24 thg 2, 2013

Man rợ thay

honngv: Một "truyền thống" (chữ dùng của bài báo trên Dân trí) man rợ và hiếu chiến mà fóng viên báo Dân trí còn ca ngợi!
Đến bao giờ mới NGÓC ĐẦU lên được ???!!!



Đọc tiếp >>

“Nghị khùng”


Honngv: Đã kg muốn nhắc lại cái chủ đề “Nghị dởm” này nữa, nhưng hôm nay mới thấy báo Pháp luật (“lề fải”) có bài này nên lại fải dẫn đường link:

Báo Pháp luật 24/2/2013: Đó là cách gọi thể hiện sự dè bỉu của nhiều người đối với một ông đại biểu Quốc hội khi ông này bất thần dùng những lời lẽ hết sức kinh dị, quái dị và không hề bình dị để viết bài đăng blog nhằm phê phán, “tranh và luận” về các ý kiến của một đại biểu khác mà ông cho là “đại ngu” - hơn nữa lại tụ hội đến “tứ đại ngu”.

Đọc tiếp >>

Chuyện tào lao #2

NGHE ANH CÓ PHẢI CHẾT KHÔNG!
Fa – Xu – Ca

Nhà mình nổi tiếng bình đẳng, dân chủ, chuyện gì cũng hai vợ chồng bàn bạc kỹ sau mới quyết. Có quy chế hẳn hoi là: Việc gì mà hai vợ chồng nhất trí cao thì giao cho mình quyết cho nó hoành tráng, còn ba cái chuyện vớ vẩn bàn mãi không nhất trí được, thì giao cho vợ quyết, mình chả thèm!

Hồi ấy mình sửa nhà, xây lại tường rào xung quanh. Mình nhờ hẳn kiến trúc sư thiết kế cổng, bờ rào hẳn hoi, nên khá đẹp. Theo thiết kế chiều cao của tường rào là 2,3m, nhưng móng chìm dưới đất. Thợ đọc sai bản vẽ, nên xây nổi móng lên trên mặt đất hơn 30 phân. Chiều đi làm về mình nhìn qua biết là xây cao quá. Ngõ nhà mình chật, nếu tường bao cao quá rất không hợp lý. Mình nói với mấy ông thợ: “Các anh xây cao quá rồi. Phải dỡ bớt đi thôi!”. Cùng lúc đó vợ mình cũng ra đứng ngắm nghía: “Cao là cao răng được. Ri đang thấp là đằng khác. Để rứa, không phải dỡ diếc chi hết”.  Biết là không thể khác, mình không nói gì nữa, lẳng lặng vào nhà. Hôm sau đợi nàng đi làm trước mình ra bảo mấy ông thợ dỡ đi đúng 6 hàng gạch.

Mấy hôm sau tường xây xong, sơn ve đàng hoàng, vợ mình ra đứng chống nạnh, vênh mặt lên: “Anh thấy chưa, tường ri là vừa rứa mà anh cứ nói cao. May mà không nghe anh không thì dừ coi mần răng được!”. “Ừ, đúng, cao ri là vừa đẹp!”. Mình vừa nói vừa nhìn mấy ông thợ, mấy ông thợ cũng nhìn mình, cười tủm tỉm. Trong lúc đó cô nàng vẫn chưa thôi đắc chí: “Nghe anh có phải chết không!”.

Chuyện tào lao #1

CHÈ CHI MÀ ĐẮNG NGHÉT RI BÂY!
Fa – Xu - Ca 
Sau tết năm 1993 lần đầu tiên mình đi công tác tuyến Đường Bảy, lên miền tây Xứ Nghệ. Thằng Chú Béo, một học trò cũ của mình ở trường đại học lém lỉnh: “Miền tây đẹp lắm, hay lắm thầy ạ”. 
Quả thằng này tán gái thành thần. Dọc tuyến đường 7 có năm huyện, đi đến đâu nó cũng giới thiệu “cơ sở cách mạng” của nó, toàn là những ca không thể không xúc động.

Trưa hôm ấy ở Con Cuông, hai thầy trò định ra bến sông tắm. Như thường lệ mình vẫn mang theo chiếc máy ảnh tự động, khá xịn (hồi đó máy ảnh đang hiếm lắm). Khung cảnh mùa xuân thật đẹp: bãi ngô non xanh mướt, dòng sông Lam mùa này nước trong ngăn ngắt, trên bến một con đò đang đang cắm sào như chờ ai đó. Và, để như hoàn thiện cho bức tranh tuyệt vời đó đường đột hiện ra một cô gái đang giặt áo. Cố gái chắc mới mười chín đôi mươi, đội nón trắng và mặc áo màu thiên thanh, dáng mảnh mai, đẹp một cách thánh thiện. Chú Béo như reo lên: “Đẹp quá thầy ơi, nó chết với em rồi!”. Nói rồi nó cởi áo, chạy xuống bến sông nhờ cô gái giặt hộ. Cô gái thẹn thùng, cứ quay mặt đi “em nỏ mô, em nỏ mô”, còn thằng Chú thì cứ lấn tới. Cuối cùng cô gái cũng giặt áo cho nó. Lúc hai bên giằng co như thế mình đã chớp được mấy kiểu. Cái thằng tài thật, đến khi cô gái giặt xong áo, đưa lại cho nó cũng là lúc nó nhận được lời mời tối đến nhà chơi. Tối hai thầy trò đến thật, Chú giới thiệu mình là thủ trưởng. Đã là thủ trưởng thì phải nghiêm, hôm ấy có lẽ trông mặt mình chẳng khác gì giám thị trại tạm giam. Ra về Chú nói: “Thầy phải làm cho em bài thơ mới được!”. Mình nhận lời, vì thực ra ta cũng đâu có vô tình! Hôm sau về đến Đô Lương thì xong bài thơ, mở đầu bằng một câu nhại Hàn Mặc Tử: “Trời ạ, làm sao cho khỏi nhớ”. Thằng Chú đọc xong sáng mắt lên: “Trời ơi, bãi ngô non, trưa nắng, bến sông xuân...”. Thầy cũng say rồi!”. Chưa bao giờ thằng Chú sốt sắng chuyện rửa ảnh như thế. Nó mang mấy tấm đến khoe ngay: “Thầy chụp đúng như trong thơ thầy viết”.

Tháng sau, Chú Béo mang nửa cân chè đến phòng mình: “Của em Con Cuông gửi cho thầy, trả tiền nhuận ảnh”. Mình pha ngay một ấm: “Chè thơm thế”. Và, ý nhị hỏi: “Còn bài thơ nữa chứ?”. Thằng Chú cười láu cá: “Bài thơ thì em nói là của em làm”. “Rứa nhuận bút ra răng?”. Nó nói nhỏ, giọng ranh mãnh: “Dạ, thưa thầy, em “ăn” rồi!”.  Mình dằn mạnh chén nước xuống: “Chè chi mà đắng nghét ri bây!”

Còn đây là bài thơ gây tai họa:

Trời ạ, làm sao cho khỏi nhớ
Bãi ngô non. Trưa nắng. Bến sông xuân...
Em thánh thiện hiện lên. Đường đột quá!
Con đò ngang trên bến đứng tần ngần...

Nón thì trắng, mà mắt thì đen thế
Mà mảnh mai sau màu áo thiên thanh
Tay em quẫy sóng dập dờn mặt nước
Con sóng này còn vỗ một đời anh...

Thôi đừng vò nữa em
kẻo nát lòng anh đấy!
Chiếc áo kia không trắng lại nữa rồi
Em chúm chím nụ tầm xuân ai hái
Còn áo anh nhựa dính một thời trai...