8 thg 12, 2013

Thiểu số chưa hẳn đã sai, ý kiến của đại biểu HĐND Nguyễn Hữu Kiên

Gặp đại biểu HĐND duy nhất không “bấm nút” tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
(LĐO) Thảo Nguyên
Ông Nguyễn Hữu Kiên (ảnh nhân vật cung cấp).
Ông Nguyễn Hữu Kiên - một công dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Từ Liêm, đồng thời là Đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Từ Liêm, nhiệm kỳ 2011-2016 - là đại biểu duy nhất tại cuộc họp HĐND huyện diễn ra sáng 5.12 không “bấm nút” tán thành phương án tách huyện Từ Liêm thành 2 quận.

LTS:  Sau khi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, thành lập 2 quận, đã có một số ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Để rộng đường dư luận, Báo Lao Động điện tử xin đăng các ý kiến đa chiều.
Sáng 5.12, Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm đã họp bất thường nhằm thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 quận và 23 phường mới. Có 32/33 đại biểu có mặt đồng ý với đề án này, chỉ có 1 đại biểu duy nhất không tán thành với lý do không đồng ý về việc tách thành 2 quận và ông Kiên xác nhận đại biểu đó chính là ông.
Thời gian thông qua nghị quyết nhanh chóng “ngoài sức tưởng tượng”
Đại biểu Nguyễn Hữu Kiên cho rằng, việc dồn ép thời gian chỉ trong vòng 6 ngày để làm các thủ tục họp dân, thông qua các nghị quyết tại HĐND 3 cấp quả là một kết quả nhanh chóng “ngoài sức tưởng tượng”. 
“Chẳng nhẽ HĐND TP.Hà Nội họp kỳ này thôi và sẽ không họp nữa? Việc quan trọng ảnh hưởng đến 550.000 người dân sao lại phải làm gấp rút như thế?”
Ông Kiên phân tích, Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận vào ngày 26.11, sau đó huyện triển khai yêu cầu trong vòng 6 ngày phải lấy được ý kiến của 550.000 người dân trên địa bàn, như vậy là quá gấp rút. 
Ông Kiên cũng chỉ rõ, tại cuộc họp dân nơi ông đang sinh sống tại thôn Đông Sen, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội, bản thân các cán bộ chủ chốt truyền đạt ý kiến tới người dân còn chưa nắm vấn đề rõ ràng, thậm chí Bí thư của thôn còn phát biểu, phương án này đã được Quốc hội thông qua, giờ bà con chỉ biểu quyết có đồng ý hay không.
Ông Kiên đã lên tiếng trong cuộc họp đó rằng: “Quốc hội trong kỳ họp vừa rồi không thông qua phương án nào gọi là tách Từ Liêm thành 2 quận, thẩm quyền này cũng không thuộc thẩm quyền của Quốc hội”. 
Đại biểu Nguyễn Hữu Kiên cũng phân tích, theo Nghị định 34, hoàn thành việc lấy ý kiến chưa phải là ý kiến đó đã được chốt và người dân hoàn toàn có quyền tham gia các nội dung khác, ví dụ họ có thể đề xuất phương án khác, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với phương án mà cấp trên đã đề ra.
Không nên tách huyện Từ Liêm thành 2 quận 
Theo quan điểm của ông Kiên, phương án thành lập 2 quận từ địa giới hành chính của huyện Từ Liêm là không phù hợp. Ông Kiên cho rằng, việc thành lập 2 quận như vậy sẽ dẫn tới phát sinh một bộ máy hành chính mới với khoảng 500-700 công chức, cùng với đó là xây dựng hệ thống trụ sở, sân vận động, viện kiểm sát mới, công an mới,… một loạt các vấn đề cần phải xây dựng.

Mô hình huyện Từ Liêm được tách thành 2 quận.
Một số ý kiến lý giải rằng, nếu chỉ thành lập quận Từ Liêm và giữ nguyên hiện trạng thì quá lớn và không quản lý được. Nhưng theo ông Kiên, “tại sao lớn quá thì sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội làm gì. Trung Quốc là một nước lớn như vậy mà cũng chỉ có 22 tỉnh và 11 cơ quan ngang tỉnh. Hàn Quốc - có diện tích tương đương gần 1/3 diện tích nước ta cũng chỉ có 8 tỉnh. 
Còn trong nước, ở TPHCM, quận Gò Vấp có số dân 550.000 người cũng chỉ thành lập 1 quận, hay phường 12 của quận Gò Vấp - hẳn  100.000 người, sao họ vẫn quản lý được. Nếu thành lập 2 quận sẽ phát sinh ra một số lượng lớn công chức và trụ sở phải xây dựng. Trong bối cảnh kinh tế như thế này có nên không?”
Ông Kiên cũng khẳng định, việc tách Từ Liêm thành 2 quận cũng không phù hợp với Hiến pháp vừa được thông qua: “Ta chủ trương thành lập chính quyền đô thị gồm 2 cấp, cấp thành phố và cấp phường. Tại sao lại sinh ra thêm một bộ máy cồng kềnh như vậy, về sau nếu triển khai theo Hiến pháp thì phần trung gian là quận này sẽ đưa đi về đâu, nó không phù hợp với thực tiễn”. 
Ông Kiên cho rằng, quan điểm tách Từ Liêm tách 2 quận là góc nhìn của riêng Từ Liêm. “Ngày xưa, Từ Liêm cũng đóng góp cho việc thành lập 2 quận Cầu Giấy và Tây Hồ. Hai quận này hiện tại đều chỉ có 8 phường. Nếu Từ Liêm to quá, sao không tách một phần của Từ Liêm vào Tây Hồ, một phần vào Cầu Giấy, nếu cần thiết nữa thì một phần vào Thanh Xuân, phần còn lại thành lập quận Từ Liêm.
Còn nếu về quan điểm quản lý thì hoàn toàn có thể đưa Từ Liêm chỉ thành 1 quận, vì chúng ta đang từng bước đi vào chính quyền điện tử, đưa công nghệ vào quản lý, vậy tại sao càng quản lý lại càng kém đi?” 
Chớ để “hứa treo”
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của huyện Từ Liêm và theo tầm nhìn 2020-2030, Từ Liêm sẽ nằm trong nội đô, trụ sở của các bộ ban ngành đều chuyển về Từ Liêm thì việc đưa huyện này thành quận là hợp lý; nhưng theo ông Kiên, cách thức tiến hành cũng phải hết sức cân nhắc, không nên đưa ra những lời “hứa treo” với người dân.
Ông Kiên cũng đưa ra bài học của quận Tây Hồ. Quận này được thành lập năm 1995, từ năm đó tới 2003 gần như đầu tư cho cơ sở hạ tầng không tăng là mấy. Mọi người hi vọng lên quận sẽ được đầu tư nhiều hơn, nhưng nhìn lại thì không được như vậy. Từ năm 2004-2005, đầu tư tăng lên sở dĩ vì thu hồi đất đai, bồi thường nhiều nên có nguồn chứ không có định hướng lên quận phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho khớp nối. 
Bên cạnh đó, ông Kiên phân tích, nếu nhìn tổng thể, tách thành Nam và Bắc Từ Liêm sẽ nảy sinh bất cập là Nam Từ Liêm rất phát triển vì khu vực này tập trung các công ty, các trụ sở lớn và được đầu tư nguồn vốn lớn, phần còn lại ở phía bắc của huyện chủ yếu là đất nông nghiệp sẽ không có nguồn vốn để phát triển. Nếu câu chuyện của Bắc Từ Liêm lặp lại vấn đề của quận Tây Hồ thì đó vẫn là điều đáng bàn.

Vô cùng thương tiếc lãnh tụ Hòa bình, Tự do Nelson Mandela

Những lời đáng nhớ của Mandela

Cập nhật: 14:49 GMT - thứ sáu, 6 tháng 12, 2013
Ngôn ngữ là một trong những vũ khí đặc biệt nhất được Nelson Mandela sử dụng trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng cho người da đen ở Nam Phi.
Xin giới thiệu với quý vị một số lời nói đáng nhớ của ông.
Kết thúc bài tự biện hộ kéo dài ba tiếng tại phiên tòa xử ông tội phản bội năm 1964:
“Tôi đã chiến đấu chống lại ách đô hộ của người da trắng, và tôi chiến đấu chống lại ách đô hộ của người da đen. Tôi yêu quý lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, ở đó mọi người chung sống hòa thuận, đồng đều cơ hội. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng mình có thể sống vì nó và đạt được nó.
Nhưng nếu cần, vì lý tưởng đó tôi sẵn sàng hy sinh.”
Thư gửi từ Đảo Robben, tháng Tư 1971:
“Có những khi trái tim tôi suýt ngừng đập, bị kéo chậm lại vì mong ngóng.
Tôi muốn được tắm lại lần nữa nơi dòng sông Umbashe, như đã từng vào năm 1935.”
Nói về thời gian bị giam giữ ở Đảo Island (từ tự truyện, Đường dài đến Tự do, 1994):
“Bị biệt giam là khía cạnh gớm guốc nhất của cuộc sống tù đày. Không có kết thúc hay bắt đầu; chỉ có trí óc của ta ở đó, và nó có thể bắt đầu chơi trò lừa lọc với ta. Đó là giấc mơ hay nó đã xảy ra? Ta bắt đầu nghi ngờ mọi thứ. Tôi đã có quyết định đúng không, sự hy sinh có đáng chăng? Ngồi một mình, không thể tránh khỏi những câu hỏi ám ảnh này.

Nelson Mandela đứng trước xà lim từng giam giữ ông hồi năm 2003
Nhưng cơ thể con người có khả năng to lớn để thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt. Tôi phát hiện rằng người ta có thể chịu đựng những điều không thể chịu đựng nếu giữ được tinh thần mạnh mẽ ngay cả khi cơ thể bị thử thách. Niềm tin sắt đá là bí mật giúp vượt qua; tinh thần bạn có thể đủ đầy ngay cả khi dạ dày bạn rỗng.”
Mô tả ngày ra tù năm 1990 (viết trong tự truyện, 1994):
“Máy ảnh bắt đầu bấm như một đàn thú kim loại. Tôi nâng bàn tay phải lên và có tiếng hô vỡ òa. Đã 27 năm tôi không thể làm chuyện đó, và nó cho tôi ngợp ngời sức mạnh và niềm vui.”
Về trại giam (tự truyện, 1994):
“Một kẻ lấy đi tự do của người khác cũng là một tù nhân của sự hằn thù. Y bị nhốt đằng sau song sắt của thiên kiến và hẹp hòi…Người bị đàn áp và kẻ đàn áp đều cùng bị tước đoạt tính nhân đạo.”
Về hòa giải (khi nhận Nobel Hòa bình 1993 chung với Tổng thống Nam Phi FW de Klerk):
“Giá trị của giải thưởng chung của chúng tôi sẽ và phải được đo bằng hòa bình mà sẽ chiến thắng, vì tính nhân văn chung kết nối người da đen và da trắng thành loài người, nó sẽ nói với mỗi chúng tôi rằng tất cả đều sống như những đứa trẻ thiên đường…
Nhưng trong nước chúng tôi vẫn còn một số sai lầm tin rằng họ có thể đóng góp cho công bình và hòa bình khi bám víu vào giáo điều, thứ giáo điều đã được chứng minh chỉ đem lại thảm họa.

Ngày ông ra tù năm 1990
Chúng tôi vẫn hy vọng rằng những người này cũng sẽ nhận được đủ lý trí để nhận ra lịch sử sẽ không bị phủ nhận, và rằng xã hội mới không thể được tạo dựng bằng việc lặp lại quá khứ đáng phỉ nhổ, dù chúng có được tô vẽ thế nào.”
Diễn văn nhậm chức tổng thống, 10 tháng Năm 1994:
“Chúng ta có một thỏa thuận rằng mình sẽ xây một xã hội mà trong đó, mọi người Nam Phi, cả đen lẫn trắng, có thể ngẩng cao đầu mà không sợ sệt, được bảo đảm quyền được tôn trọng như con người, một quốc gia đa sắc hòa thuận với mình và với thế giới.
Sẽ không bao giờ đất nước tươi đẹp này phải trải qua sự áp bức giữa người với người…Hãy để tự do ngự trị.”
Về hình ảnh của ông với công chúng (trong tự truyện thứ hai, Đối thoại với bản thân, 2010):
“Một vấn đề làm tôi lo ngại sâu sắc là hình ảnh sai lạc mà vô tình tôi tạo ra với thế giới bên ngoài, đó là được xem như một vị thánh.

Nelson Mandela nói ông không muốn được xem là thánh
Tôi chưa bao giờ là thánh, ngay cả nếu dựa vào định nghĩa trần tục xem vị thánh là kẻ có tội nhưng luôn cố gắng tiến bộ.”