9 thg 4, 2013

Vụ Tiên Lãng: án nhẹ cho quan chức

Cập nhật: 08:52 GMT - thứ ba, 9 tháng 4, 2013 

Gửi mấy ông nguyên chủ tịch, bí thư huyện Tiên lãng, HP
Có tầm mà chẳng có tâm
Cán bộ ta nói như nằm trong hang
Mỗi khi pháp luật buộc ràng
Quanh co chối tội sẵn sàng đổ vây
Cấp trưởng luôn cãi cù nhầy
"Nhường tội" cấp dưới, trốn ngày trốn đêm
Ăn chia thì muốn có thêm
Khi gặp rắc rồi lặn êm một lèo.
Cán bộ kém hơn cu Tèo
Tầm mang, tâm mất quá nghèo tính nhân

Các quan chức đứng trước Tòa
Có ý kiến rằng các cựu quan chức Tiên Lãng cần phải bị truy tố cưỡng chế sai pháp luật (Ảnh: TTXVN)

Bốn trong số năm quan chức bị cáo buộc đứng sau vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được Viện kiểm sát Hải Phòng đề nghị mức án treo trong ngày xét xử thứ hai 9/4.
Bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tù là ông Nguyễn Văn Khanh, cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, với mức án đề xuất là từ 30 tháng đến ba năm.
Bị cáo Khanh chính là người được ông Đoàn Văn Vươn với tư cách bị hại xin giảm nhẹ hình phạt trước Tòa.
Trước khi phiên tòa diễn ra, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thương và em dâu ông là bà Phạm Thị Báu, cũng có đơn xin giảm tội cho ông Khanh.
Trong khi đó, gia đình ông Vươn lại khẳng định ông Lê Văn Hiền, cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc cưỡng chế cũng như hủy hoại tài sản gia đình ông.
Ông Vươn được báo chí trong nước dẫn lời yêu cầu xử nặng ông Lê Văn Hiền.

Nhẹ hơn điều luật

Tuy nhiên, mức án treo được đề xuất cho ông Hiền là 15-18 tháng, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt cho tội danh của ông là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Cùng mức án trên với ông Hiền là ông Phạm Đăng Hoan, cựu bí thư xã Vinh Quang.
Các bị cáo còn lại, bao gồm ông Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện và ông Lê Thanh Liêm, cựu chủ tịch xã, cùng đối diện mức án treo là 24-30 tháng.
Như vậy, cựu chủ tịch Hiền, người được cho là đứng đầu trong vụ thu cưỡng chế khu đầm nhà ông Vươn, được đề nghị mức án nhẹ nhàng nhất.
Bị cáo Lê Văn Hiền
Ông Đoàn Văn Vươn đòi tăng hình phạt cho ông Hiền nhưng giảm nhẹ đối với ông Khanh
Lý do một phần là vì ông chỉ bị truy tố tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ chứ không bị truy tố tội ‘Hủy hoại tài sản’ như các thuộc cấp của ông.
Không chỉ ông Hiền, mà các cựu quan chức Tiên Lãng khác cũng được đề nghị mức án nhẹ hơn nhiều so với luận tội ban đầu trong bản cáo trạng. Theo đó ba ông Khanh, Liêm, Hoa có thể bị tù từ 7 đến 15 năm còn ông Hoan là từ 2 đến 7 năm.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước, thì căn cứ mà bên Công tố đưa ra để giảm nhẹ hình phạt là các bị cáo này đã tự bỏ tiền đền bù thiệt hại cho gia đình ông Vươn, thành khẩn khai báo và từng nhận bằng khen.

Chối tội

Cũng theo theo tường thuật của báo chí trong nước, thì tại phiên tòa ông Lê Văn Hiền đã một mực bác bỏ có vai trò trong vụ phá dỡ nhà của anh em Vươn-Quý trong khi ông Nguyễn Văn Khanh cáo buộc ông Hiền có biết và bật đèn xanh cho kế hoạch này.
Mặc dù là người ra quyết định cưỡng chế và thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế nhưng ông Hiền không trực tiếp đến hiện trường mà giao cho ông Khanh thực hiện.
Ông Khanh khai rằng ông đã gửi bản thông báo về việc thực hiện cưỡng chế có nội dung ‘tháo dỡ’ cho ông Hiền để báo cáo trước khi thực hiện cưỡng chế nhưng ‘ông Hiền không có ý kiến’ gì, theo bản tin trên VOV.
Trong khi đó, ông Hiền khẳng định ông Khanh là người ra thông báo này nên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Phần ông chỉ nhận trách nhiệm trong việc thiếu ‘kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo’ cưỡng chế mà thôi.
Tờ Người Lao Động còn cho biết ông Khanh khai trước tòa rằng chủ trương phá nhà đã được ra trong một cuộc họp bàn về vụ cưỡng chế do ông Hiền chủ trì. Bản thân ông Khanh khi đó đã ‘không đồng tình’ với việc phá nhà này nhưng ‘phải chấp hành vì đó là Nghị quyết của tập thể’.
Căn cứ vào bản thông báo mang số 225 do ông Khanh ban hành có nội dung chỉ đạo ‘tháo dỡ’ khu vực cưỡng chế, bên Công tố xác định ông Khanh là người chủ mưu vụ việc này.

‘Không nhận thức được’

Căn nhà của gia đình ông Vươn bị phá tan tành
Ông Vươn nói thiệt hại hàng chục tỷ trong vụ cưỡng chế
Phân tích tội của các bị cáo, Viện kiểm sát cho rằng phó Chủ tịch Khanh có vai trò chỉ đạo, Trưởng phòng Hoa điều hành, Chủ tịch xã Liêm chuẩn bị máy móc và nhân lực còn Bí thư xã Hoan góp sức trong việc phá dỡ nhà của anh em ông Vươn.
Ba bị cáo Hoa, Liêm và Hoan đã khai trước tòa rằng họ chỉ làm theo lệnh của ông Khanh và ‘không nhận thức được đúng sai’ của quyết định cưỡng chế cũng như nội dung Thông báo 225 của ông Khanh.
Viện công tố xác định thiệt hại của gia đình hai ông Vươn và Quý là 295 triệu đồng mà bốn bị cáo bị cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’ phải bồi thường. Trước đó, ba bị cáo Hoa, Liêm và Đăng đã tự nguyện bồi thường mỗi người 70 triệu đồng do ‘nhận thức rõ trách nhiệm’.
Tuy nhiên báo Dân Trí dẫn lời ông Vươn nói trước Tòa rằng ông không đồng ý với mức định giá tài sản của ông như vậy.
Theo đó, ông Vươn cho biết ông phải mất 8 năm đầu tư với hàng chục tỷ đồng vào khu đầm thì mới đưa vào sản xuất nhưng sau đó ông lại nhận quyết định thu hồi của huyện Tiên Lãng. Hiện nay gia đình ông còn mắc nợ đến 5 tỷ đồng, Dân Trí dẫn lời ông nói.
Nói với BBC hôm qua ngày 8/4, luật sư Trần Vũ Hải cho biết phải xử các quan chức này tội ‘thu hồi và cưỡng chế trái phép’ chứ không phải chỉ là tội ‘Hủy hoại tài sản’ và ‘Thiếu trách nhiệm’ như hiện nay.
Phải như thế thì gia đình ông Vươn ‘mới đòi bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ được’, ông Hải nói.

Ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chào các bạn độc giả của blogk14vt.
Không biết có bạn nào quan tâm đến bản dự thảo sáa đổi Hiến pháp  năm 1992 không, tôi cũng bận rộn nên chỉ đọc được một vài chương, vài điều nhưng tôi cũng thấy một số điểm chưa hoàn toàn chuẩn xác:  và xin có một vài ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi như sau:
Thí dụ như:

1. Điều 4, khoản 2:  Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình là chưa chuẩn vì từ trước đến nay cũng chịu trách nhiệm trước nhân dân mà các vị cán bộ đảng viên trong số một bộ phận không nhỏ vẫn an vị, chưa phải chịu trách nhiệm gì trong khi đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng, Vì vậy tôi xin sửa: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước PHÁP LUẬT và trước nhân dân về những quyết định của mình.

2. Điều 32, khoản 2: Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội hai lần vì một tội phạm.
Tôi đề nghị sửa là:  Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội NHIỀU lần vì một tội ĐÃ phạm. Vì nêu để như dự thảo thì có thể hiểu rằng: tội phạm không bị kết tội hai lần thì có thể bị KẾT TỘI NHIỀU LẦN, và không được nói vì một tội phạm (nói như vậy có thể hiểu là vì một phạm nhân)

Điều 63: Tôi đề nghị để nguyên như điều 67 (cũ), vì nếu sửa lại như điều 63 trong dự thảo thì rất có thể lực lượng đã từng cống hiến tuổi xuân và xương máu cho Tổ quốc và dân tộc sẽ bị đối xử cào bằng với những người tàn tật và những người bị thương tật ở bên kia chiến tuyến một thời.

3. Điều 75 khoản 8: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do uốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn. Nếu vậy thì sẽ không có tác dụng gì cho việc chống tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Tôi đề nghị sửa là: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn và đối với cán bộ của hội đồng nhân dân từ cấp xã, phường, thị trấn trở lên. Vì những thành phần cán bộ trong bộ máy hành chính của các cấp ở địa phương là ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng công dân, từng hộ gia đình. Những năm qua chỉ vì không bị lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm nên cán bộ đảng viên ở địa phương là những ông "VUA CON MỘT VÙNG", họ không chừa một mánh khóe nào để ức hiếp, áp bức, bắt nạt dân lành. Họ là một loại hình trong tổ chức lợi ích nhóm nên họ có quyền lạm dụng pháp luật để bao che lẫn nhau, núp dưới chiêu bài đảng ủy, HĐND, UBND... Và không ít người khi hết nhiệm kỳ đã được ""hạ cánh an toàn" mặc dù đã gây ra bao nhiêu tội lỗi cho dân địa phương nơi đó.

4. Trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy đề cập đến lực lượng thanh niên, Tôi cho rằng lực lượng thanh niên là lực lượng lao động nòng cốt trong xã hội, Họ có nghĩa vụ và quyền lợi trong học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất, tham gia chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an  nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

5. Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy có điều khoản nào nêu về lực lượng phụ nữ, họ chiếm hơn một nửa dân số, Họ là lực lượng tối quan trọng và họ đều có mặt khắp trên các mặt trận, học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất và cả trên mặt trận chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

6. Hiến pháp sửa đổi phải bổ sung một điều khoản để khắc phục được hiện tượng cục bộ địa phương từ trước đến nay vẫn tồnnawmn, đó là cần phải có điều khoản để ngăn ngừa, không cho lực lượng gây ra hậu quả của vụ việc, vụ án nằm trong lực lượng điều tra vụ việc, vụ án đó, thí dụ như nếu vụ án nào có liên quan đến can phạm là công an, Hải quan, kiểm lâm, kiểm sát hoặc một lĩnh vực công tác nào đó thì trong đội điều tra vụ án, để có tính độc lập và khách quan khi điều tra vụ việc phải ngăn cấm không cho thành phần đó tham gia trong quá trình điều tra (Thí dụ như vụ án giết người trên cầu Chương dương, Hà nội, mà người ta còn gọi là vụ án Tùng Dương - bao nhiêu lần xét xử và cuối cùng nếu không có lực lượng quân đội vào cuộc thì sẽ bất thành và oan gia cho nạn nhân Tùng dương), Vụ án viên thanh tra ở tỉnh Bình dương cũng không được xử lý minh bạch, Vụ tai nạn giao thông gây tử vong hai em học sinh của trường Lương thế Vinh trên đường Láng- Hòa lạc (Hà nội) cũng xét xử nhiều lần nhưng bất thành và nỗi oan ức của các em hs và gia đình vẫn không được giải quyết triệt để; vụ  công an đánh chết người ở bến xe Giáp bát (Hà nội), Công an làm chết thanh niên ở Bắc giang chỉ vì 1 lý do không đội mũ bảo hiểm, vụ án cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn văn Vươn ở Tiên lãng HP... khi lực lượng công an gây án và quay lại điều tra đều không thuyết phục và hoàn toàn không thu phục được lòng dân sau phiên tòa sơ thẩm.
Mọi vấn đề trong xã hội dù khó khăn đến mấy mà được toàn dân đồng tình ủng hộ và đồng tâm nhất trí đều được được giải quyết thấu đáo, ngược lại nếu không được sự đồng tình của nhân dân thì dù có giải quyết theo kiểu áp bức, sống sượng và xuôi xẻ bằng con đường truyền thông thì trước sau lịch sử vẫn ghi lại đời đời (Thí dụ như vụ án lấn chiếm đất đai ở bạc liêu năm 1928, được tòa án chính quyền thuộc địa Pháp xử trắng án vẫn được lưu lại trong lich sử cho đến ngay nay và mãi mãi về sau)....


Quê Choa thứ ba ngày 09/04/2013

Cập nhật liên tục trong ngày

“Thất vọng về việc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế dù Đề án được xây dựng và phê duyệt nhưng đó chỉ giống như bản tập hợp nhiệm vụ, chỉ ra đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy ở đâu… Lực cản từ lợi ích nhóm đã thể hiện quá rõ ràng”.
TS Lê Đăng Doanh: ‘ Tái cấu trúc nói ‘tái ‘mãi mà không ‘chín
Nó không phải là lẽ đương nhiên khi hình ảnh của anh Điếu Cày được đặt trang trọng ở nơi tất cả mọi người ra vào, thảo luận. Và nó cũng không phải là lẽ tất nhiên khi tôi đặt câu hỏi về vấn đề Việt Nam cho các tổ chức nhân quyền thế giới kể cả Liên Hiệp Quốc thì 10/10, ai cũng biết tường tận về những sự trấn áp, ngược đãi ngày càng tệ hại đối với những tiếng nói dân chủ, độc lập ở Việt Nam.
Và, với tư cách tư lệnh ngành giáo dục, Bộ trưởng Luận hứa “Sẽ cần bàn bạc, tìm tòi để thay đổi, có thể thay đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy và học hoặc thay đổi toàn diện…”.
Cứ tưởng ông sẽ làm một cuộc cách mạng giáo dục. Nhưng hóa ra, cuộc cách mạng đó bắt đầu bằng việc bỏ sử.
Nhưng bản kết luận của Thanh tra chính phủ về “sai phạm 3.400 tỷ đồng ở Đà Nẵng”, được tung ra vào đầu năm 2013 khi bí thư thành ủy của thành phố này – Nguyễn Bá Thanh – vừa dợm chân ra Hà Nội nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, lại như vượt qua toàn bộ giới hạn của quy trình bảo mật vốn được tận tình khép kín.
Tính quy trình bởi thế cũng đang trở nên đảo lộn.
Quan-chuc-Tien-Lang
Duy nhất cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh bị VKS Hải Phòng đề nghị phạt tù giam 30-36 tháng, với cáo buộc chỉ đạo phá nhà anh em ông Đoàn Văn Vươn. Cựu chủ tịch Tiên Lãng và 3 thuộc cấp được án treo.
Ở Tiên Lãng, dường như việc sai này không…”chính chủ”, tòa chẳng biết xử phạt ai.
Việc lôi những người làm sai không có…”đăng ký” như anh Vươn, anh Quí, hay vài cựu quan chức cấp xã, cấp huyện như ông Hiền, ông Khanh, ông Hoa… và bắt họ đi tù thay, chả có gì lạ.
Thêm một vụ biểu tình đưa quan tài đến trước trụ sở chính quyền để đòi công lý vì nghi ngờ công an sát hại người dân.
Báo chí trong nước cho hay hàng trăm dân địa phương sáng ngày 8/4 kéo về bao vây Ủy ban Nhân dân xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) yêu cầu giới hữu trách giải thích về cái chết đáng ngờ của ông Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, một cư dân trong xã.
Sơn móng tay móng chân đỏ hay tô son môi không đồng nghĩa với đĩ thõa. Nhưng làm như thế với các pho tượng Phật, La Hán trên chùa, thì đó là điều tuyệt đối nghiêm cấm, và không thể chấp nhận được. Vì nó vô lễ vô phép, thậm chí, nó báng bổ. Và, nó vô văn hóa.
Hàng ngàn bài báo trong thời gian này nêu vụ án Đoàn Văn Vươn như một điển hình áp bức của chính quyền địa phương và cũng là đầu giây mối nhợ dẫn đến tình trạng bất công khó tha thứ đối với bộ máy cầm quyền Hải Phòng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ngợi khen là người sáng suốt và nhanh nhạy trong việc giải tỏa sức căng thẳng của dư luận. Ai đó còn khen ông đã can đảm khi lên tiếng kết tội một đám sai nha, mù quáng làm theo những kẻ cường hào ác bá mới nằm chính trong lãnh địa của ông vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là một đại biểu quốc hội đơn vị Hải Phòng. 
Tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có đến thăm và thắp hương tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, nơi chôn cất 16 nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà từ binh nhì đến cấp tướng đã tử trận trong cuộc chiến Nam Bắc vào thế kỷ trước.
    Những người không biết, lại lãnh đạo những người biết. Những người biết bị những người không biết sai khiến. Những người đi sai khiến bị đồng tiền sai khiến… Sự giả dối tràn lan, cáí xấu thắng cái tốt, cái dốt thắng cái giỏi, mỡ ôi quý hơn miếng nạc, cái ác thắng cái thiện, đồng tiền luôn luôn ngự trị thế ‘thượng phong’ mọi chỗ, mọi ngõ ngách.  “Gà cùng một mẹ cứ đá nhau”. Tổ tiên, Tổ Tông, những anh linh của Phật, Thánh, Thần, Mẫu đều buồn lắm. Và rồi các đấng siêu hình cao vời ấy cũng buồn, bất lực, cũng đành …ngoảnh mặt quay đi! Không phải chỉ người đang sống buồn và bất lực đâu.
50% DN được hỏi đã nói rằng nhóm các DN có quan hệ với quan chức có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn trong hoạch định chính sách.
 Trước thực trạng này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (UBKTTƯ) đã xây dựng đề tài khoa học “Nghiên cứu mối quan hệ (MQH) không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp (DN) để trục lợi: Thực trạng và giải pháp phòng, chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”. Đề tài đang được lấy các ý kiến góp ý để hoàn thiện.
- Bước tiếp cũng dở, làm lại cũng không xuôi, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Thủ tướng phê duyệt đã trở thành tâm điểm tranh luận của diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2013 do uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, vừa kết thúc tại Nha Trang.
 Chủ đề của diễn đàn là “Tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại”, song các tham luận và tranh luận  tại đây gần như không thể chỉ ra kết quả cụ thể khả quan nào của những bước đi ban đầu này.
TS Nguyễn Quang A dự tính hàng ngàn tỷ đã được chi ra cho việc lấy ý kiến vào Hiến pháp sửa đổi. Tuy nhiên “Nếu tốn kém mà kết quả không phản ánh được trung thực ý kiến của nhân dân thì quả là một sự lãng phí”- ông viết
Nếu thông qua trưng cầu dân ý và người dân được quyền quyết định đưa ra ý kiến “đồng ý” hoặc “không đồng ý” trong một cuộc bỏ phiếu kín, không ai biết ai có lựa chọn nào, thì việc tổng hợp kết quả dễ hơn nhiều. Nhưng ngay cả trong trường hợp này nếu không có tranh luận, thảo luận công khai trong thời gian đủ dài trước khi trưng cầu dân ý và không có kiểm phiếu trung thực thì kết quả trưng cầu dân ý cũng không mấy ý nghĩa.
Tại phiên tòa sơ thẩm sáng nay 8/4 tại Hải Phòng, đa số các bị cáo nguyên là các cựu quan chức của UBND huyện Tiên Lãng khai không chỉ đạo phá dỡ nhà ông Vươn.
9h20’ sáng nay, HĐXX, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đã tiến chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo. Trong phần xét hỏi, đa số các bị cáo đều cho rằng chỉ thực hiện chỉ đạo anh em tháo dỡ công trình trên đất nhà ông Vươn và Quý chứ không chỉ đạo phá dỡ.
1d02fea2b44ad2cb56fcb2419f236280-bau-ducThông điệp gửi tới Bầu Đức: ‘Bỏ bóng đá người’
Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan.
Bỏ bóng đá người’, đó là thứ bóng đá xấu xí. Bất cứ người hâm một nào nếu được hỏi, chắc chắn sẽ đều phản ứng với hành vi phi thể thao này.
Sẽ là thừa thãi và vô ích khi tôi muốn làm rõ thêm về sự cạnh tranh (kinh tế – chính trị) trong một xã hội dân chủ sẽ thúc đẩy đất nước đó phát triển bền vững. Vấn đề là, chính Quí vị nhìn nhận ‘dân chủ’ có đối lập với ‘vị trí lãnh đạo’ của mình hay không mà thôi. Xin nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – một nhà lãnh đạo được nhân dân hết mực kính trọng và yêu mến trong thời kỳ đổi mới của đất nước: “Một là để dân đói, các đồng chí giữ nguyên chức vụ. Hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?” Cuối cùng, lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ chọn: Thà mất chức mà dân no![3]
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông  và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
Đang có hiện tượng “quan bà” – phu nhân của quan chức cùng làm ăn với DN để DN lấy làm bình phong…
 “Có thực tế là nếu doanh nghiệp (DN) không có mối quan hệ lợi ích với một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thì khó có thể nhận được các dự án. Từ đó hình thành các nhóm lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Thậm chí có DN còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức leo cao hơn”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (UBKTTƯ) Lê Hồng Liêm phát biểu tại hội thảo “mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với DN để trục lợi” do UBKTTƯ tổ chức ngày 5-4 tại TP Đà Nẵng.
Theo chuyên gia về các vấn đề quốc tế Fred Kaplan, nếu Bắc Triều Tiên là một nước bình thường, thậm chí chỉ là một chế độ độc tài bình thường thì lời lẽ thô thiển và những lời đe dọa khác mà nhà lãnh đạo kỳ cục của nước này, Kim Châng Un, tung ra chắc chắn sẽ không có gì đáng lo ngại. Nhưng chính vì hành động của mình mà Bắc Triều Tiên không phải là một nước bình thường, còn hình bóng nhà lãnh đạo mới của nước này là một trong những hình bóng đáng sợ nhất.
“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu.”

Bù lỗ vào dân: “Trận đánh đẹp” tiếp diễn?

Phạm Chí Dũng
Cập nhật: 05:08 GMT - thứ ba, 9 tháng 4, 2013
 Trạm xăng ở Việt Nam
Thông điệp của Bộ công thương như một sự thách thức đối với dư luận.
            Nhưng “Không tăng giá điện vào tháng 4/2013” không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.

“Trận đánh đẹp”
            “Trận đánh đẹp” - như một cụm từ tự hào và tự tôn mà đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, "ưu ái" dành cho ông Đoàn Văn Vươn, đã tạm kết thúc cái phần chưa hề có hậu của nó.
            Nhưng một “trận đánh” khác về quốc kế dân sinh lại vẫn không ngừng điểm nổ…
Điện và xăng dầu từ nhiều năm qua đã làm nên cái thế “hiệp đồng binh chủng” xuất sắc như thế.
            “Buộc phải tăng giá xăng dầu” - một phát ngôn của Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam, phát lộ trong cuộc họp báo ngay sau đợt tăng giá xăng dầu hoàn toàn bất ngờ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolinex) vào cuối tháng 3/2013.
            Báo chí Việt Nam cũng nhân dịp này để sáng tạo ra một từ mới về nghệ thuật chiến thuật: “Đánh úp”.
            “Trận đánh đẹp” cũng vì thế đã được bảo đảm yếu tố bất ngờ như một yêu cầu không thể thiếu của nghệ thuật chiến tranh du kích.
            Thuyết minh cho việc vì sao không công bố trước cho dân chúng biết về quyết định tăng giá xăng dầu, giới chức điều hành Bộ công thương nêu ra lý do là “quyết định này đóng dấu “Mật” để tránh bị các nhóm đầu cơ xăng dầu lợi dụng”.
            Nhưng bản kết luận của Thanh tra chính phủ về “sai phạm 3.400 tỷ đồng ở Đà Nẵng”, được tung ra vào đầu năm 2013 khi bí thư thành ủy của thành phố này - Nguyễn Bá Thanh - vừa dợm chân ra Hà Nội nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, lại như vượt qua toàn bộ giới hạn của quy trình bảo mật vốn được tận tình khép kín.
            Tính quy trình bởi thế cũng đang trở nên đảo lộn.

Đánh úp!
            Trong nhiều lần trước đây, hành động tăng giá xăng dầu và điện thường diễn ra theo quy trình từ dưới lên, tức phải có văn bản đề nghị từ Petrolimex và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), sau đó cơ quan chủ quản là Bộ công thương mới “hiệp thông” với một cơ quan khác là Bộ tài chính để quyết định.
"Không phải bất kỳ một quyết định nào được ban hành cũng có thể đặt mọi chuyện vào thế đã rồi như việc tăng giá xăng vừa qua."
            Tuy nhiên, có vẻ như tính quy trình nghiêm cẩn như thế đã thường dẫn đến hệ quả phản quy trình, với điều bị các quan chức phàn nàn là “lọt lộ” thông tin ra báo giới - một “đối tượng” vốn không bao giờ bỏ qua hành vi tăng giá và càng không muốn lãng quên động cơ “bù lỗ vào dân”, kéo theo hành động phản biện diện rộng trong dư luận, giới chuyên gia, cùng giới truyền thông xã hội - “đối tượng” vẫn bị xem là “lề trái” hoặc tốt lành hơn là “lề dân”.
            Trong một số trường hợp, không khí phản biện gay gắt và phẫn nộ của xã hội đã làm bật ngửa những người muốn “đánh úp”.
            Song, “rút kinh nghiệm sâu sắc” sau mỗi trận đánh cũng là bài học không thể thiếu để những trận đánh sau đó được tốt đẹp hơn.
            Không mấy ngạc nhiên là vào lần tăng giá xăng vừa qua, vai trò của Bộ công thương lại trở nên nổi bật và sẵn lòng “đứng mũi chịu sào”, thay cho tình cảnh Petrolimex vẫn luôn bị báo chí chĩa mũi dùi công kích mạnh mẽ như những lần trước đây.
            Nhưng vào lần này, vai trò trên còn tỏ ra đắc dụng hơn, đúng nghĩa “cơ quan chủ quản”.
            Sau “trận đánh úp” về giá xăng dầu, Bộ công thương lập tức phát đi một thông điệp: người dân có thể “yên tâm” vì giá điện sẽ không tăng vào tháng 4/2013.
            Vì sao Bộ công thương lại tỏ ra “nhân đạo” một cách khác thường như vậy?

“Định hướng làm nghèo đất nước”
            Cũng “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ nhiều chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu ít ra trong vòng vài năm qua, và đặc biệt hơn là vào năm 2012 trước mỗi kỳ họp của Quốc hội, dư luận trong nước lại có nhiều lý do để không ngớt lo âu.
            Với tư cách là “anh em sinh đôi” từ lâu nay, xăng tăng giá luôn dẫn đến giá điện nhảy lên và cứ thế thay phiên nhau làm nên một cuộc đua không tiền khoáng hậu, dẫn dến giá cả hàng tiêu dùng và sinh hoạt tăng vọt cùng bóng ma lạm phát gần 20% của năm 2011 đang lừng lững quay trở lại vào đầu năm nay.
            Những ngày cuối năm 2011… Một sự khích lệ lớn lao cho Petrolimex chính là tiền lệ mà EVN đã tiên phong thực hiện thành công khi giá điện được đẩy lên 5% mà không gặp trở ngại đáng kể nào từ phía dư luận, trong khi lại nhận được thái độ đồng thuận của “mẹ đỡ đầu” của nó là Bộ công thương.
            Trước đó, dư luận đã “hành hạ” thậm tệ doanh nghiệp độc quyền kinh doanh điện. “Cậu ấm hư hỏng” cũng đã trở thành biệt danh bền vững của công luận dành riêng cho EVN.
            Trong bối cảnh EVN đưa ra không ít lý do để tăng giá điện, thì về phía ngược lại, các chuyên gia phản biện xã hội cũng có rất nhiều lập luận phản bác lại những nghịch lý của tập đoàn này.
            Một trong những phản biện gia tiêu biểu là TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người đã nêu ra bảy nghịch lý về thị trường điện ViệtNam.
            Nghịch lý lớn nhất - còn lớn hơn cả giá xăng dầu, là giá điện luôn chỉ có một chiều tăng lên, bất chấp những trồi sụt trên thị trường giá cả trong và ngoài nước. Hoặc, cả nước thiếu điện nhưng một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không được ký hợp đồng bán điện với EVN với lý do dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng lưới quốc gia.
            Hoặc, ngành điện luôn kêu lỗ do đầu tư đa ngành và thiếu vốn đầu tư nhưng lương nhân viên EVN lại gấp nhiều lần lương trung bình xã hội. Vẫn chưa phải hết, sự lạm dụng khái niệm “an ninh năng lượng” đã được EVN sử dụng như một chiêu trò nhằm phục vụ cho cái “chợ đen” về giá điện của họ được củng cố và thúc đẩy bởi vị trí độc quyền và vai trò độc tôn mà từ đó áp đặt gánh nặng lên đầu người dân, bất chấp ý chí “lấy dân làm gốc” đã trở nên một tiêu ngữ lỗi thời…
            Thế nhưng dường như bất chấp làn sóng phản biện, EVN vẫn kiên định về “định hướng làm nghèo đất nước”.
            Một trong những lý do chủ yếu mà EVN dùng để thuyết minh cho việc tăng giá bán điện là “bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành”.
Số lỗ đó lên đến 31.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD, cho đến nay vẫn chưa được EVN tự làm rõ.
            Từ năm 2011 đến nay, trong nghịch cảnh suy thoái nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm lại vọt lên đến 50%, số lỗ lũy kế của EVN cũng tiếp tục gia tăng quy mô và giá bán điện vẫn tiếp tục được đẩy cao hơn, bất chấp số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản đã lên đến hàng trăm ngàn - như một con số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2013.

Trách nhiệm của Chính phủ?
Chợ ở Việt Nam            
            Khi cơ chế độc quyền bất chấp tính liêm sỉ vẫn đang dẫn dắt xã hội vào cái ma trận chết người của nó, kẻ đóng thuế chỉ còn lại duy nhất một đặc ân được nhóm lợi ích ban cho - quyền được chọn lựa một trong những phương án tăng giá điện của EVN.
            Sẽ thật khó để cho tia hy vọng ổn định lạm phát và đời sống dân sinh còn giữ được chút le lói nếu những mặt hàng kinh tế quốc dân chủ yếu như điện và xăng dầu cứ tiếp tục leo thang, không đếm xỉa gì đến cơn dư chấn lạm phát của năm 2011 đang có cơ hội thuận lợi quay trở lại vào năm 2013 này.
            Một khi giá điện vẫn được quyết định bởi một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ.
            Giờ đây một lần nữa, Bộ công thương lại phát đi thông điệp như một sự thách thức đối với dư luận. Không tăng giá điện vào tháng 4/2013 không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.
            Nếu sự trùng hợp về thời điểm trên thực sự xảy ra, đó sẽ là một minh chứng ghê gớm cho một thứ “quyền lực độc đoán” vẫn còn gần nguyên vẹn trạng thái hoang tưởng trong não trạng những người độc trị.
            Đã từng và có thể thêm một lần nữa, tư duy “bù lỗ vào dân” của EVN sẽ khiến sức chịu đựng của người dân được kích thích đến một giới hạn nguy hiểm của phản ứng xã hội.
            Phản ứng xã hội cũng đã xảy ra chỉ mới vào tháng 3 năm nay, khi hàng chục ngàn người dân Bulgaria đã đổ xuống đường để phản ứng quyết liệt về tình trạng chính phủ “không làm gì cả” trước hành động tăng giá điện của hai công ty tư nhân.
"Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ."
Thủ tướng Bulgaria, Boyo Borisov
            Cuộc biểu tình trên còn có nguy cơ biến thành một cuộc bạo động đẫm máu.
            Dù Thủ tướng Boyko Borisov của Bulgaria đã sa thải bộ trưởng tài chính, nhưng vẫn không xoa dịu được làn sóng phẫn uất từ người biểu tình.
            “Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này. Tiếp theo đó vào thượng tuần tháng 3/2013, chính phủ Bulgaria đã quyết định từ chức
            Tại Việt Nam, uy tín của Chính phủ có còn được gìn giữ phần nào trong lòng người dân hay không cũng tùy thuộc vào những can thiệp và quyết định sắp tới của thủ tướng về tăng giá xăng dầu và tăng giá điện.
            Không phải bất kỳ một quyết định nào được ban hành cũng có thể đặt mọi chuyện vào thế đã rồi như việc tăng giá xăng vừa qua. Không phải bất cứ một chính sách nào gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường dân sinh và dân quyền cũng được bỏ qua một cách rất thiếu suy nghĩ.

Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây viết ở TP HCM.