31 thg 5, 2012

Giaỉ thưởng Phan Châu Trinh

Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh và tinh thần Nhật Bản

LGT: Chắc chắn tại thời điểm này, không fải ai cũng biết đến GIẢI THƯỞNG PHAN CHÂU TRINH. Vậy đăng bài này từ trang 'Thể thao văn hóa' để ai chưa đọc đến thì tham khảo, qua đó thấy được phần nào chủ trương đúng đắn, vĩ đại của Cụ - chủ trương đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ theo kiểu Nhật Bản. (vì những lý do khác nhau mà bài báo kg thể nói rõ hơn, cụ thể hơn). Đây là 1 giải thưởng kg fải của nhà nước, nhờ sự giúp đỡ của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình mới lập ra được.
(Vào google gõ Giải thưởng Phan Châu Trinh sẽ ra cả đống trong nháy mắt, tiếc rằng kg 1 bài báo nào có thể viết cụ thể hơn được)

Nhà văn Nguyên Ngọc
Ảnh: Ngô Vương Anh
(TT&VH Cuối tuần) -Giải thưởng của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh năm nay được trao trong những giờ khắc thế giới kinh ngạc và ngưỡng mộ tinh thần tự chủ Nhật Bản trước động đất, sóng thần. Ít ai biết, cách đây cả trăm năm, cụ Phan Châu Trinh đã nhìn ra căn nguyên văn hóa của sức mạnh, con đường hình thành sức mạnh ấy. Con đường hình thành sức mạnh từ văn hóa, qua văn hóa mà cụ Phan Châu Trinh chủ trương - giờ đã trở thành tôn chỉ của giải thưởng văn hóa mang tên ông. Nhân dịp giải thưởng vừa được trao chiều qua tại TP.HCM, TT&VH Cuối tuần có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ, nhà văn Nguyên Ngọc.
* Tiền thân là một giải thưởng dịch thuật, giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh sau này vẫn rất gần với những tác phẩm dịch thuật. Vì sao vậy, thưa ông?
- Về dịch thuật, nên nói đến trường hợp Nhật Bản, nước có lẽ đã dịch nhiều nhất thế giới với chiến lược quốc gia. Ngay từ thời Minh Trị, người Nhật đã lên kế hoạch dài để dịch rất nhiều tác phẩm lớn của nhân loại. Từ thời đó, họ đã dịch và xuất bản tác phẩm Bàn về tự do (On Liberty) của John Stuart Mill chỉ mấy năm sau khi nó ra đời ở Anh, và in đến 2 triệu bản trong khi dân số nước Nhật bấy giờ mới chỉ có 32 triệu người. Sức lan tỏa của những tư tưởng đó, như cụ Phan Châu Trinh đã nghiền ngẫm, đúc kết, đã mang lại sức mạnh kỳ diệu cho đất nước này................
 Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2010 vừa trao cho 6 nhà nghiên cứu và dịch giả thuộc các lĩnh vực:
 Giải thưởng giáo dục trao cho GS Hoàng Tụy với những nghiên cứu và đề xuất của ông về cải cách giáo dục suốt hơn mười năm qua.
 Giải thưởng nghiên cứu trao cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam và đặc biệt là văn bản học tiếng Việt.
 Giải thưởng dân tộc học dành cho hai học giả nước ngoài: nhà văn, nhà phê bình Kevin Bowen (Mỹ) - người có rất nhiều đóng góp trong việc giao lưu, tìm hiểu văn hóa và thúc đẩy ngành Việt Nam học tại Mỹ và nhà dân tộc học Ivo Vasiliev (Séc) - người đã công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán - Việt và di sản Việt cổ.
 Giải thưởng dịch thuật trao cho dịch giả Phạm Văn Thiều với các bản dịch tác phẩm của nhà vật lý Trịnh Xuân Thuận và dịch giả Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.
    Giải thưởng năm 2012: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/64931/gs-tra-n-van-khe-go-i-gia-i-thuo-ng-phan-chau-trinh-la--tri-am.html

* Nói đến Phan Châu Trinh, hầu như người Việt Nam nào cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu về tinh thần Phan Châu Trinh. Ông có thể nói rõ hơn về tinh thần này, điều mà Quỹ và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh đã nêu lên làm phương hướng?

- Những năm gần đây các nghiên cứu về Phan Châu Trinh được đẩy mạnh hơn, đã dần soi sáng được ngày càng rõ hơn một số điểm cốt lõi trong tư tưởng và sự nghiệp của ông. Như chúng ta đều biết, đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại và tan rã, đã có sự khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối cứu nước, làm thế nào để có thể đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ tàn khốc. Trong tình hình vô cùng bức xúc đó, như sau này học giả Hoàng Xuân Hãn nói, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm và đã tìm ra nguyên nhân mất nước ở trong văn hóa, trong sự thua kém về văn hóa của chúng ta so với đối thủ của mình cả một thời đại. Suốt hàng nghìn năm trước, chúng ta đã phải liên tục chống ngoại xâm và rất nhiều lần phải chống lại đối thủ đông mạnh hơn ta nhiều lần. Nhưng dẫu đông lớn đến mấy, về mặt lịch sử, đối thủ đó là cùng một thời đại với ta, ngang bằng ta về thời đại…

Có thể nói Phan Châu Trinh là người đầu tiên nhận diện được hết sức rõ ràng “đối thủ mới”, khác hẳn đối thủ truyền thống suốt nghìn năm trước. Hoặc nói như ngôn ngữ thời nay, ông là người đầu tiên nhận ra tình thế “toàn cầu hóa”, cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất, có thể gọi như vậy, khi chúng ta giáp mặt với phương Tây, tức với toàn thế giới rộng lớn mà từ nay ta bắt buộc phải sống trong đó, tồn tại và phát triển trong thế giới đó, hay suy vong và mãi mãi chịu nô lệ. Như vậy cách đặt vấn đề của Phan Châu Trinh khác hẳn những chí sĩ đương thời chỉ thấy và chủ trương một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm hệt như tổ tiên đã chiến đấu chống xâm lược Trung Hoa suốt lịch sử trước. Phan Châu Trinh chủ trương nâng dân tộc mình lên cho ngang bằng đối thủ mới, bằng một cuộc khai hóa lớn, mà ông gọi là “khai dân trí”, để từ đó mới chấn hưng được dân khí, và đi đến làm cho đất nước phồn vinh phát triển (hậu dân sinh). Nếu bằng cách nào đó giành được độc lập, mà dân trí vẫn lạc hậu u muội, thì độc lập đó cũng chẳng có nghĩa gì và không thể vững chắc…

Chúng ta đã biết, do những điều kiện éo le và khắc nghiệt, chương trình sáng suốt của Phan Châu Trinh bị dở dang. Vậy nên công cuộc khai hóa mà vị tiền bối anh minh đã chỉ ra một trăm năm trước ngày nay nhất thiết phải được tiếp tục, càng phải sâu sắc, cơ bản và khẩn trương hơn, trong điều kiện toàn cầu hóa đầy thách thức ngày nay.

Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lấy mục tiêu góp phần vào công cuộc tiếp tục khai hóa đó làm tôn chỉ cao nhất của mình.

1 nhận xét:

  1. Nếu chủ trương của Cụ Phan Châu Trinh được thực hiện liệu có là vận may cho dân tộc, liệu giờ đây ta kém gì nước Nhật (?!)

    Trả lờiXóa