Thư của Nguyễn Dũng gửi Blog k14vt lúc: 22:38 Thứ Tư, 30 tháng 5 2012
Nguyễn Dũng xin thay mặt BBT Kỷ yếu CCB-Hội CCB ĐHBK HN gửi lời chào và
lời cảm ơn chân thành tới các anh chị K14-VTĐ-ĐHBK HN.
Thời gian qua, Ban biên tập kỷ yếu CCB ĐHBK đã nhận được sự hưởng ứng,
giúp đỡ nhiệt thành, chí tình của các anh chị tại blog k14vt.blogspot.com
Qua đó, chỉ với thời gian ngắn mà chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin
quan trọng, hữu ích về CCB và Liệt sỹ, góp phần tích cực cho việc hoàn thành cuốn
Kỷ yếu CCB ĐHBK HN. Chúng tôi rất mong còn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của
các anh chị (nhất là những trường hợp dữ liệu chưa được đầy đủ về CCB và LS)
Hiện đã có được 21 dữ liệu về CCB và LS. Một con số không hề nhỏ. Rất cảm
ơn về sự kịp thời của sáng kiến về mục "Lần tìm đồng đội". Nó làm cho
sự giao lưu của mọi người trong blog có nội dung phong phú và chất lượng hơn. Nếu
nói là sự giáo dục truyền thống với chúng ta thì không phải, nhưng bất cứ ai
vào blog này sẽ thấy những nỗi niềm của một thời. Nó làm chúng ta gắn bó với
nhau hơn.
Xin gửi tới các anh chị 2 bài viết về tượng đài "Sinh viên lên đường
bảo vệ Tổ quốc"
Từ ngày 15 tháng 3 năm 2010, vào mỗi Thứ
Hai hàng tuần tại Quảng Trường C2, nơi ghi dấu những nét son của sinh viên các
trường ĐH Thủ đô nói chung và của Thầy và Trò trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nói
riêng, chi đoàn các lớp sinh viên K54 tổ chức Lễ Chào cờ truyền thống đầy
ý nghĩa
Tháng
Thanh niên luôn là tâm điểm cho các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh ở tất cả các cấp với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích tạo những
sân chơi bổ ích cho sinh viên, đồng thời cũng góp phần giáo dục chính trị, tư
tưởng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm
2010, được sự đồng ý của Đảng Ủy – Ban Giám hiệu, BCH Đoàn trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho BCH LCĐ sinh viên năm thứ nhất K54 tổ chức Lễ
Chào cờ truyền thống vào tất cả các ngày Thứ Hai hàng tuần. Lễ Chào cờ truyền
thống là cơ hội để Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội khơi dậy trong đoàn
viên, sinh viên một nghi thức thiêng liêng và tự hào nhất đối với mỗi người dân
Việt Nam – được hát vang quốc ca trong tiếng nhạc hùng tráng dưới quốc kỳ đỏ thắm
– một nghi thức nhiều khi đã không được thực hiện trong những buổi lễ có đông đảo
sinh viên tham gia. Lễ Chào cờ cũng là dịp để đoàn viên sinh viên rèn luyện ý
thức kỷ luật, thái độ nghiêm túc khi tham gia các hoạt động tập thể.
Bên cạnh ý nghĩa cao đẹp và thiết thực
đó, trong khuôn khổ Lễ Chào cờ, được sự hỗ trợ của Hội cựu chiến binh và Phòng
Công tác Chính trị - Công tác Sinh viên của trường, BCH LCĐ K54 cũng đã lồng
ghép giới thiệu về phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội trong
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Y
Hà Nội là 3 chiếc nôi khởi xướng; giới thiệu và dâng hoa tưởng niệm tại tượng
đài “Gác bút nghiên lên đường cứu nước”; thăm phòng truyền thống của trường để
giới thiệu truyền thống vẻ vang của ĐH Bách Khoa Anh Hùng. Cũng trong khuôn khổ
Lễ Chào cờ, các kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn Thanh niên trường
trong cả học kỳ, của mỗi tháng, và hàng tuần được giới thiệu đến các bạn sinh
viên. Ngoài ra, các Thầy, Cô giáo là cố vấn học tập và các lớp sinh viên cũng
có thể kết hợp với hoạt động này để tổ chức họp lớp hoặc sinh hoạt chi đoàn.
Theo kế hoạch, buổi Lễ Chào cờ truyền thống
được triển khai đến tất cả các lớp sinh viên K54, được chia theo giảng đường và
luân phiên thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều Thứ Hai hàng tuần. Các lớp học
buổi sáng sẽ chào cờ vào buổi chiều và ngược lại, kéo dài cho đến hết học kỳ 2
năm học 2009-2010. Các bạn sinh viên tham gia Lễ Chào cờ đều được yêu cầu trang
phục chỉnh tề, đeo huy hiệu đoàn và giữ gìn kỷ luật, trật tự trong thời gian diễn
ra buổi lễ.
Mặc
dù chưa có được điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các Thầy, cô giáo là cố vấn
học tập chưa bố trí được thời gian tham gia đầy đủ với các lớp sinh viên, nhưng
với sự sáng tạo của BCH LCĐ K54, Lễ Chào cờ truyền thống đã diễn ra trang trọng
và đúng nghi thức. Qua ba buổi thực hiện vào các ngày 15, 22, và 29/3 vừa qua,
có thể nhận thấy các bạn sinh viên đã rất nhiệt tình hưởng ứng, háo hức chờ đợi
và nghiêm túc tham gia Lễ Chào cờ truyền thống. Khi đội cờ rước 3 lá cờ Đảng, cờ
Tổ quốc và cờ Đoàn về vị trí, khi tiếng nhạc hùng tráng của Quốc ca, sôi nổi của
Đoàn ca vang lên, mỗi đoàn viên, sinh viên đều cảm thấy trào dâng niềm tự hào
dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cũng như cảm nhận được trách nhiệm của tuổi
trẻ trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, tu dưỡng để lập thân, lập
nghiệp, xây dựng đất nước.
TƯỢNG ĐÀI “SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC”
TƯỢNG ĐÀI CỦA “MỘT THỜI HOA LỬA”
Về thăm trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nội trong thời gian gần đây, giữa những công trình đồ sộ như
Thư viện Tạ quang Bửu hay hệ thống đài phun nước trước tòa nhà chính C1, bạn
hãy đến thăm một địa điểm đặc biệt, đó là tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” mà anh em cựu chiến binh chúng
tôi thường gọi là tượng đài của “Một thời
hoa lửa”
Không giống bất kỳ
một mô tip của một đài kỷ niệm về chiến tranh nào, không có hình tượng người
lính với khẩu súng trong tay hoặc hình ảnh ước lệ cây bút và khẩu súng, tượng
đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc”được hình thành từ đá cẩm thạch nguyên
khối, màu trắng tinh khiết, xinh xắn trong khoảng đất chừng mười mét vuông, đứng
trang trọng giữa bãi cỏ xanh rì, dưới tán lá của cây muỗm già, một cây thuộc loại
cổ thụ nhất trong khuôn viên Nhà trường. Với một bố cục giản dị và đầy ý nghĩa,
một chiếc mũ gắn Quốc huy đặt ngay ngắn trên quyển sách đang mở, tượng đài giống
như là một bục giảng hay một bàn học trò mà chủ nhân của nó vừa chợt đi đâu và
nhất định sẽ trở về. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của lực lượng vũ
trang Việt Nam khi khánh thành tượng đài đã đề lời tặng “Tổ Quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường
chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước
mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp
phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.
Được xây dựng vào
tháng 10 năm 2006, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,
tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ
Quốc” minh chứng sự tôn vinh của những người đang sống đối với một thế hệ
sinh viên, đặc biệt là thế hệ sinh viên – chiến sỹ. Tại nơi đây, tháng 9 năm
1971, trên 600 sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cùng với hàng ngàn
sinh viên của các trường Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân… đã tạm gác bút nghiên, tạm biệt thầy
cô, bạn bè và mái trường để lên đường vào Nam chiến đấu. Như một sự xắp đặt của
lịch sử, tất cả những người lính trẻ ấy đã được bổ sung vào một mặt trận và
cùng tham gia những trận chiến đấu ác liệt nhất để giành lại và gìn giữ từng tấc
đất của Thành Cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Trong những cuộc chiến đấu
khốc liệt ấy, hàng trăm người lính sinh viên đã không bao giờ được trở lại mái
trường thân yêu nữa, họ đã liệt oanh ngã xuống giữa chiến trường. Máu của họ đã
thấm đẫm những tấc đất Thành Cổ Quảng Trị hoặc đã hòa vào dòng Thạch Hãn đau
thương và anh hùng.
Sau cuộc chiến
gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với cuộc đời sinh viên. Không
một chút phàn nàn, họ đã học tập giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của
vết thương, giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới và
đã trưởng thành. Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi,
những nhà giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp
của quân đội. Họ đã sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời, với
trách nhiệm của những người lính.
Hôm nay, những người
lính sinh viên năm nào lại gặp nhau bên tượng đài sau chuyến đi thăm chiến trường
xưa. Cuộc gặp gỡ thật cảm động và đầy chất nhân văn. Họ cùng nhau rải đều xung
quanh tượng đài những nắm đất còn ấm hơi đồng đội mà họ vừa cùng nhau đem về từ
Thành Cổ Quảng Trị anh hùng. Nhìn họ ôm nhau và nói chuyện rất vui, tôi chợt
nghĩ, rồi mai đây nắng mưa và thời gian sẽ mang nắm đất thiêng ấy hòa chung vào
mảnh đất nơi chúng ta đang đứng đây như một chứng nhân của lịch sử.
Cuộc sống vẫn tiếp
diễn và ngày càng tốt hơn như những đóa hoa vẫn hàng ngày nở thắm bên tượng đài. Các chiến sỹ - sinh viên ngày ấy vẫn có
một điểm hẹn tại nơi này. Họ cùng về bên tượng đài để ôn lại những kỹ niệm vui
buồn của “Một thời hoa lửa”
Bài của LÊ HẢI HƯNG. Cựu
chiến binh, cán bộ giảng dạy Viện Vật lý Kỹ Thuật, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
(Tập san Đại học Bách Khoa Hà Nội số 117 – 118)
Một việc làm hết sức có ý nghĩa: vừa tri ân những cựu chiến binh của ĐHBK Hà Nội đã xấp bút nghiên lên đường đánh giặc chống Mĩ cứu nước, góp công giải phóng dân tộc đưa nước nhà thống nhất non sông, vừa khích lệ tinh thần cho các cháu sinh viên trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự. Thế giới xung quanh ta vẫn chưa ngớt tiếng bom, đau thương chết chóc vẫn diễn ra từng ngày từng giờ. Công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hôm nay và mai sau là nhiệm vụ của cả dân tộc, trong đó thế hệ trẻ đảm nhận một công việc trọng trách nhất.
Trả lờiXóaXin cảm ơn ý tưởng tốt đẹp này.
Nguyễn Tất Nam K14VT lớp mày tính.
Bài viết rất hay, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan dưới đây:
Trả lờiXóaghế massage lưng giá rẻ
ghe massage toan than gia re
ghế matxa toàn thân giá rẻ