31 thg 5, 2012

CCB, LS lớp Bán Dẫn 69

Danh sách các bạn lớp Bán Dẫn 69 đi bộ đội những năm còn ngồi trên ghế trường đại học Bách Khoa Hà Nội
1- Nguyễn văn Chanh, nhập ngũ 26-8-1970
2- Nguyễn văn Chấn, nhập ngũ 26-8-1970
3- Đỗ Mạnh Tôn, nhập ngũ 26-8-1970
4- Nguyễn Xuân Boong, nhập ngũ 26-8-1970
5- Nguyễn Xuân Thu, nhập ngũ 26-8-1970
6- Lê Đức Thái, nhập ngũ 26-8-1970
7- Nguyễn Đức Thao, nhập ngũ 26-8-1970 Liệt sĩ
8- Nguyễn Ngọc Minh, nhập ngũ 26-8-1970
9- Trần Thành Đô, nhập ngũ 6-9-1971
10- Nguyễn Tư Thảo, nhập ngũ 6-9-1971 Liệt sĩ
11- Lê văn Cúc, nhập ngũ 25-5-1972
12- Trần Nguyên Quí, nhập ngũ 25-5-1972
13- Bùi văn Vững, nhập ngũ 25-5-1972 Tử sĩ

Giaỉ thưởng Phan Châu Trinh

Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh và tinh thần Nhật Bản

LGT: Chắc chắn tại thời điểm này, không fải ai cũng biết đến GIẢI THƯỞNG PHAN CHÂU TRINH. Vậy đăng bài này từ trang 'Thể thao văn hóa' để ai chưa đọc đến thì tham khảo, qua đó thấy được phần nào chủ trương đúng đắn, vĩ đại của Cụ - chủ trương đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ theo kiểu Nhật Bản. (vì những lý do khác nhau mà bài báo kg thể nói rõ hơn, cụ thể hơn). Đây là 1 giải thưởng kg fải của nhà nước, nhờ sự giúp đỡ của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình mới lập ra được.
(Vào google gõ Giải thưởng Phan Châu Trinh sẽ ra cả đống trong nháy mắt, tiếc rằng kg 1 bài báo nào có thể viết cụ thể hơn được)

Nhà văn Nguyên Ngọc
Ảnh: Ngô Vương Anh
(TT&VH Cuối tuần) -Giải thưởng của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh năm nay được trao trong những giờ khắc thế giới kinh ngạc và ngưỡng mộ tinh thần tự chủ Nhật Bản trước động đất, sóng thần. Ít ai biết, cách đây cả trăm năm, cụ Phan Châu Trinh đã nhìn ra căn nguyên văn hóa của sức mạnh, con đường hình thành sức mạnh ấy. Con đường hình thành sức mạnh từ văn hóa, qua văn hóa mà cụ Phan Châu Trinh chủ trương - giờ đã trở thành tôn chỉ của giải thưởng văn hóa mang tên ông. Nhân dịp giải thưởng vừa được trao chiều qua tại TP.HCM, TT&VH Cuối tuần có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ, nhà văn Nguyên Ngọc.
* Tiền thân là một giải thưởng dịch thuật, giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh sau này vẫn rất gần với những tác phẩm dịch thuật. Vì sao vậy, thưa ông?
- Về dịch thuật, nên nói đến trường hợp Nhật Bản, nước có lẽ đã dịch nhiều nhất thế giới với chiến lược quốc gia. Ngay từ thời Minh Trị, người Nhật đã lên kế hoạch dài để dịch rất nhiều tác phẩm lớn của nhân loại. Từ thời đó, họ đã dịch và xuất bản tác phẩm Bàn về tự do (On Liberty) của John Stuart Mill chỉ mấy năm sau khi nó ra đời ở Anh, và in đến 2 triệu bản trong khi dân số nước Nhật bấy giờ mới chỉ có 32 triệu người. Sức lan tỏa của những tư tưởng đó, như cụ Phan Châu Trinh đã nghiền ngẫm, đúc kết, đã mang lại sức mạnh kỳ diệu cho đất nước này................
 Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2010 vừa trao cho 6 nhà nghiên cứu và dịch giả thuộc các lĩnh vực:
 Giải thưởng giáo dục trao cho GS Hoàng Tụy với những nghiên cứu và đề xuất của ông về cải cách giáo dục suốt hơn mười năm qua.
 Giải thưởng nghiên cứu trao cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam và đặc biệt là văn bản học tiếng Việt.
 Giải thưởng dân tộc học dành cho hai học giả nước ngoài: nhà văn, nhà phê bình Kevin Bowen (Mỹ) - người có rất nhiều đóng góp trong việc giao lưu, tìm hiểu văn hóa và thúc đẩy ngành Việt Nam học tại Mỹ và nhà dân tộc học Ivo Vasiliev (Séc) - người đã công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán - Việt và di sản Việt cổ.
 Giải thưởng dịch thuật trao cho dịch giả Phạm Văn Thiều với các bản dịch tác phẩm của nhà vật lý Trịnh Xuân Thuận và dịch giả Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.
    Giải thưởng năm 2012: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/64931/gs-tra-n-van-khe-go-i-gia-i-thuo-ng-phan-chau-trinh-la--tri-am.html

* Nói đến Phan Châu Trinh, hầu như người Việt Nam nào cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu về tinh thần Phan Châu Trinh. Ông có thể nói rõ hơn về tinh thần này, điều mà Quỹ và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh đã nêu lên làm phương hướng?

- Những năm gần đây các nghiên cứu về Phan Châu Trinh được đẩy mạnh hơn, đã dần soi sáng được ngày càng rõ hơn một số điểm cốt lõi trong tư tưởng và sự nghiệp của ông. Như chúng ta đều biết, đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại và tan rã, đã có sự khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối cứu nước, làm thế nào để có thể đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ tàn khốc. Trong tình hình vô cùng bức xúc đó, như sau này học giả Hoàng Xuân Hãn nói, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm và đã tìm ra nguyên nhân mất nước ở trong văn hóa, trong sự thua kém về văn hóa của chúng ta so với đối thủ của mình cả một thời đại. Suốt hàng nghìn năm trước, chúng ta đã phải liên tục chống ngoại xâm và rất nhiều lần phải chống lại đối thủ đông mạnh hơn ta nhiều lần. Nhưng dẫu đông lớn đến mấy, về mặt lịch sử, đối thủ đó là cùng một thời đại với ta, ngang bằng ta về thời đại…

Có thể nói Phan Châu Trinh là người đầu tiên nhận diện được hết sức rõ ràng “đối thủ mới”, khác hẳn đối thủ truyền thống suốt nghìn năm trước. Hoặc nói như ngôn ngữ thời nay, ông là người đầu tiên nhận ra tình thế “toàn cầu hóa”, cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất, có thể gọi như vậy, khi chúng ta giáp mặt với phương Tây, tức với toàn thế giới rộng lớn mà từ nay ta bắt buộc phải sống trong đó, tồn tại và phát triển trong thế giới đó, hay suy vong và mãi mãi chịu nô lệ. Như vậy cách đặt vấn đề của Phan Châu Trinh khác hẳn những chí sĩ đương thời chỉ thấy và chủ trương một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm hệt như tổ tiên đã chiến đấu chống xâm lược Trung Hoa suốt lịch sử trước. Phan Châu Trinh chủ trương nâng dân tộc mình lên cho ngang bằng đối thủ mới, bằng một cuộc khai hóa lớn, mà ông gọi là “khai dân trí”, để từ đó mới chấn hưng được dân khí, và đi đến làm cho đất nước phồn vinh phát triển (hậu dân sinh). Nếu bằng cách nào đó giành được độc lập, mà dân trí vẫn lạc hậu u muội, thì độc lập đó cũng chẳng có nghĩa gì và không thể vững chắc…

Chúng ta đã biết, do những điều kiện éo le và khắc nghiệt, chương trình sáng suốt của Phan Châu Trinh bị dở dang. Vậy nên công cuộc khai hóa mà vị tiền bối anh minh đã chỉ ra một trăm năm trước ngày nay nhất thiết phải được tiếp tục, càng phải sâu sắc, cơ bản và khẩn trương hơn, trong điều kiện toàn cầu hóa đầy thách thức ngày nay.

Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lấy mục tiêu góp phần vào công cuộc tiếp tục khai hóa đó làm tôn chỉ cao nhất của mình.

CCB nhập ngũ từ Máy tính 69

Đây là ảnh các CCB nhập ngũ từ lớp Máy tính 69 (k14vt). Ảnh cắt ra từ tập ảnh của lớp còn lưu lại. Còn thiếu ai thì Tất Nam, bác Quốc, Huệ, TM Phương bổ xung nhé: (sửa lần 1 sau Góp ý của Tất Nam).

Lần lượt điểm theo thứ tự ảnh trên:
1/ Bùi Huy Nhiệm, Nhập ngũ tháng 6/1971, Quê: Kiến An, Hải Phòng.
2/ Đặng Ngọc Định
3/ Lê Ngọc Bảo, Nhập ngũ 1970
4/ Lê Ngọc Hợt, Nhập ngũ ngày 10-1-1972, quê Thanh hóa
5/ Lương Xuân Thanh, Nhập ngũ 1970
6/ Nguyễn Toàn Thắng
7/ Nguyễn Văn Nhượng, Nhập ngũ 1970, Quê: Thanh Chương, Nghệ An.
8/ Nguyễn Đình Hùng
9/ Phạm Ngọc Lễ
10/ Nguyễn Văn Tuấn, Nhập ngũ 1970
11/ Phạm Văn Ôn
12/ Tân Văn Đoàn, Ngày nhập ngũ: 25/5/1972, quê Hải Dương.
13/ Thái Doãn Đồng, nhập ngũ 6/9/1971, Quê: Diễn Châu, Nghệ An .
14/ Thẩm Ngọc Huy, Nhập ngũ 6/9/1971, Nguyên quán: Long Biên, Hà Nội.
15/ Trần Nguyên Bá, Nhập ngũ ngày 26/08/1970, quê Nam Định.
16/ Trịnh Anh Đức, Nhập ngũ đợt 3 năm 1972 tại Phú Xuyên, Hà Tây, Quê: Thuỷ Khuê, Ba Đình, Hà Nội
17/ Trịnh Minh Tân

Rất có thể đến thời điểm này các CCB sau đã kê khai: 1/ Lê Ngọc Hợt (Email), 2/ Tân Văn Đoàn (điều tra), 3/ Trần Nguyên Bá (Emạil), 4/ Trịnh Đình Tân (đọc cho Dũng ghi), 5/ Lê Ngọc Bảo (đến tận nơi làm việc của Dũng), 6/ Thẩm Ngọc Huy (đã có). Bạn Nguyễn Dũng, biên tập viên hội CCB cho ý kiến bổ xung nhé!
Đề nghị các CCB còn lại khẩn trương kê khai nhé, nhé.
Tất Nam chép lại danh sách này vào Nhận xét của cậu và điền ngày nhập ngũ, quê quán của từng người hộ nhé (chú ý đọc lại các email Hợt, Bá đã gửi và Đoàn đã có).Tao bận và mệt mỏi quá!

Nhớ "Một thời hoa lửa"

Thư của Nguyễn Dũng gửi Blog k14vt lúc: 22:38 Thứ Tư, 30 tháng 5 2012

Nguyễn Dũng xin thay mặt BBT Kỷ yếu CCB-Hội CCB ĐHBK HN gửi lời chào và lời cảm ơn chân thành tới các anh chị K14-VTĐ-ĐHBK HN.
Thời gian qua, Ban biên tập kỷ yếu CCB ĐHBK đã nhận được sự hưởng ứng, giúp đỡ nhiệt thành, chí tình của các anh chị tại blog k14vt.blogspot.com
 
Qua đó, chỉ với thời gian ngắn mà chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin quan trọng, hữu ích về CCB và Liệt sỹ, góp phần tích cực cho việc hoàn thành cuốn Kỷ yếu CCB ĐHBK HN. Chúng tôi rất mong còn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các anh chị (nhất là những trường hợp dữ liệu chưa được đầy đủ về CCB và LS)
Hiện đã có được 21 dữ liệu về CCB và LS. Một con số không hề nhỏ. Rất cảm ơn về sự kịp thời của sáng kiến về mục "Lần tìm đồng đội". Nó làm cho sự giao lưu của mọi người trong blog có nội dung phong phú và chất lượng hơn. Nếu nói là sự giáo dục truyền thống với chúng ta thì không phải, nhưng bất cứ ai vào blog này sẽ thấy những nỗi niềm của một thời. Nó làm chúng ta gắn bó với nhau hơn.
Xin gửi tới các anh chị 2 bài viết về tượng đài "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc" 

       Từ ngày 15 tháng 3 năm 2010, vào mỗi Thứ Hai hàng tuần tại Quảng Trường C2, nơi ghi dấu những nét son của sinh viên các trường ĐH Thủ đô nói chung và của Thầy và Trò trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nói riêng, chi đoàn các lớp sinh viên K54 tổ chức Lễ Chào cờ truyền thống đầy ý nghĩa
 Tháng Thanh niên luôn là tâm điểm cho các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở tất cả các cấp với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích tạo những sân chơi bổ ích cho sinh viên, đồng thời cũng góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2010, được sự đồng ý của Đảng Ủy – Ban Giám hiệu, BCH Đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho BCH LCĐ sinh viên năm thứ nhất K54 tổ chức Lễ Chào cờ truyền thống vào tất cả các ngày Thứ Hai hàng tuần. Lễ Chào cờ truyền thống là cơ hội để Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội khơi dậy trong đoàn viên, sinh viên một nghi thức thiêng liêng và tự hào nhất đối với mỗi người dân Việt Nam – được hát vang quốc ca trong tiếng nhạc hùng tráng dưới quốc kỳ đỏ thắm – một nghi thức nhiều khi đã không được thực hiện trong những buổi lễ có đông đảo sinh viên tham gia. Lễ Chào cờ cũng là dịp để đoàn viên sinh viên rèn luyện ý thức kỷ luật, thái độ nghiêm túc khi tham gia các hoạt động tập thể.
 
       Bên cạnh ý nghĩa cao đẹp và thiết thực đó, trong khuôn khổ Lễ Chào cờ, được sự hỗ trợ của Hội cựu chiến binh và Phòng Công tác Chính trị - Công tác Sinh viên của trường, BCH LCĐ K54 cũng đã lồng ghép giới thiệu về phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Y Hà Nội là 3 chiếc nôi khởi xướng; giới thiệu và dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài “Gác bút nghiên lên đường cứu nước”; thăm phòng truyền thống của trường để giới thiệu truyền thống vẻ vang của ĐH Bách Khoa Anh Hùng. Cũng trong khuôn khổ Lễ Chào cờ, các kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn Thanh niên trường trong cả học kỳ, của mỗi tháng, và hàng tuần được giới thiệu đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, các Thầy, Cô giáo là cố vấn học tập và các lớp sinh viên cũng có thể kết hợp với hoạt động này để tổ chức họp lớp hoặc sinh hoạt chi đoàn.
       Theo kế hoạch, buổi Lễ Chào cờ truyền thống được triển khai đến tất cả các lớp sinh viên K54, được chia theo giảng đường và luân phiên thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều Thứ Hai hàng tuần. Các lớp học buổi sáng sẽ chào cờ vào buổi chiều và ngược lại, kéo dài cho đến hết học kỳ 2 năm học 2009-2010. Các bạn sinh viên tham gia Lễ Chào cờ đều được yêu cầu trang phục chỉnh tề, đeo huy hiệu đoàn và giữ gìn kỷ luật, trật tự trong thời gian diễn ra buổi lễ.
         Mặc dù chưa có được điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các Thầy, cô giáo là cố vấn học tập chưa bố trí được thời gian tham gia đầy đủ với các lớp sinh viên, nhưng với sự sáng tạo của BCH LCĐ K54, Lễ Chào cờ truyền thống đã diễn ra trang trọng và đúng nghi thức. Qua ba buổi thực hiện vào các ngày 15, 22, và 29/3 vừa qua, có thể nhận thấy các bạn sinh viên đã rất nhiệt tình hưởng ứng, háo hức chờ đợi và nghiêm túc tham gia Lễ Chào cờ truyền thống. Khi đội cờ rước 3 lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn về vị trí, khi tiếng nhạc hùng tráng của Quốc ca, sôi nổi của Đoàn ca vang lên, mỗi đoàn viên, sinh viên đều cảm thấy trào dâng niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cũng như cảm nhận được trách nhiệm của tuổi trẻ trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, tu dưỡng để lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước.

                         TƯỢNG ĐÀI “SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC”
                         TƯỢNG ĐÀI CỦA “MỘT THỜI HOA LỬA”
      Về thăm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong thời gian gần đây, giữa những công trình đồ sộ như Thư viện Tạ quang Bửu hay hệ thống đài phun nước trước tòa nhà chính C1, bạn hãy đến thăm một địa điểm đặc biệt, đó là tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” mà anh em cựu chiến binh chúng tôi thường gọi là tượng đài của “Một thời hoa lửa”
       Không giống bất kỳ một mô tip của một đài kỷ niệm về chiến tranh nào, không có hình tượng người lính với khẩu súng trong tay hoặc hình ảnh ước lệ cây bút và khẩu súng, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc”được hình thành từ đá cẩm thạch nguyên khối, màu trắng tinh khiết, xinh xắn trong khoảng đất chừng mười mét vuông, đứng trang trọng giữa bãi cỏ xanh rì, dưới tán lá của cây muỗm già, một cây thuộc loại cổ thụ nhất trong khuôn viên Nhà trường. Với một bố cục giản dị và đầy ý nghĩa, một chiếc mũ gắn Quốc huy đặt ngay ngắn trên quyển sách đang mở, tượng đài giống như là một bục giảng hay một bàn học trò mà chủ nhân của nó vừa chợt đi đâu và nhất định sẽ trở về. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của lực lượng vũ trang Việt Nam khi khánh thành tượng đài đã đề lời tặng “Tổ Quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.
      Được xây dựng vào tháng 10 năm 2006, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” minh chứng sự tôn vinh của những người đang sống đối với một thế hệ sinh viên, đặc biệt là thế hệ sinh viên – chiến sỹ. Tại nơi đây, tháng 9 năm 1971, trên 600 sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cùng với hàng ngàn sinh viên của các trường Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân…  đã tạm gác bút nghiên, tạm biệt thầy cô, bạn bè và mái trường để lên đường vào Nam chiến đấu. Như một sự xắp đặt của lịch sử, tất cả những người lính trẻ ấy đã được bổ sung vào một mặt trận và cùng tham gia những trận chiến đấu ác liệt nhất để giành lại và gìn giữ từng tấc đất của Thành Cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Trong những cuộc chiến đấu khốc liệt ấy, hàng trăm người lính sinh viên đã không bao giờ được trở lại mái trường thân yêu nữa, họ đã liệt oanh ngã xuống giữa chiến trường. Máu của họ đã thấm đẫm những tấc đất Thành Cổ Quảng Trị hoặc đã hòa vào dòng Thạch Hãn đau thương và anh hùng.
      Sau cuộc chiến gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với cuộc đời sinh viên. Không một chút phàn nàn, họ đã học tập giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của vết thương, giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới và đã trưởng thành. Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi, những nhà giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp của quân đội. Họ đã sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời, với trách nhiệm của những người lính.
      Hôm nay, những người lính sinh viên năm nào lại gặp nhau bên tượng đài sau chuyến đi thăm chiến trường xưa. Cuộc gặp gỡ thật cảm động và đầy chất nhân văn. Họ cùng nhau rải đều xung quanh tượng đài những nắm đất còn ấm hơi đồng đội mà họ vừa cùng nhau đem về từ Thành Cổ Quảng Trị anh hùng. Nhìn họ ôm nhau và nói chuyện rất vui, tôi chợt nghĩ, rồi mai đây nắng mưa và thời gian sẽ mang nắm đất thiêng ấy hòa chung vào mảnh đất nơi chúng ta đang đứng đây như một chứng nhân của lịch sử.
      Cuộc sống vẫn tiếp diễn và ngày càng tốt hơn như những đóa hoa vẫn hàng ngày nở thắm bên tượng  đài. Các chiến sỹ - sinh viên ngày ấy vẫn có một điểm hẹn tại nơi này. Họ cùng về bên tượng đài để ôn lại những kỹ niệm vui buồn của “Một thời hoa lửa”
       Bài của LÊ HẢI HƯNG. Cựu chiến binh, cán bộ giảng dạy Viện Vật lý Kỹ Thuật, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (Tập san Đại học Bách Khoa Hà Nội số 117 – 118)