25 thg 4, 2012

Tranh cầu Hàm Rồng

Bức tranh này Mình vẽ năm 2010 (chép lại một bức tranh treo ở nhà của Lương Đại Dũng)

  Xin gửi tặng các bạn K14 nói chung và các bạn Hoa Thanh Quế một bức tranh vẽ về cây cầu Hàm Rồng và đôi bờ sông Mã. Đây là bức tranh mình chép lại tranh của một họa sĩ  đã vẽ từ khoảng trước năm 30 của thế kỉ trước (theo lời của Lương Đại Dũng). Một lần đến nhà Dũng chơi,  mình đã thấy bức tranh này, được chủ nhân cho phép mình đã chụp ảnh và chép lại, cây cầu Hàm Rồng xưa là cầu treo như trong bức tranh. Bức tranh này mình thể hiện được khoảng 70%  tinh thần và sắc thái của bức tranh gốc (bức tranh gốc cũng đã được sửa lại một chút về màu sắc). Vậy kính mời các bạn chiêm ngưỡng.  

3 nhận xét:

  1. Cám ơn Kỳ Châu đã đăng bức tranh Cầu Hàm Rồng do bạn vẽ để các bạn K14 cùng thưởng ngoạn. Quốc ghen tị vì tài hoa của bạn đấy. Ở tuổi ông/bà nội/ngoại như chúng mình hiếm bạn còn duy trì và dày công luyện được hoa tay như bạn, một thú vui trong sáng và tao nhã… cứ như thế này chắc bạn phải sống trên 150 tuổi.
    Tuy nhiên đã là tác phẩm nghệ thuật thì phải có phê bình (đừng có nghĩ là Quốc ghen tị với bạn mà phê bình không khách quan nhé, chỉ là ý kiến riêng thôi mà).
    1/ Về bố cục: đây là điểm không hay nhất của bức tranh, may thay vì là bức tranh được chép lại nên nó không phải ý tưởng của Kỳ Châu. Không hay ở 2 điểm: (a) về phối cảnh thì chiếc cầu hơi lớn quá, may mà kiến trúc của các dây cáp treo và các dây cáp giằng chiếc cầu tạo nên tiết tấu cho bức tranh, đã gỡ gạc lại được phần nào; (b) chủ đề của bức tranh (chiếc cầu) cắt ngang chính giữ bức tranh, tạo nên cảm giác hơi tức mắt, tuy nhiên đây có thể là ý tưởng của tác giả, muốn gây cảm giác chới với trong không trung.
    2/ Về màu sắc: đẹp, rất đẹp. Ánh sáng, độ tương phản và sắc màu của các cảnh vật trong bức tranh vừa đủ, tạo nên không gian và thời gian thanh bình trong 1 buổi chiều êm ả…

    Trả lờiXóa
  2. Ngắm lại bức tranh, Quốc lại có 1 cảm nhận khác: đặt chiếc cầu Hàm Rồng (chủ thể của bức tranh) cắt ngang chính giữa bức tranh và cũng chính là đường chân trời, lại là 1 ưu điểm lớn của bức tranh. Vì nó tạo hiệu ứng cho chiếc cầu bay cao vút trên mặt sông với vẻ đồ sộ và hùng vĩ không kém cạnh 2 trái núi ở 2 đầu cầu,. Theo Quốc, đây là sự phá cách hợp lý và thành công của tác giả, miêu tả sự đồ sộ và vững trãi của chiếc cầu mà không thiếu vẻ mềm mại và uyển chuyển (những nét vẽ lờ mờ của chiếc cầu cùng với tiết tấu của cáp giằng đã tạo nên hiệu quả này).

    Trả lờiXóa
  3. Thật là độc đáo. Tks KyChâu!
    Đến nhà đã biết khiếu vẽ của KC, nay mới đc tường minh 1 bản. Gớm! giữ kín thế!
    Theo cách nhìn người trần mắt thịt của mình thì tạm thấy tế này: Các cảnh fụ như trời mây, sông núi, nhà cửa khá tuyệt. Mấy con thuyền mới thơ mộng làm sao! (nếu kg có cây cầu và 2 ngọn núi cứ tưởng sông ... Hương !). Chỉ riêng cây cầu sao cứ thấy kg ổn thế nào ấy, (đáng ra fải là điểm nhấn của bức tranh), kg tương xứng với cảnh fụ, mặc dù tác giả đã cố lờ đi fía 2 đầu cầu. Sàn cầu thì hình chiếu, khung treo thì fối cảnh. Tóm lại cây cầu còn vẽ quá đơn giản, bị chìm trong cảnh fụ.
    Nói vậy nhưng bức tranh quả là lãng mạn, tác giả fải yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, quê hg đất nc lắm mới có thần như vậy.

    Trả lờiXóa