết ơn xứng đáng.
     Nếu hiểu và nghe được thế giới tâm linh, rất có thể những người ngã xuống nơi đây cũng muốn nói “Xin để lại một con đường, một công viên”. Ông Thảo có tin là nhiều người trong chúng tôi đang nghe thấu lời non nước của những linh hồn ấy.
     Thiển nghĩ, sau khi đọc những góp ý của những người yêu Hà nội đắm say, ông Chủ tịch sẽ ra được quyết định đúng đắn và không thỏa hiệp. Chúc ông may mắn.

honngv: Hãy đừng để như đã làm biến mất vườn hoa đào Nhật Tân .... 

Xả chiều chủ nhật


ĐẢNG MUỐN XỬ CÁC VỤ THAM NHŨNG LỚN

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013

Ông Nguyễn Phú Trọng (đứng) và ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp hôm 26/3
Ông Trọng thúc đẩy thành lập chân rết tại các tỉnh cho ông Thanh và đẩy nhanh xử lý các vụ tham nhũng lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thúc đẩy việc thành lập chân rết của Ban Nội chính ở các địa phương và xử các vụ tham nhũng lớn nội trong năm nay.
Trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà nòng cốt là Ban Nội chính do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, ông Trọng nói về các mục tiêu của ban trong những tháng tới:
"Căn cứ chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại [và] xây dựng nội dung công việc từ giờ tới cuối năm trên các lĩnh vực như xây dựng luật pháp, thể chế, tuyên truyền.
"Rồi tập trung vào tăng cường đôn đốc xử lý những vụ án còn đang chậm để cố gắng bảo đảm hiệu quả.
"Hay là thành lập các ban nội chính địa phương, Bộ Chính trị quyết rồi, đồng ý cho lập rồi.
"Ở dưới địa phương thì không thành lập ban chỉ đạo nhưng mà có lập ban nội chính để giúp việc, thì phải khẩn trương lập ban nội chính đi."

Tham nhũng 'nghiêm trọng'

"[H]iện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng thúc giục Ban Nội chính
Trong cuộc họp, vốn cũng có mặt cả Thường trực Ban Bí thư và cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh bên cạnh ông Thanh và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng thúc giục xử lý các "vụ án tham những lớn đã để lâu rồi".
"Bây giờ tôi đề nghị cụ thể như thế này.
"Ban Nội chính các đồng chí hệ thống hóa lại để bàn, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, hiện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng được Truyền hình Việt Nam đã lời nói Ban chỉ đạo chống tham nhũng cũng cần thúc đẩy việc "công khai, minh bạch và kê khai tài sản cá nhân của các đảng viên".
Việc chuyển quyền quản lý chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng cánh tay phải Nguyễn Bá Thanh được xem như cố gắng để ngăn chặn tình trạng mà ông Trọng nói "tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có".
Tin về cuộc họp lần thứ hai của Ban chống tham nhũng được trang tin của Đảng Cộng sản đăng chi tiết.
Trong khi đó trang của Chính phủ đăng lại bản tin thời sự của Truyền hình Việt Nam về cuộc họp.

Các vụ tồn đọng

Việt Nam đã tiến hành khởi tố hàng loạt quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2012.
Trong số những người bị  khởi tố có cả một cựu Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Trần Xuân Giá.
Ông Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, cùng các ông Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB, Trịnh Kim Quang, một nguyên phó chủ tịch khác và Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch Eximbank đều bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Trước bốn người này, tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là 'Bầu' Kiên, cũng bị khởi tố về cùng hành vi.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng dẫn ra những bằng chứng cho thấy rằng ngành ngân hàng sẽ bị nhắm tới trước tiên trong cố gắng chống tham nhũng.
Báo này dẫn lời Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh từng nói "ngân hàng không biết sợ là gì, có những vụ 'làm' một cái 4.000 - 5.000 tỉ đồng mà... tỉnh queo".

Thứ năm, 28/03/2013, 07:01 (GMT+7)
Chiều 27-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới dự.
  • Hiến pháp cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Tại buổi góp ý, rất nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ niềm phấn khởi vì dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiều nội dung, điều khoản mang tính đổi mới, phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước, thể hiện xu thế của xã hội trong tương lai, trong đó có nội dung quyền con người, quyền công dân được nâng lên một bước mới so với Hiến pháp 1992.



"Nhiều ý kiến đòi hỏi bỏ Điều 4, tôi tha thiết giữ lại Điều 4 vì lịch sử đã chứng minh Đảng đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một đất nước nhiều đảng phái lãnh đạo thì chúng tôi cũng không biết theo đảng nào. Đất nước Việt Nam chỉ cần Đảng Cộng sản lãnh đạo là đủ"
Thượng tọa Danh Lung


Ý kiến về Điều 4, Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định, trong lịch sử Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc và Phật giáo luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. “Chúng ta không thể không khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là sự thật lịch sử. Đảng ta chưa bao giờ tách rời nhân dân, đó cũng là sự thật, nhưng một bộ phận đảng viên, cán bộ đã tách rời nhân dân, đó là vấn đề phải chấn chỉnh. Đảng, từng đảng viên phải đổi mới, thực sự vì nhân dân phục vụ”, vị Thượng tọa phát biểu.

Trong khi đó, PGS Lê Mậu Hãn cho rằng, cần có nhận thức thống nhất về Điều 4 để tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, ai nói sai thì chúng ta đấu tranh. “Dân ta với Đảng thế nào? Ngay từ khi thành lập Đảng, không phải không có ý kiến phê phán Hồ Chủ tịch, Cương lĩnh của Đảng. Nhưng sự thật lịch sử qua phong trào Xô Viết cho thấy, nhân dân ta, ở mọi tầng lớp đều ủng hộ cách mạng, đó là do Hồ Chủ tịch đã đề cao lợi ích dân tộc để tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng Đảng. Lịch sử đã chứng minh, Đảng là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng vì lợi ích của toàn dân, vì lợi ích dân tộc. Thực tiễn cũng đã chứng minh một đảng luôn gắn với dân, vì lợi ích của dân tộc thì sẽ được toàn dân bảo vệ”, PGS Lê Mậu Hãn phân tích. Thượng tọa Danh Lung, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng cho rằng, về Điều 4 cần bổ sung “Đảng và đảng viên không xa rời dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của dân”, vì nếu xa dân thì không còn là Đảng của dân.
  • Nên để nhân dân bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch tỉnh?
Đặc biệt, khá nhiều ý kiến đề xuất nên suy nghĩ về việc bầu Chủ tịch nước là do Quốc hội hay toàn dân? PGS Lê Mậu Hãn đề nghị để toàn dân bầu Chủ tịch nước nhằm nâng giá trị, vị trí thượng tôn lá phiếu của nhân dân. PGS Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, kiến nghị: “Hiến pháp sửa đổi lần này nên mở ra một mốc son, một thời đại dân chủ hơn, tiến bộ hơn, đó là quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Nếu dân chỉ được bầu Quốc hội, HĐND thì hạn chế quá. Những vị trí như Chủ tịch nước, Chủ tịch chính quyền các cấp được nhân dân bầu thì không khí dân chủ sẽ rộng mở hơn. Dân bầu cử và có quyền giám sát”. Ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cũng đồng tình, để mở ra thời kỳ mới về dân chủ của đất nước, cần mở rộng quyền dân chủ trực tiếp, cần để nhân dân phúc quyết Hiến pháp. Nếu Chủ tịch nước, Chủ tịch các tỉnh thành được nhân dân bầu trực tiếp thì sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn trong thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.

Ở khía cạnh khác, ông Lê Truyền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đề nghị Hiến pháp phải tăng tính áp dụng trực tiếp, bớt đi cụm từ “theo quy định của pháp luật” vì làm hạ thấp vai trò của Hiến pháp là một đạo luật gốc cũng như thực tiễn đã cho thấy có biết bao luật cứ phải chờ đợi văn bản dưới luật để thực hiện. Về vấn đề kiểm soát quyền lực, ông Truyền cho rằng, hiện nay việc lạm quyền diễn ra nhiều nơi, vì vậy việc kiểm soát quyền lực cần được ghi rõ trong Hiến pháp, cả về quyền kiểm soát quyền lực của nhân dân và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước, không được thể hiện chung chung.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, ý kiến của các đại biểu là rất tâm huyết, sâu sắc. Ủy ban TƯ MTTQ đã tiếp thu khoảng 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp, điều đó rất đáng quý. “Chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp của Đảng, Nhà nước là rất rõ ràng, vấn đề là tổ chức thế nào cho thiết thực. Đây là việc quan trọng, từ khâu lắng nghe, tổng hợp, chuyển tải đến cơ quan cao nhất phải hết sức đầy đủ. Ý kiến của nhân dân rất nhiều, phải làm sao tổng hợp, chuyển tải được ý kiến của nhân dân. Thời gian lấy ý kiến kéo dài đến cuối tháng 9, còn nhiều thời gian cũng như khối lượng ý kiến đóng góp sẽ rất nhiều. Mục đích của chúng ta là có một bản Hiến pháp phải phản ánh được, đáp ứng được ý nguyện của Đảng, của dân. Bộ phận biên tập phải hết sức công phu… Có thể chúng tôi sẽ chủ động đặt hàng MTTQ các vấn đề chưa rõ để nghe thêm ý kiến” - Chủ tịch nước cho biết. 
PHAN THẢO

Phải làm gì ?!

Nghệ sĩ KIM CHI 

Ta đã đi gần trọn kiếp người
Dù đã chồn chân, đôi gối mỏi
Vẫn tỉnh táo nhận diện giả dối
Nỗi đau không dễ nói thành lời

Ta đã mù hết cả một đời
Đã tôn thờ điều không có thật
Ta muốn kêu cho thấu trời thấu đất
Đó chỉ là ảo ảnh mà thôi...

Bọn chúng là lũ quỉ mặt người
Chúng bịt mắt không cho nhận biết
Chúng bịt miệng những ai nói thật
Chúng bỏ tù ai muốn tự do

Tự do - no ấm chỉ là mơ
Chúng biến muôn dân thành nô lệ
Oán hận lắm mà dân lại sợ
Đất đai, tiền của chúng tóm thâu

Đặc quyền đặc lợi chúng chia nhau
Dân đói nghèo vì nhiều dự án
Quy hoạch…dự án...lại dự án...
Đẩy nông dân vào cảnh bần hàn

Bọn quan tham là lũ bạo tàn
Dùng quân đội, công an khủng bố
Nhấn chìm người dân vào bể khổ
Ta chợt nhận ra mình phải làm gì!

(Một chiều đông đầu năm 2013,
khi đi qua góc vườn hoa ở đường Quán Thánh
nhìn thấy bà con nông dân ngồi biểu tình đòi đất trong giá rét.
Kim Chi )
Theo BVB >>

"Không thể không lo"

Một số ý kiến của bạn đọc sau khi đọc bài "Không thể không lo" trên báo Thanh Niên

Báo Thanh Niên ra ngày chủ nhật 24.3.2013 trong mục Lăng kính cuối tuần (trang 1) đã đăng bài Không thể không lo. Bài này trên blog nhà có tít Đó mới chính là sự suy thoái, thưa ông Tổng bí thư. Hàng trăm bạn đọc báo Thanh Niên đã gửi ý kiến bày tỏ sự lo lắng, bức xúc trước những vấn đề mà bài báo nêu. Xin nhặt ra đây một số ý kiến của bạn đọc.

NHỮNG SUY NGHĨ TỪ BẠN ĐỌC

Lương Tri
Trong thời kỳ "bao cấp", chúng ta tuy đói kém thiếu thốn một chút nhưng mọi người đều trọng chữ "danh", mỗi con người khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến uy tín gia đình và bản thân, từ cấp trên đến cấp dưới không ai có quyền được hưởng lợi lộc hơn ai. Tôi không đề cao thời bao cấp nhưng chính thời đó nó đã để lại trong chúng ta, những người sống trong giai đoạn ấy biết trọng danh dự của bản thân và gia đình mình, người lính khi ra chiến trường luôn nung nấu trong lòng một ý chí sắt đá “chết xanh cỏ, sống đỏ ngực”, không bao giờ đầu hàng, khuất phục trước những khó khăn, gian khổ. Người ở hậu phương sẵn lòng nhịn ăn, nhịn mặc để đóng góp của cải cho tiền tuyến với lòng tin sắt đá vì một ngày mai chiến thắng, không ai nghĩ rằng minh phải đút lót cho ai để mưu cầu tiến thân, ai làm gì sai sót một chút đều bị dư luận lên án, bản thân người sai sót cảm thấy mình lạc lõng và tự xấu hổ để rồi sửa đổi cho mình tốt hơn.

Còn bây giờ, do đâu mà có nhiều chuyện tiêu cực trong xã hội như bài báo nêu lên? Tôi nghĩ rằng, chính sự vô cảm của xã hội ngày nay đã đẩy nhiều con người sa vào vòng tội lỗi, chính chúng ta đã vô cảm với mọi tiêu cực nảy sinh. Chúng ta chỉ nhăm nhăm vào những vấn đề phát triển kinh tế mà bỏ qua việc giáo dục nhân cách làm người cho lớp trẻ, chính quyền thờ ơ trong quản lý xã hội, giáo dục không quan tâm đến dạy cho lớp trẻ cách làm người, tôi vô cùng đau lòng khi chứng kiến một đứa trẻ lên 7 tuổi đã biết nói với mẹ rằng "mẹ ơi hãy cho quà cho cô giáo nhân ngày 20.11 để cô giáo đừng ghét con”, vậy thì chúng ta tin cậy vào ai, tin cậy vào cái gì đây để rồi hòng mong được một xã hội tốt hơn nếu chúng ta chỉ nhăm nhăm nhìn vào những con số, những bản báo cáo rỗng tuếch hàng năm đưa ra ở mỗi địa phương, ban ngành?".

V.Tính
Lo lắm đi chứ! Đạo đức gia đình xã hội bị băng hoại xuống trầm trọng rồi! Ra đường thấy người bị nạn không cứu giúp còn nhảy vô hôi của, hàng xóm xích mích đến can ngăn còn bị chửi, thầy cô giáo lỡ mạnh tay với học trò thì bị phạt 5 triệu?! Đâm ra xã hội này bị thói thờ ơ vô cảm ngự trị mất rồi sao?!

Võ Tấn Điền
Nguyên nhân chính là tiền, ngày nay cái gì cũng xã hội hóa thì tiền sẽ là sức mạnh cho mọi người. Người chồng là trụ cột của gia đình mà làm không ra tiền thì sinh ra rượu chè, còn kẻ có tiền thì bia bọt gái gú. Đó là đặc tính của nền kinh tế hiện nay. Dù có các nhà tâm lý giáo dục tâm huyết đến đâu cũng không thể lay chuyển ý thức khi người ta nghĩ bằng mọi giá phải có tiền.

Đỗ Quang Đán
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội tốt. nhưng gần đây nhiều chuyện quá buồn trong cái gọi là tổ ấm, là gia phong đang có chiều bất ổn, Vợ đốt chồng, con trai đốt cả nhà, rồi hãm hại nhau trong anh em ruột thịt. Đất nước lo bao việc, nhưng Ko thể Ko lo mối lo này như bài viết trong "Chào buổi sáng". Vấn đề nằm ở đâu? Ở cái nếp nhà bị đồng tiền cậy uy làm chao đảo, hay ở cái gia phong trên bảo dưới chẳng còn nghe. Trong nhà mất đi cái nếp thì hệ lụy khôn lường. Ngó lơ cái nhỏ , sẽ dễ quên luôn cả cái hệ trọng hơn. Con quay lưng với cha mẹ. Vợ quay mặt với chồng. Nhìn xem ngày càng nhiều vụ ly hôn thì đó là tổ ấm có chuyện. Lớp trẻ giờ coi hôn nhân nhẹ nhàng nên tổ chưa đủ ấm đã lại lạnh. Rất nhiều chuyện đau lòng bởi lý do chả đâu vào đâu, Chỉ quá chén say một tý cũng án mạng rồi. Bao cuộc tình tay ba, tình công sở cũng sinh chém giết, rồi dằn mặt nhau trong làm ăn ôi bao chuyện quá buồn! Xây dựng gia đình văn hóa mới mà ông tổ trưởng dân số đầu năm ấn vào tờ ĐK, cuối năm trao cho tờ chứng nhận Gia đình văn hóa chả biết gia đình đó có văn hóa hay Ko?
................

Đừng tự ru ngủ mình và nhân dân mình nữa


     Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bao nhiêu năm nay, dù hình thức là hữu nghị, 4 tốt 16 chữ vàng nhưng thực chất luôn căng thẳng, thậm chí đối địch, tiềm ẩn quá nhiều bất ổn. Nguyên do thì nhiều, nhưng có thể thấy rõ trước hết là bởi những mưu đồ, dã tâm của giới cầm quyền Trung Quốc, ngoài ra là do cách ứng xử "khôn khéo" của những người đang lãnh đạo Việt Nam. Phải nhìn cho rõ để xác nhận bản chất của vấn đề, chứ không phải cái gì cũng đổ tại "thùng rác" Trung Quốc.
      Xét về bản chất, từ bao lâu nay, ý đồ mở rộng lãnh thổ, bành trướng trên biển, thực hiện mộng bá quyền (thực chất là đế quốc) của giới cai trị Trung Quốc không hề thay đổi. Càng về sau càng lộ rõ. Và rõ nhất là khi những kẻ đóng mác cộng sản nắm quyền thống trị xứ ấy. Chỉ có điều chúng có sách lược tinh vi, biết che đậy đánh lừa dư luận, cương nhu đầy đủ, bài bản rõ ràng. Mức độ ngày càng tăng, bản chất ngày càng nghiêm trọng, hành động ngày càng dồn dập, ý đồ ngày càng lộ rõ. Những hành vi, vụ việc xâm chiếm lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhất, không thể chối cãi về thủ đoạn "miệng nam mô, bụng một bồ dao găm" của bè lũ cầm quyền Bắc Kinh.
     Quan hệ "anh em" giữa hai nước được xác lập từ năm 1950 nhưng ngay sau đó Trung Quốc đã công khai bộc lộ ý đồ thôn tính Hoàng Sa, qua bản tuyên bố về hải phận (năm 1958). Thì cứ cho lúc bấy giờ do hoàn cảnh nên chúng ta đã không thể phản ứng (chứ điều này thì lịch sử đã phán xét rồi), tạm thời không trách những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khi ấy. Tiến thêm bước mới, năm 1974, thấy miền Bắc không tỏ thái độ rõ ràng, Trung Quốc hoàn tất việc chiếm trọn Hoàng Sa. Năm 1975, Trung Quốc chiếm tiếp một số đảo trong quần đảo Trường Sa khi ấy hoàn toàn thuộc chủ quyền nước Việt Nam anh em, tức là Bắc Kinh xác định hướng nam tiến rất rõ ràng. Đỉnh điểm năm 1988 Trung Quốc xua quân chiếm đảo Gạc Ma, đảo quan trọng chiến lược nhất trong một cụm đảo của quần đảo Trường Sa. Điều rất khó hiểu là khi đó Gạc Ma hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam trên cả thực tế lẫn pháp lý, nhưng người anh em Trung Quốc chiếm mà Việt Nam chỉ phản ứng rất yếu ớt. Từng hãnh diện có lực lượng hải quân hùng mạnh sau chiến thắng 75, vậy mà các nhà lãnh đạo thời ấy không dám ra lệnh phản công chiếm lại đảo, để đảo bị mất đến tận bây giờ. Một ông em tôi, thượng tá công an (trên blog Kha Trà Phương) đã đặt lại vấn đề mà tôi thấy rất có lý: Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đảo Gạc Ma, lịch sử cần nêu rõ, biên lại cụ thể khách quan, không thể lờ tít tìn tịt, ù xọe mãi. Sau khi đã hoàn chỉnh chiến lược chiếm biển Đông, nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục khiêu khích Việt Nam, xua tàu dân sự ra vi phạm chủ quyền, bắt ngư dân, bắt tàu đánh cá, cắt cáp dầu khí, tuyên bố lập thành phố Tam Sa, tổ chức tuyến tua du lịch, khẩn trương xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa giàn khoan ra biển Đông, tăng cường lực lượng hải giám, hải quân... Trước kia, những tranh chấp giữa hai nước phần lớn chỉ xoay quanh vấn đề Hoàng Sa (bởi Trường Sa đương nhiên thuộc chủ quyền Việt Nam) thì càng về sau càng chuyển hướng đậm về Trường Sa. Trung Quốc đã cố ý coi Hoàng Sa là của họ, không có gì bàn cãi nữa, giờ chỉ cần "giao thiệp" với nhau về Trường Sa thôi. Rõ ràng trong sự lấn lướt của Trung Quốc có phần trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam. Mềm nắn rắn buông. Cứ mềm mãi nên phải chịu lùi.
     Lạ là, khi thực tế sờ sờ như vậy, vẫn có những vị tỏ vẻ có "đầu óc chiến lược" khôn ngoan hơn người, lên giọng mắng mỏ người khác, đại loại "thế các ông muốn gì, muốn chiến tranh chắc?". Hỏi chi hỏi lạ. Ai chả muốn hòa bình, ai chẳng ghét chiến tranh. Chả nhẽ chỉ có mấy vị là muốn hòa bình thôi ư? Thời nhà Trần thế kỷ 14, thế giặc mạnh, không ít vị vương công tột đỉnh, bộ mặt triều đình, như Trần Kiện, Trần Ích Tắc đã chả khuyên thế thủ, cầu hòa, đầu hàng đó sao. Lúc ấy thiên hạ có mấy ai dám chê các ả Trần. May mà cấp cao hơn của vương triều Trần đã nhận ra chân tướng họ. Còn nhiều vị lãnh đạo ngày nay bám lấy chủ trương khôn khéo, mềm dẻo, cố gắng duy trì hòa bình, ổn định. Vì đại cục, không sử dụng vũ lực. Ta cao đạo thế nhưng Tàu nó không thế. Nó cứ muốn đẩy ta mãi đến cùng đường. Chúng không cho ta yên ổn. Vậy thì cái sự ổn định chông chênh, bị tấn công liên tục đó ai dám bảo đảm là nó sẽ ổn định.
     Trung Quốc đã không thèm đếm xỉa đến sự khôn khéo của Việt Nam. Việc dùng tàu hải quân bắn cháy tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngày 20.3 là liều thuốc thử của họ. Có lẽ nhà cầm quyền Trung Quốc đã mừng khi thấy sự phản ứng chậm chạp, yếu ớt của Việt Nam. Thay vì phải lên tiếng phản đối ngay sau khi nắm được vụ việc, mãi 2 ngày sau người phát ngôn của Việt Nam mới lên tiếng, thậm chí báo Tiền Phong phải lột bài đã đăng. Điều cần làm ngay thì không làm, nhưng Việt Nam lại rất nhanh chóng trao tiền giúp ngư dân bị nạn, tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm, tuyên truyền ca ngợi việc bảo vệ lá cờ khi tàu bị cháy cabin... Tất cả những điều đó đều cần, nhưng chỉ có giá trị với chính chúng ta, chứ không mảy may tác động đến Trung Quốc để làm thay đổi hành vi của họ. Chúng ta chỉ nhanh thứ không cần nhanh, và rất chậm điều đừng để chậm. Khi sử dụng hải quân, Trung Quốc đã quyết định đụng đến điểm chạm nguy hiểm có thể nổ bùng phá tan mối quan hệ mà họ không cần giữ nữa. Sự phản ứng yếu ớt của Việt Nam cũng sát sạt vào điểm chạm không có lợi cho chính Việt Nam: thế giới xem thường, dân chúng mất lòng tin, Trung Quốc được đà lấn tới.
     Chả ai muốn chiến tranh, nhưng phải giữ được tư thế của một dân tộc, một quốc gia. Dư luận thế giới sẽ không ủng hộ ta khi ta nổ súng trước, nhưng sẽ đồng tình, đứng về phía ta khi ta cứng cỏi không chịu cúi đầu khuất phục trước Trung Quốc. Nó bắn cháy tàu ta, trên vùng biển chủ quyền ta, ta có quyền tự vệ, bắn trả, phản công. Cứ sợ nó khiêu khích, lấy cớ để làm càn thì kéo dài sự sợ hãi khiếp nhược đến bao giờ. Hùm sói có khi nào chê thịt. Hay là đợi đến khi mạnh, đủ lực để chống chọi. Mình mạnh, nó không mạnh chắc? Mình đi tắt đón đầu, nó chấp nhận đi đường vòng ôm đuôi chắc?  Sao chẳng nhớ lời dạy của cụ Hồ "chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới... Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên" (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- 1946). Và xin các vị "yêu hòa bình" trước khi dậm dọa người khác "muốn chiến tranh chắc?" hãy ngẫm câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
"Hỡi những tấm lòng lạnh tanh máu cá
Những nhiệt tình xuống quá độ âm
Có nghe tiếng ngư lôi và cao xạ
Giặc đến đánh ta thì ta đánh trả
Giữ hòa bình phải đâu bằng mọi giá
Giá hòa bình là quật ngã bọn xâm lăng" (Sao chiến thắng)
     Quật ngã bọn xâm lăng. Đó là sự khôn khéo nhất để giữ hòa bình, một nền hòa bình đích thực. Đừng tự ru ngủ mình và nhân dân mình nữa.

30.3.2013

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN

Vụ ông Vươn: 'Chính quyền sai hoàn toàn'

Cập nhật: 12:03 GMT - thứ bảy, 30 tháng 3, 2013


Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.
Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.
Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.
Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội "giết người và chống người thi hành công vụ."
Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với vụ án Nọc Nạn (xem bài dưới đây) xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.
"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.
"Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ", luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.
Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.
Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.
Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.
"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng"
Luật sư Trần Vũ Hải
Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là "tội và công" của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.
"Về tội, anh Vươn chỉ làm "trầy da, tróc vảy" mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.
"Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.
"Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ", nhà báo Huy Đức bình luận.

'Ân giảm nếu nhận tội'?

"Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người"
Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận
Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.
Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ "tự vệ chính đáng."
Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.
Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.
Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

'Tự vệ chính đáng'

Ông Lê Văn Hiền
Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền
Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề "Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh "tự vệ" ở vụ án Đoàn Văn Vươn" đặt vấn đề:
"Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.
"Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng."
Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: "Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội."
"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp"
Nhà báo Hồng Ngọc
Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết "Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực", tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa - Thể thao đưa ra quan điểm:
"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,
"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn," nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

Luật sư Trần Vũ Hải nói về phiên xử ông Vươn

Cập nhật: 12:50 GMT - thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.
Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ án, lưu ý với BBC rằng tòa án cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân, trước khả năng sáu người bị xử vì tội "giết người và chống người thi hành công vụ."
Ông Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.
"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.
"Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ", luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Vụ án Nọc Nạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Vụ án Nọc Nạn (tiếng Pháp: l’Affaire de Phong Thanh) - tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá và quan chức [thực dân Pháp]] cùng tham quan Nam triều[1]. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, sau này, được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của nông dân với thực dân Pháp.

Mục lục

Diễn tiến vụ việc

Nhà Hương chánh Luông khai phá đất

Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn xin khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.
Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lý do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

Âm mưu của Hoa kiều Mã Ngân

Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.
Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.
Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán lô đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 ha cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.

Bà Tr (mẹ vợ anh ruột quan phủ H) vào cuộc

Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mã tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mã tà phải rút.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ý bắt giữ bà hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự. Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Út Trong rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”

Thảm kịch đồng Nọc Nạn

Sáng 16 tháng 2 năm 1928, khoảng 7g, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trong, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trong, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trong không đi, còn yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận.
Tournier từ chối, tát tai Trong. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi. Bouzou tước dao khỏi tay Trong. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến, đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.
Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier, bắn tiếp, làm nhiều người thương vong. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 tại bệnh viện Bạc Liêu.

Phiên tòa

Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa.

Diễn biến phiên tòa

Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào.
Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier nổ súng trước. Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn.
Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám cãi cấp trên của mình là tri phủ H., người theo phe bang Tắc và là chủ tịch Hội đồng phái viên.
Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ.
Bang Tắc ra làm chứng, nói không hối hận gì. Viên hội thẩm bức xúc: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Ông đề nghị tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm nhẹ cho cô Trong và Miều (em rể Biện Toại, chồng Liễu).

Biện hộ của luật sư

Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).. Ông cũng ca ngợi lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

Án tuyên

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.

Làn sóng công luận

Báo chí Sài Gòn bấy giờ đua nhau phản ánh vụ Nọc Nạn. Nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, kể cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ bị áp bức quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đẩy họ đến đường cùng.
Các phong trào yêu nước bấy giờ đang sôi nổi. Hai năm trước (1926) vừa xảy ra đám tang chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Đảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu cũng vừa ra đời. Dù chủ trương Pháp-Việt đề huề, ông Bùi Quang Chiêu chính là người lập tờ báo tiếng Pháp La Tribune Indochinoise. Phóng viên báo này - Lê Trung Nghĩa - đã nhờ hai luật sư Tricon và Zévacon biện hộ cho gia đình Biện Toại.
Tại tòa, trừ tờ La Dépâche l’Indochine, tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt: L’Écho Annamite, Đông Pháp thời báo, L’Impartial, l’Opinion, Le Courrier Saigonnais, Le Phare, La Tribune Indochinoise.
Sau phiên tòa, các nhân sĩ và đồng bào ở Phong Thạnh như các ông Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rai, Bùi Văn Túc ở Long Điền, làm tiệc cảm ơn hai vị luật sư và các nhà báo Pháp và Việt, theo truyền thống trung hậu và hào hoa cố hữu của người Bạc Liêu. Bà Hương chánh Luông cũng tham dự buổi tiệc này.

Xăng lại tăng rồi!

Xăng tăng rồi

Xăng tăng ri…
Anh còn đón em không?
Hay là thôi, mình đi xe bus.
B ăn rau và thôi ăn tht.
Ung nước mình ch
Ngày y… tăng lương.

Xăng tăng ri…
Anh còn đợi em không?
Đi xe đạp anh đến nhanh không được.
B hi vng và thôi mơ ước.
Giá c tăng ri…
Chng gim đâu anh.

Khi giá xăng tăng kỷ lục thì món quà cầu hôn còn gì ý nghĩa hơn xăng.

Tình yêu nếu cũng luôn tăng như xăng thì tốt biết bao

Xăng tăng kéo theo sự tăng giá của một loạt các mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên chỉ có thứ không tăng hoặc tăng mà cũng như không chính là đồng lương của mọi người.


Nhà "tiên tri" Trịnh Công Sơn


(Thethaovanhoa.vn) - Với tên gọi "Đóa hoa vô thường", đêm nhạc 12 năm tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra vào ngày 31/3 tại tại khu công viên The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), TP.HCM.
Bài này còn bị cấm
“Gia tài của Mẹ”
Trịnh Công Sơn

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt … buồn (?!)

Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên mầu da
Con chớ quên mầu da nước Việt xưa
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa.

Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.

Giá ơi, xin giá đừng tăng*

Giá xăng VN 'tăng cao nhất trong lịch sử'

          Tối ngày 28/3, giá xăng dầu trong nước sẽ đồng loạt tăng trong bối cảnh quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp xăng dầu đã cạn.
          Giá mới sẽ có hiệu lực kể từ 8h tối, theo đó giá xăng tăng tối đa 1.430 nghìn đồng/lít, …
          Như vậy, mức giá mới 24.580 nghìn đồng/lít xăng hiện là mức cao nhất từ trước đến nay.

Nguy cơ tái lạm phát?
          Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn ngày 26/3 về việc Ngân hàng Nhà nước mới hạ lãi suất, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã cho rằng lạm phát đang phát triển 'phức tạp'.
          Tuy nhiên, ông Doanh nói đến việc chính phủ "đã có nỗ lực không cho phép tăng giá xăng dầu thời gian vừa qua" như là một trong những yếu tố đang góp phần kiềm lạm phát, tạo khoảng trống cho việc hạ lãi suất.
          Mặc dù vậy, kinh tế gia này cũng cảnh báo những yếu tố có thể khiến lạm phát quay trở lại:
          "Nhưng có nhiều dấu hiệu điện có thể sẽ phải tăng giá vì họ sẽ phải dùng dầu DO để sản xuất thay cho than và khí, vì thế giá thành sẽ lên cao và họ có thể sẽ phải nâng giá điện."
          "Đó là chưa kể đến những yếu tố khác như chi phí y tế của các bệnh viện của một số tỉnh cũng muốn tăng lên."
          "Tất cả những yếu tố đó có thể làm lạm phát tăng trở lại."
          Giờ đây, khi giá xăng dầu đột ngột bị tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ, một trong những yếu tố kiềm chế lạm phát mà ông Doanh nói đến có vẻ như đã mất đi.

(*):  Lời trong "Lời ru buồn cho giá". (đã post trước đây).