31 thg 7, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 6

Hai giờ sáng ngày 28 tháng 4, sau khi xem xét lại toàn bộ diễn trình tác chiến ngày 27, Bộ tư lệnh chiến dịch hài lòng nhận thấy bộ đội ta trên các hướng chiến dịch phát triển nhịp nhàng, ăn ý, hoàn thành được các mục tiêu đã giao; tư tưởng tiến công liên tục không cho địch có thời gian hồi sức là rất đúng với sự chỉ đạo của chiến dịch... Nhưng muốn đảm bảo đánh chắc thắng, thắng nhanh, thắng giòn giã, ngay lúc này phải chỉ đạo cho các hướng (đặc biệt là hướng Sư đoàn 308) phải trinh sát thật kỹ, luôn bám sát địch, không để hoạt động nào của chúng thoát khỏi mắt ta. Đồng thời chỉ đạo Sư đoàn 308 tổ chức lại các mũi bộ binh có thiết giáp yểm trợ đột phá ra đường 1 chốt giữ và phá sập cầu Lai Phước.

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 5

Ngày 15/4/1972
          Chiều hôm đó chúng tôi nấu cơm ăn sớm, sau đó hành quân ra đường 1. Ở đó lại có mấy xe Zin chờ chúng tôi. Khoảng gần 6 giờ chiều xe xuất phát, đi độ nửa tiếng thì tới Bến Thuỷ, chúng tôi xuống đi bộ bên xe và lên phà. Sang đến bờ nam thì trời đã tối, vào đây xe phải chiếu đèn gầm để đi. Nhìn lên phía trước đèn từ xe phát ra với khoảng sáng rất nhỏ. Qua đất Hà Tĩnh đường bắt đầu xấu, khi đó trời đã tối hẳn, đến một đoạn nhìn xuống thấy lờ mờ, có nhiều hố nhỏ lỗ chỗ. Anh Phượng lại nói  tới Ngã Ba Đồng Lộc rồi. Như vậy từ nãy đến giờ tôi mới biết, chúng tôi không đi theo đường 1 nữa. Khoảng hơn 8 giờ tối (tôi chỉ ước lượng vậy thôi chứ có ai cố đồng hồ đâu) đến một địa điểm xe dừng lại để bộ đội nghỉ vài phút. Chắc nơi này lính lái xe đã quen rồi. Một lúc các em nhỏ từ bên đường tràn ra rao bán đủ thứ. Một em bé tới chỗ tôi mời tôi mua trứng, tôi mua vài quả trứng luộc, không biết là trứng gà hay trứng vịt nữa, ăn một quả còn để dành. Hồi đó bụng tôi khoẻ lắm, không như bây giờ ăn trứng luộc nhất lại là buổi tối nữa thì bụng cứ ùng ục cả đêm. Xe lại tiếp tục đi, đường dần càng sóc mạnh. Mọi người nói chúng tôi đang đi trên đường 22.

30 thg 7, 2013

Nỗi niềm - Trần Quang Ngân

honngv: Xem 6 tập fim tài liệu về quá trình Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam thấy ác liệt và qúa đau thương, máu lửa, càng nhớ tới Anh Phạm Ngọc Lễ (lớp MT69, Dũng sỹ Khe Sanh), Trần Quang Ngân, Trần Thành Đô, Thẩm ngọc Huy, Nguyễn Toàn Thắng, Tân Văn Đoàn, Lương Xuân Thanh và bao LS, CCB khác đã lên đường ra trận từ k14vt và trực tiếp tham gia cuộc chiến ấy. Chiến tranh đã qua, mọi người lại trở về cuộc sống thường nhật, lại lo nỗi lo của đời thường. Ai chẳng có NỖI NIỀM. Nỗi niềm trong trận chiến, nỗi niềm giữa 2 trận đánh, nỗi niềm trong cuộc sống bon chen, vất vả ... Nhân dịp này xin giới thiệu toàn bộ tập thơ NỖI NIỀM của bạn (nay đã là ông) Trần Quang Ngân đã đc nhà thơ, nhà văn Vũ Thảo Ngọc, hội viên Hội nhà văn VN chỉnh sửa. Một lần nữa cảm ơn Trần Quang Ngân và Chị (nay chắc đã lên chức Bà) VŨ THẢO NGỌC.

 Nhà văn Vũ Thảo Ngọc
Lời đầu sách 

NỖI NIỀM - một tiếng thơ của lòng nhân ái 

Tôi có cơ duyên được biết Trần Quang Ngân nhờ công việc khi còn công tác ở Hội VHNT ở Quảng Ninh, dù bây giờ tôi vẫn... Quảng Ninh, nhưng anh em mỗi người một việc. Tập thơ lần trước: Một thời ra trận của anh đã in cách đây mấy năm được bạn bè rất khen.

29 thg 7, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 4

Chia quân và thành lập các đơn vị mới

 (Ảnh tôi trước ngày đi chiến trường)
          Vậy là đến thời điểm tết chúng tôi đã ở Mỏ Chén được khoảng hai tháng rưỡi, cũng giống thời gian sống ở phố Tràng Việt Yên. Đến mùng 4 tết D 371 nhận về một đợt tân binh mới. Anh em này toàn người dân tộc thiểu số. Ngay hôm sau toàn tiểu đoàn 371 có sự xắp xếp đơn vị. C5 huấn luyện được xé ra hợp với số tân binh mới. Khi đọc tên để phân đơn vị các tên dân tộc nghe buồn cười lắm. Cứ nói tiểu đội tôi thôi thì Hồng về C3,  Can, Cần, Khánh, Vũ Tiến, Chiến, anh Tưởng (trung đội trưởng)  về C4.  Mã, anh Lập (a  trưởng a1) , anh Bài (a trưởng a2), về  C5 anh Phúc làm C trưởng C5,  Còn tôi, Phượng, Thể (A2), về C6. Tôi không nhớ Hồi đi đâu (hình như C4)

28 thg 7, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 3

        Về 371

          Vài ngày sau tôi không nhớ chính xác, vào khoảng cuối tháng mười một. chúng tôi rời Sư đoàn 325 đi nhận nhiệm vụ mới.  Thế là chúng tôi rời 325 mãi mãi, rời Hà Bắc thân yêu, không kịp chào tạm biệt anh em trong đại đội.

          Ngày nay xem trên mạng và các hồi ký của lính, tôi thấy hình như sau đợt lính sinh viên chúng tôi Sư 325 còn tiếp tục huấn luyện quân mấy đợt nữa. Cám ơn 325 đã luyện chúng tôi kỹ càng, vì sau này tôi không có dịp được huấn luyện những bài cơ bản sâu như vậy. Có lẽ đây là quãng thời gian sống  chung của cánh tân binh sinh viên  các trường đại học lên đường 6/9/1971. Sau này khi nhắc tới những ngày đầu đời lính tôi cứ bồi hồi lưu luyến, vì đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong đời. Khi đang luyện tập sao cảm thấy thời gian dài và lâu thể. Nhưng khi bước chân ra đi tính lại chúng tôi ở Sư 325 có chưa đầy 3 tháng. Chỉ có 3 tháng , thế mà các anh đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Trong thời gian ấy, vì mệt nhọc, bận rộn nên tưởng như không thể nghĩ đến bạn bè, nhất là những người thân thiết, chưa biết tôi đã thành người lính. Rời 325 tôi thoáng buồn, nhiều anh còn ở lại, không biết rồi sẽ đi đâu. Gần đây tham khảo trên mạng trên trang mạng :

Tôi vô can trong vụ này !?

Tranh của họa sĩ Chen Fang, VRNs
Theo VRNs.

27 thg 7, 2013

Thế mới là đàn ông !

... Bên chiếc bàn gỗ mốc thếch, tôi ngồi uống rượu với người bạn, anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng để xuất sang TQ. Bàn bên cạnh có 2 người đàn ông mặc quần áo chàm vừa nốc từng bát rượu đầy vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau. Ngồi né ra xa một chút là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo ko biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng .

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 2

Năm thứ 2 Đại học

          Sang năm thứ hai đại học sinh viên nam khoá chúng tôi không ở nhà 73 nữa, mà được chuyển về ở nhà B7, nhà này là nhà 3 tầng, kiến trúc chắc theo kiểu Trung Quốc. Các nhà ba tầng thường có sinh viên của nhiều khoa khác nhau ở. Cứ theo mặc nhiên như luật, ở đây sinh viên năm đầu ở tầng 1, vì ở dưới thường bẩn, rác nhiều, mùa hè nóng bức, dễ bị mất cắp,  các năm trên được phân bố lên các tầng trên.  Khoá chúng tôi ở tầng 2, mỗi lớp 2 phòng, ở rộng rãi, mát mẻ hơn nhà cũ. Nhưng ở đây hồi đó có nạn rệp. Các phòng ở có cơ man nào rệp, trên các giát giường, kẽ bàn học ở đâu cũng có. Cứ ngủ qua đêm, rệp đốt no bò lên màn như bầy xe tăng đang mai phục trong chiến trận. Cứ trưa đến là cả khu ầm ầm vì sinh viên mang giát giường ra vỗ, phơi nắng, nhưng đâu cũng hoàn đó. Đặc biệt là rệp “chuộng” máu người lạ. Nếu hôm nào có khách ngủ lại trong phòng, thì đêm đó dân thổ địa trong phòng hầu như ít bị đốt, quả thật bọn rệp “điều binh” nhanh ghê gớm. Cái giống rệp cũng như muỗi, nếu không được đốt no nó cứ chích di chích lại, làm chỗ da bạn bị sưng nổi hột lên như muỗi đốt vậy. Khi ngồi học nếu không để ý, tay cứ nhấc lên nhấc xuống, rệp ở kẽ bàn xông ra chích, đến khi nhìn lại thấy các nốt sưng nổi lên mới phát hiện ra rệp đốt. Mà lạ thay, sau này khi xuất ngũ về học (gần năm năm sau), tôi thấy các khu nhà này nạn rệp không còn nữa, cố bói cũng không ra, không biết nhà trường đã tiêu diệt chúng như thế nào, đến nay tôi vẫn chưa rõ.

Ký ức của Nguyễn Thành Sự

Honngv: Nguyến Thành Sự là CCB Toán – Lý K14 ĐHBK Hà Nội, là bạn học thời phổ thông với Nguyễn Quang Thạch lớp Bán dẫn K14VT. Do ngày Mẹ của Thạch mất, blog k14vt đăng “Tin buồn”, Sự ở Đà Nẵng đọc thấy nên qua blog k14vt mới liên lạc lại được với “cụ” Thạch nhà mình (trước đó mất liên lạc). Và cũng từ đó mình và Sự còn trao đổi Email vài lần. Lần này ông bạn Sự gởi ra bản “Nhớ lại một thời”, ghi lại vài ký ức thời SV, thời lính … Nhân ngày 27/7 xin trân trọng giới thiệu cùng anh chị em k14VT và xin cảm ơn sunguyenthanh.

Đây là một cuốn hồi ký (mà vì khiêm tốn bạn Sự gọi là Ký ức) dài 137 trang nên sẽ đăng thành nhiều kỳ. Mong mọi người chịu khó theo dõi để qua đó như về thăm lại Mái trường xưa - ĐHBK HN - nơi dạy ta "thành người", ôn lại 1 thời SV thời chiến vất vả mà lắm cái hay ..., cảm thông đời lính gian khổ khói lửa, nhớ lại 1 thời đã qua của chính mình cũng như của các đồng môn với mình. Phải chăng đó cũng là cách tri ân các bạn CCB nhân ngày TBLS.

26 thg 7, 2013

NguyenChuNhạc: Thủng thẳng nhà thơ Trần Ngọc Thụ



honngv: Nhập tâm từ lâu bài thơ vui này:


          VUI XUỐNG CẤP
           Trần Ngọc Thụ (1934-2005),
      
       Trông xa, tưởng bác đã già
       Lại gần, chỉ đáng gọi là chú thôi
       Cầm tay, đích thị anh rồi
       Ngả lưng, nằm xuống, là tôi với mình.


Lời dẫn (Nguyễn Chu Nhạc) :
Đài TNVN ( VOV ) kể từ ngày thành lập ( 07/9/1945 ) đến nay, trải qua gần 70 năm, đã có một đội ngũ các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ nổi tiếng từng trưởng thành, và công tác ở VOV ( Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Xuân Thủy, Xuân Diệu, Huy Cận, Trọng Hứa, Lưu Quang Thuận, Bảo Định Giang, Đoàn Giỏi, Phạm Tường Hạnh, Nguyễn Quang Sáng, Mai văn Tạo, Vũ Quần Phương, Nguyễn Bùi Vợi, Triệu Xuân, Lê Minh Khuê, Trúc Thông, Hồ Bắc, Trần Chung, Vũ Thanh, Văn Dung, Thuận Yến v.v...). Nhà thơ Trần Ngọc Thụ là một trong số đó. Ấy vậy, tuy ông đã từng xuất bản 8 tập thơ, song đến khi khuất bóng, ông chưa từng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi mạo muộn khắc họa chân dung cố thi sĩ Trần Ngọc Thụ :

Lính chiến

Post tiếp nhân ngày 27/7 

Bác tôi về hưu đã lâu. Suốt 10 năm cuối đời của ông ngoại tôi, một mình bác chăm sóc, tắm rửa cho ông. Bác có năm người con trai nhưng hình như các anh không ai biết thời chiến tranh bác tôi huân chương đỏ ngực, giấy chứng nhận dũng sỹ phồng túi áo (theo đúng nghĩa đen). Các anh dường như không quan tâm câu chuyện về thời chiến tranh và bác cũng không muốn kể.
Hồi mới ra trường, thỉnh thoảng mệt mỏi về cuộc sống, tôi lại về thăm ông ngoại. Làng ông ngoại tôi cạnh sông La, cuối mỗi buổi chiều, tôi thường ra ngồi đầu làng ngắm nắng tắt trên dải Trường Sơn. Bác tôi thỉnh thoảng xong việc nhà thì ra ngồi cạnh tôi và nhìn lên khu mộ Phan Đình Phùng trên sườn núi. Tôi thích lịch sử nên thường gợi chuyện về những Đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị. Thỉnh thoảng bác tôi vừa làm việc nhà vừa kể chuyện, còn tôi loanh quanh đi theo lắng nghe.

Chiến binh Thành Cổ

honngv: Nhân ngày 27/7 và Chào mừng Hội CCB Thành Cổ vừa thành lập (tin trên VTV), nhớ tới Nguyễn Toàn Thắng, Trần Quang Ngân, Trần Thành Đô và bao đồng môn khác đã có những năm tháng khói lửa, sống chung với Tử thần như bài báo này:

CHIẾN BINH THÀNH CỔ

Đầu tháng 12 năm 71 hai tiểu đoàn sinh viên 5, 6 chia nhỏ bổ sung về các quân binh chủng. Còn lại một số anh em chưa vể đâu phấp phỏng chờ đợi, đoán già, đoán non đơn vị mình sẽ được điều về. Trong cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Thạc ngày 6-12 có ghi lại thời điểm đó. Hắn chê tôi sợ vào hỏa lực trợ chiến phải mang vác nặng gù lưng. Hắn chê tôi sợ chết muốn vào binh chủng tăng thiết giáp vì có vỏ thép dày che chở. Ôi, sợ chết âu cũng là lẽ thường tình của những thằng lính trẻ, 18 đôi mươi chúng tôi, chửa biết cái chi chi, chết thì tiếc lắm.

Song, cả tôi và hắn đều nhầm. Sau này, tôi nhận ra có thứ còn đáng sợ hơn cái chết. Đó là sự đầy đoạ về thân xác.

25 thg 7, 2013

Nơi đâu như “cái nơi này” ?!


Từ tháng 7/2012 đến nay sinh mạng của 13 em bé đã bị cướp đi sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thế mà Bộ trưởng bộ Y vẫn yên vị !!!

Thế mới ... tài ???!!!

Thi thể các cháu bé đã được chuyển cho gia đình để đem đi mai táng 
 Thi thể các cháu bé đã được chuyển cho gia đình để đem đi mai táng

Hahien: Hoan hô Dì Tiến!

25/07/2013
Tác giả:   Hồ Thơm
Đọc thêm:  http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/07/xin-cho-toi-ung-nhin-thay-mat-nguoi.html?utm_source=BP_recent

tresosinhchetDì Tiến, đương kim bộ trưởng Bộ Thuốc vừa qua phát biểu vừa… wuyết liệt vừa hay chưa từng có hè:
” … trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật. ” Hay hè , hay hung, hay hỉ…!!!
Nghĩ rằng,hay thì có hay nhưng nếu không quất cho Dì Tiến mấy roi mây cho quắn đít teo chim, lỡ mai đây các bác có tên sau, học tập và làm theo rồi phát biểu wuyết liệt như ri thì bố con thằng nào chịu cho thấu:

Dr. Nikonian - Con cái chúng ta có quyền được sống!

Dr. Nikonian
Vì vong linh những trẻ em xấu số….

Choáng phản vệ là gì?
Choáng phản vệ (CPV) là một tình trạng dị ứng nặng nề ở mức độ toàn thân và đe doạ tính mạng. Thường xảy ra trong vòng vài giây cho đến vài phút sau khi cơ thể tiếp xúc với một chất gây dị ứng hay dị nguyên. Các triệu chứng điển hình của CPV thường là co thắt khí phế quản gây tím tái, suy hô hấp, ngừng tim, loạn nhịp, tổn thương nhiều nội tạng… và tất yếu sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng, nếu không được chẩn đoán kịp thời.

Màn ảo thuật cắt đôi người làm cả phố hoảng sợ

huyện lạ Thứ Tư, 24/07/2013 - 15:20

Clip: Màn ảo thuật cắt đôi người gây sốc

Nhà ảo thuật cũng là diễn viên hài Andy Gross đã trình diễn một màn ảo thuật ấn tượng, cắt đôi người và tung tăng đi dạo trong công viên khiến nhiều người được một phen khiếp vía.

Trong một đoạn clip vui nhộn ở trong công viên, nhà ảo thuật xuất hiện với một nửa thân hình bên trên và một nửa bên dưới tách rời nhau nhưng vẫn đi lại bình thường. Không chỉ phụ nữ mà cả những người đàn ông cũng hoảng sợ.
Hai người phụ nữ đang ngồi trên một chiếc ghế ở công viên đã bỏ mọi thứ lại và chạy đến nỗi ngã lăn ra, khi họ bắt gặp người đàn ông trong tình trạng hai nửa tách rời nhau mà vẫn đi lại được.
Nhà ảo thuật cho biết, đây là một trò đùa vô hại nó giúp cho mọi người thư giãn và cười nhiều hơn.
 
Đoạn clip được đăng tải trên trang YouTube của Andy Gross:

Đoạn clip được đăng tải trên trang YouTube của Andy Gross:

Đoạn clip được đăng tải trên trang YouTube của Andy Gross:

Đoạn clip được đăng tải trên trang YouTube của Andy Gross:

Đoạn clip được đăng tải trên trang YouTube của Andy Gross:
 
 
Theo Thanh Hà
Tiền phong

24 thg 7, 2013

Cháy nhà mà mặt chuột chưa....chịu...... ra - "Chuột" này có truyền thống gian dối và ẩn náu hàng mấy chục năm nay rùi

Vụ Chủ tịch quận Hoàng Mai điều chỉnh lý lịch: Đợi “đáp án” của Ban Tổ chức Thành ủy

(Dân trí) - Ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đã xác nhận việc điều chỉnh lý lịch trẻ hơn tuổi tự khai ứng cử HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016. Nhưng đến lúc này Quận ủy Hoàng Mai và Ban Tổ chức Thành ủy vẫn giữ “bí mật” các quyết định điều chỉnh.
 >>  Hà Nội: Sự thật việc Chủ tịch quận Hoàng Mai điều chỉnh lý lịch
 >>  Đừng tưởng con số không thể hiện nhân cách
 >>  Cậu cầu thủ U13 và vị Phó Bí thư tỉnh ủy Hải Dương

 
 
Để làm rõ nội dung đơn tố cáo của công dân quận Hoàng Mai về việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 - 2016 điều chỉnh lý lịch từ sinh ngày 7/2/1954 thành sinh ngày 7/2/1955. Ngày 17/7/2013 PV Dân trí cũng đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Hoàng, nhưng ông Hoàng từ chối trả lời về các điều kiện để được điều chỉnh lý lịch.
Đến ngày 23/7/2013, PV Dân trí tiếp tục có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Bí thư thường trực Quận ủy Hoàng Mai liên quan đến việc điều chỉnh lý lịch của ông Nguyễn Mạnh Hoàng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Bí thư thường trực Quận ủy Hoàng Mai cho biết, ngày 17/4/2013, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái đã ký và ban hành Quyết định số 3006 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội về việc điều chỉnh độ tuổi của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ngày 22/4/2013, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội về Quận ủy Hoàng Mai công bố Quyết định số 3006 về việc điều chỉnh độ tuổi đối với ông Hoàng. Toàn bộ quá trình thẩm định, thực hiện các thủ tục điều chỉnh đều các cơ quan chức năng thực hiện và tham mưu cho Thành ủy, Quận ủy Hoàng Mai chỉ có nhiệm vụ củng cố hồ sơ và thi hành.
Theo lời ông Nguyễn Đức Vinh, căn cứ vào thông tin báo Dân trí phản ánh, ngày 22/7/2013, Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai đã họp về vấn đề này, bởi nhiều dư luận đặt câu hỏi về việc khai man hồ sơ của ông Nguyễn Mạnh Hoàng. Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Hoàng giải thích, lúc đang học cấp 3 (THPT) ông Hoàng tình nguyện đi bộ đội nên được cấp bằng cấp 3 đặc cách sớm.
Việc điều chỉnh lý lịch do ông Nguyễn Mạnh Hoàng tự đề đạt nguyện vọng lên Ban Tổ chức Thành ủy. Dựa trên đề đạt, các cơ quan chức năng đã tiến thành thủ tục kiểm tra, tham mưu cho Ban Tổ chức Thành ủy ra Quyết định điều chỉnh độ tuổi cho ông Nguyễn Mạnh Hoàng. Căn cứ nội dung Quyết định số 3006, ông Nguyễn Mạnh Hoàng đủ điều kiện công tác đến năm 2015 theo quy định nhà nước.
Dù đã tiết lộ số Quyết định của Thành ủy Hà Nội về việc điều chỉnh độ tuổi của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Bí thư thường trực Quận ủy Hoàng Mai vẫn từ chối công bố cho PV Dân trí Quyết định số 3006 với lý do không đủ thẩm quyền, dù 1 bản Quyết định số 3006 đang ở trong tay bà Nghiêm, Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy Hoàng Mai. Giống như UBND quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục giới thiệu PV Dân trí lên Ban Tổ chức Thành ủy liên hệ làm việc, bởi chỉ có Ban Tổ chức Thành ủy mới đủ thẩm quyền công bố.
Liên quan đến vụ việc này, sau khi trao đổi với ông Trần Đình Cảnh, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, ngày 17/7/2013, báo Dân trí đã có công văn số 94/BBĐ - 2013 gửi Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đề nghị cung cấp Quyết định và những tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh lý lịch của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai.
Chiều ngày 23/7/2013, PV Dân trí đã quay lại Ban tổ chức Thành ủy nhưng chưa nhận được lịch làm việc cụ thể.
Tại sao ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề đạt nguyện vọng điều chỉnh lý lịch vào năm 2013? Quy trình thực hiện việc điều chỉnh lý lịch có đúng với quy định của Đảng và nhà nước không? Dư luận cả nước đang chờ đợi Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đưa ra câu trả lời thấu đáo trong thời gian sớm nhất.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên sau khi làm việc với Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy

Loa loa loa! Tin mới đây: các nhà khoa học VN đã lập được kỷ lục mới đây, loa loa loa

Thứ Tư, 24/07/2013 - 07:12

Nhà thơ Trần Đăng Khoa ngủ một đêm thấy mình thành “dân gian”

(Dân trí) - Câu chuyện có thật một trăm phần trăm. Và các thầy phù thủy hóa kiếp cho nhà thơ Trần Đăng Khoa là các giáo sư tiến sĩ được cho là học giả của nước mình.

(Đi đánh Thần Hạn- Họa sĩ Trương Qua vẽ năm 1970)
("Đi đánh Thần Hạn"- Họa sĩ Trương Qua vẽ năm 1970)
 
 
Cụ thể, Chính phủ tài trợ việc nghiên cứu và xuất bản bộ Tự điển “Type” Truyện dân gian Việt Nam và đã được Nhà xuất bản Lao động ấn hành cuối năm 2012. Đây là một công trình khoa học của Viện Văn học, do Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Huế làm chủ biên, cùng các cộng sự là nhóm tác giả: Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thị An, Tiến sĩ Nguyễn Huy Bình, Thạc sĩ Đặng Thị Thu Hà, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt và Tiến sĩ Bùi Thị Thiên Thai.

Xin lưu ý rằng, tiền Chính phủ là tiền của dân, chi phí cho một công trình khoa học rất lớn như bộ tự điển này không phải là nhỏ. Nhưng chất lượng của nó thế nào, có xứng đáng với đồng tiền bát gạo của dân không, có đáng tin cậy về mặt khoa học không? Xin hãy xem đây.

Trong tự điển này, xuất hiện trường ca “Đi đánh thần hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Và các nhà khoa học thực hiện cuốn sách này đã can đảm cho rằng, đây là sáng tác tập thể dân gian xuất hiện ở tỉnh Bạc Liêu và được phổ biến rất nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Trong lúc đó, Thần đồng Trần Đăng Khoa viết trường ca này năm 11 tuổi, đăng trên báo Văn Nghệ số tháng 9.1970. Theo nhà thơ, tác phẩm này tái bản hơn 30 lần. Nhưng không biết các nhà nghiên cứu đã “nghiên cứu” kiểu gì mà cho rằng “Đi đánh thần hạn” là văn học dân gian tỉnh Bạc Liêu.

Một tác phẩm của một tác giả thời hiện đại, sống sờ sờ ra đó, tác phẩm được in rõ rành rành ra đó, không phải  một lần mà hơn ba chục lần, vậy mà các nhà nghiên cứu không biết, không hay, vơ bừa vào tự điển gọi là “Type” truyện dân gian Việt Nam.

Không cần nghiên cứu gì cho ghê gớm, chỉ cần gõ vào google thì tức khắc “Đi đánh thần hạn” sẽ xuất hiện một loạt kèm theo cái tên tác giả Trần Đăng Khoa, viết năm 1970. Không biết các giáo sư, phó giáo sư tiến sĩ thuộc nhóm biên soạn đã làm gì mà quên mất một động tác “nghiên cứu” trẻ con cũng làm được, đó là hỏi “Mr. Google”.

Thôi rồi, mới chỉ mỗi câu chuyện các nhà nghiên cứu biến Trần Đăng Khoa bằng xương bằng thịt thành “dân gian” cũng đã đủ đánh đổ hoàn toàn bộ tự điển đồ sộ này. Thật khó có thể tin cậy được những gì viết trong đó một khi đã bị phát hiện một sự cẩu thả không thể chấp nhận được như vừa chứng minh trên.

Lại một đống tiền của dân bị vứt vào sọt rác. Nghiên cứu khoa học chẳng ra hồn cũng là một sự lãng phí rất lớn.


Lê Chân Nhân

Thượng cấp VN nghe báo cáo...và nhận xét... rồi đưa ra quyết định... bắt toàn dân thực hiện...

Lấy thúng úp voi

(Dân trí) - Lấy thúng (báo cáo sai) để úp voi (giấu đi thực tế), quả không chỉ là một việc làm không tưởng mà còn nguy hại ở chỗ báo cáo sai chỉ được có một điều, đó là sau này ngay cả khi nói đúng cũng chẳng còn ai tin nữa.
 >>  “Đất đai không có… tiêu cực! Đồ Sơn không có… mại dâm!?”

 (Minh họa: Ngọc Diệp)
  (Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Rất đỗi ngạc nhiên khi  thấy tại phiên “điều trần” về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của các cơ quan hành chính nhà nước do Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức ngày 18/7, hai ngành tài nguyên môi trường và công tác cán bộ báo cáo trong ngành không có vi phạm, Blog Dân trí liền đăng bài “Đất đai không có… tiêu cực! Đồ Sơn không có… mại dâm!?” và được bạn đọc khắp nơi gửi phản hồi về Tòa soạn bầy tỏ chính kiến của mình.

Không tin vào báo cáo:

“Sao lại nói không có tham nhũng trong đất đai?  Đúng là một điều không tưởng.” - Phùng Ngọc Quang

“Tin vào những kết luận này chẳng khác nào mang thóc giống ra xay trong khi đó ruộng vẫn bỏ hoang để thả trâu, bò...!” - Tuan Gio

Vì những  thực tế diễn ra hàng ngày làm dân bức xúc đã là bằng cớ  bác bỏ sự thiếu trung thực trong nội dung báo cáo:

”Là một công chức đã từng tham gia công tác trong lĩnh vực nội vụ và tài nguyên và môi trường tôi thấy tiêu cực, tham nhũng diễn ra phổ biến và nó đã trở thành việc tất nhiên trong xã hội. Cứ xuống địa phương tôi mà xem đất đai, khoáng sản được chia nhau xẻ thịt hết, còn con em tốt nghiệp đại học nếu không có vài chục, thậm trí cả trăm triệu thì đừng có mơ vào làm công tác tại các cơ quan nhà nước...” - Minh Tuấn

“Tôi lấy ví dụ ở quê tôi. Tôi là một giáo viên đã cống hiến gần mười năm ở miền núi. Vậy mà tôi muốn xin chuyển về huyện nhà, người ta bảo hết gần 200 triệu. Uả. Là một người giáo viên như bọn tôi làm đến lúc nào để đủ số tiền đây mà xin việc. Vậy là đành ngậm ngùi ở lại vậy. Chồng con ở  xa. Một thân một mình. Một tháng mới được về thăm chồng con.” - dao thi huong

“…  Tôi có một cô vợ vừa thi công chức xong, cô ấy bảo ở trong phòng toàn quay thôi anh ah, thế là tôi bảo chết rồi.....tôi mới chạy thồng thộc về nhà và hỏi các bác cũng làm cán bộ các bác ấy bảo thời nào rồi mà còn tự thi, tốt nhất tìm chỗ mà chạy khoảng 200.000.000 gì đấy. Tôi mong các lãnh đạo làm hết sức mình trong công việc thì mới ổn được còn không thế này thì hỏng hết thế hệ sau này mất. tôi cảm ơn báo dân trí đã đăng bài này.” -  nguyễn văn hiệu

            “Đất đai không có sai phạm ư? Sai phạm về đất đai là vấn đề bức xúc và nhức nhối nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, mà giờ lại có người báo cáo lên cấp trên là ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SAI PHẠM, quả là phục sát đất! Tôi không hiểu Bộ Tài Nguyên Môi Trường làm việc kiểu gì mà lại có những tình trạng như hiện nay. Ngay cả đến 1 xã vùng sâu vùng xa như xã tôi còn vừa có vụ tranh chấp đất đai gây nhức nhối lòng dân đến giờ vẫn chưa giải quyết xong, vậy mà.....” - Đặng Hiền

Hơn thế nữa, báo cáo của bên Thanh tra Chính phủ cũng có nội dung đồng nhất với thực tế mà dân bức xúc

”Đây là báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 18/7:"Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, Thanh tra đánh giá mức độ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… Một số đối tượng đã nhũng nhiễu để vụ lợi, lập khống hồ sơ hoặc khai tăng diện tích đất đền bù, không tổ chức đấu giá đất, hợp thức hóa cho việc mua bán dự án..." – phavi

Trước chuyện rành rành như vậy mà vẫn cứ nói lấy được là không có, đã gây cười cho mọi người:
 
Ha ha ha! Sướng thật. Đất đai và xin việc không mất tiền. Đúng là báo cáo kiểu Đồ Sơn, Quất Lâm...” - langgiang

            “Các bác vui tính thật, thích đùa… nói dzậy mà hổng phải dzậy.” - Công Danh

”Đây đúng là đề tài hay cho những nhà văn hiện thực trào phúng thế kỷ 21 phát huy rồi...” - lê hải

”Vũ Trọng Phụng mà giờ còn sống thì viết được khối tác phẩm hay gấp trăm lần Số đỏ...” - liangqing_yue

Nguyễn Công Hoan có sống lại cũng phải nghiêng bút trước báo cáo của 2 Bộ này” - quangbui

Và bạn đọc tự hỏi: Vậy chả lẽ chẳng có ai tin rằng báo cáo của 2 Bộ trên là  trung thực:

“Có Lãnh đạo của 2 ngành này tin, vì không tin sao duyệt cho ban hành báo cáo.” - trần như mạnh

            “Vấn đề chính là vẫn có người tin các bản báo cáo loại này. Bao giờ báo cáo sai phải bị xử lý vì tội nói sai sự thật, tội bao che thì đất nước chúng ta mới phát triển tốt được.” - Pham Tien

Một số bạn đọc nêu ra  những nguyên nhân  2 Bộ này báo cáo sai sự thực :

Đấy là hậu quả của bệnh thành tích lâu nay thấm vào không ít cán bộ có chức có quyền của chúng ta nhưng chẳng thấy ai bị làm sao cả. Tôi xin hiến kế , sau hậu kiểm tra Đồ Sơn, Quất Lâm vẫn có mại dâm hay ngành nào đó, địa phương nào đó báo cáo Trung ương không có tham nhũng ,tiêu cực nhưng thực tế lại khác với báo cáo kể trên, Trung ương hãy xử lý kỷ luật người đứng đầu ở đó xem có ai dám thích bệnh thành tích hoặc quan liêu báo cáo sai sự thật xem nào?” - phamngoctrienblc

            “Những từ ngừ này đọc nhiều thành quen như 1 bài thơ muôn thuở vậy. Không dám nhận sai, không dám nhận khuyết điểm về mình chỉ biết cái hay cái tốt đưa lên còn cái xấu xa thì đậy kín. Không chịu nhận khuyến điểm để sửa sai thì đất nước còn những bài thơ như thế dài dài.” - Quang Thế  

“Đọc bài báo mà thấy 2 Bộ vô trách nhiệm với nhân dân quá...” - Lê Văn Duy

            “Theo tôi thấy, mấy Bộ ngành này báo cáo trong sạch thì có thể mắc 3 tội, đó là : Tham nhũng,bỏ bê kiểm tra phát hiện và bao che...” - Le quang

Rồi cảnh báo:

            ”Sẽ còn nhiều báo cáo tương tự như thế nữa nếu không xử lý rốt ráo kiểu báo cáo Đồ Sơn, Quất Lâm không có gái mại dâm. Đã đến lúc phải báo động về chất lượng báo cáo của các cấp, các ngành.” - hungtini2003

Có vẻ sắp có một tính từ mới được ra đời :"báo cáo kiểu Đồ Sơn , Quất Lâm"- đinh thắng

Báo cáo của 2 ngành này có thể dùng cụm từ "quan liêu, thiếu trách nhiệm" - datho_74

            “Nhiều sai phạm , tiêu cực đã bị xử lý mà báo cáo nêu không có. Không biết những báo cáo kiểu này trước khi công bố có ai thẩm định không? Chả lẽ từ nay đừng nghe báo cáo, hãy xem việc làm ...” - phavi

”Theo tôi báo kiểu này phải quy định kèm theo cam kết: Nếu báo cáo sai thì chịu mọi hình thức kỷ luật, có chức quyền thì buộc thôi chức. Cam kết này mà được đưa vào thực tế thì có bói cũng không ra kiểu báo cáo như vậy.” - Đỗ Văn Cường

Và kiến nghị:

Người dân chúng tôi mong rằng những bài báo như thế này sẽ được các vị lãnh đạo đọc, tiếp thu và sửa chữa cho dân được nhờ! tiêu cực trong việc chạy công chức và liên quan đến đất đai giờ là truyện thường ngày, lan tới xã và xóm rồi ...” -  tuan

Rõ ràng, chuyện chạy chức chạy quyền và tham nhũng đất đai diễn ra hàng ngày, ở khắp mọi nơi, mà bạn đọc Viết Thu đã than: “có lẽ từ nhà quê đến thành thị không ai mà không biết (không nhà ai chưa từng trải qua) việc có cán bộ công quyền tham nhũng, chạy chức chạy quyền...” mà  2 Bộ trong  báo cáo vẫn khăng khăng bảo ngành mình không có chuyện đó, thì chẳng khác gì lấy thúng (báo cáo sai) để  úp voi (giấu đi thực tế), quả không chỉ là một việc làm không tưởng mà còn nguy hại ở chỗ báo cáo sai chỉ được có một điều, đó là sau này ngay cả khi nói đúng cũng chẳng còn ai tin nữa.
 
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)

23 thg 7, 2013

Vệ sinh thực phẩm thời hiện đại

Rùng mình nước uống đường phố Hà Nội

(LĐO) - Thứ ba 23/07/2013 16:51
Viện Thực phẩm chức năng (TPCN) VN vừa lấy mẫu ngẫu nhiên một số loại thức uống đường phố ở nội thành Hà Nội. Dù số mẫu không nhiều, nhưng những kết quả xét  nghiệm cho thấy: Nước uống đường phố đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe.
Việc lấy mẫu nước uống và nguyên liệu trước khi pha chế nước uống được lấy ngẫu nhiên ở các phố bán nhiều mặt hàng này ở Hà Nội: Nước trà chanh ở phố Nhà Thờ; trà bát bảo và nước ngô, trà đá ở Cát Linh; nước mía, nhân trần và trà xanh ở Đê La Thành; nước vối ở Hoàng Cầu; nhân trần khô ở Lãn Ông. Chín mẫu nước uống và nguyên liệu này được xét nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm và hợp chuẩn, Viện TPCN VN, tìm hàm lượng vi khuẩn hiếu khí, men mốc, men nấm, vi khuẩn E.Coli, B.cereus và giới hạn kim loại nặng Pb (chì), Hg (thủy ngân), Cd (cadimi) trong đó.

Kết quả được Viện TPCN công bố sáng 23.7. PGS-TS Đỗ Bá Do - Phó Viện trưởng - cho biết: 3/9 mẫu có vi khuẩn hiếu khí vượt mức cho phép. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng về vi sinh vật, gây hỏng thực phẩm, thời gian bảo quản của sản phẩm, mức độ vệ sinh trong chế biến và khả năng gây nhiễm khuẩn ngộ độc thức ăn. Tất cả 9 mẫu đều có mặt vi khuẩn B. cereus và đặc biệt cao ở mẫu nhân trần khô. B. cereus là chỉ tiêu đánh giá nguy cơ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn quan trọng ở các nước. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi trong môi trường và gây bệnh bằng sinh độc tố.


8/9 mẫu vượt mức cho phép về vi khuẩn E.Coli - loại vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh  tiêu chảy. 4/9 mẫu vượt mức cho phép men, mốc. Các loại nấm mốc sinh độc tố mycotoxin và aflatoxin, gây nhiễm độc cấp và mạn, tăng nguy cơ gây bệnh ung thư. 3/9 mẫu có Pb, Hg, Cd vượt mức cho phép. Trong đó, hàm lượng Pb, Cd trong mẫu nước trà xanh, mẫu nhân trần khô và mẫu nước nhân trần đều vượt xa giới hạn cho phép. Hàm lượng Hg trong mẫu nước nhân trần cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.

PGS-TS Do lý giải về hàm lượng kim loại nặng cao trong nhân trần và nước nhân trần: “Thời điểm thu hoạch nhân trần là mùa xuân và mùa thu, ít nắng nên người sản xuất thường phun hóa chất, chính là thuốc trừ sâu để làm héo cây. Mặt khác, việc các thức uống này được bán trên vỉa hè - nơi các phương tiện giao thông cơ giới, xe máy, ôtô xả khói thường xuyên - có thể khiến nước uống không chỉ bị nhiễm vi khuẩn mà còn nhiễm cả kim loại nặng. Điều này cũng tương tự như việc các mẫu rau muống trồng ở ven các đường đi, quốc lộ có hàm lượng chì cao hơn bình thường; hoặc vi sinh vật bị nhiễm từ nước đá. Đoàn kiểm tra liên ngành TP.Hà Nội vừa kiểm tra ở Mễ Trì tháng 6 vừa qua, đã phát hiện thấy vi khuẩn trong nước đá”.

Tuy số mẫu chưa nhiều, nhưng có ý nghĩa cảnh báo về nguy cơ nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng ở thức uống đường phố. Mức độ nhiễm “bẩn” ở các mẫu đồ uống và nguyên liệu pha chế này cũng tương tự như nhiều kết quả xét nghiệm trước đó: 60-70% nhiễm vi sinh vật và 20% nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm trong nước uống đường phố còn chưa được các cơ quan chức năng thực sự quan tâm.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - cũng tư vấn: Nguy cơ ô nhiễm ở nước uống đường phố là có thật. Vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn những loại nước uống đóng chai, được chế biến và sản xuất bởi những nơi có uy tín, sản phẩm được cấp phép lưu hành.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn quốc ghi nhận có 87 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.800 người mắc, hơn 1.600 người nhập viện và 18 trường hợp tử vong.

Trà đá, nước mía, nhân trần... nhiễm khuẩn Ecoli

Thứ ba 23/07/2013 16:30
(VTV News)- Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam vừa công bố, cho biết 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn Ecoli.
Tại một cuộc hội thảo sáng nay (23/7) tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết các mẫu nước giải khát đường phố tại Hà Nội được lấy để xét nghiệm ngẫu nhiên là: Trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước ngô, nhân trần, trà đá…. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn E.Coli ; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và 33% phát hiện hàm lượng kim loại năng là: Chì, thủy ngân…
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Tra-da-nuoc-mia-nhan-tran-nhiem-khuan-Ecoli/76389.vtv#sthash.uEX0ALVB.dpuf

Trà đá, nước mía, nhân trần... nhiễm khuẩn Ecoli

Thứ ba 23/07/2013 16:30
(VTV News)- Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam vừa công bố, cho biết 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn Ecoli.
Tại một cuộc hội thảo sáng nay (23/7) tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết các mẫu nước giải khát đường phố tại Hà Nội được lấy để xét nghiệm ngẫu nhiên là: Trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước ngô, nhân trần, trà đá…. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn E.Coli ; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và 33% phát hiện hàm lượng kim loại năng là: Chì, thủy ngân…
 
 Ảnh minh họa
Trong đó, hàm lượng chì trong mẫu trà xanh, nhân trần khô đều vượt xa mức giới hạn cho phép. Đây là những chỉ tiêu có thể gây nên những nguy cơ cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm, nước uống.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 000 người mắc và 18 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc được xác định bằng xét nghiệm và lâm sàng cho thấy có 44 vụ ngộ độc là do vi sinh vật, hơn 20 vụ do độc tố tự nhiên và hóa chất.cho biết tính đến cuối tháng 6 cả nước đã ghi nhận gần 90 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.
Kim Xuân
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Tra-da-nuoc-mia-nhan-tran-nhiem-khuan-Ecoli/76389.vtv#sthash.uEX0ALVB.dpuf

Trà đá, nước mía, nhân trần... nhiễm khuẩn Ecoli

Thứ ba 23/07/2013 16:30
(VTV News)- Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam vừa công bố, cho biết 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn Ecoli.
Tại một cuộc hội thảo sáng nay (23/7) tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết các mẫu nước giải khát đường phố tại Hà Nội được lấy để xét nghiệm ngẫu nhiên là: Trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước ngô, nhân trần, trà đá…. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn E.Coli ; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và 33% phát hiện hàm lượng kim loại năng là: Chì, thủy ngân…
 
 Ảnh minh họa
Trong đó, hàm lượng chì trong mẫu trà xanh, nhân trần khô đều vượt xa mức giới hạn cho phép. Đây là những chỉ tiêu có thể gây nên những nguy cơ cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm, nước uống.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 000 người mắc và 18 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc được xác định bằng xét nghiệm và lâm sàng cho thấy có 44 vụ ngộ độc là do vi sinh vật, hơn 20 vụ do độc tố tự nhiên và hóa chất.cho biết tính đến cuối tháng 6 cả nước đã ghi nhận gần 90 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.
Kim Xuân
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Tra-da-nuoc-mia-nhan-tran-nhiem-khuan-Ecoli/76389.vtv#sthash.uEX0ALVB.dpuf

Trà đá, nước mía, nhân trần... nhiễm khuẩn Ecoli

Thứ ba 23/07/2013 16:30
(VTV News)- Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam vừa công bố, cho biết 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn Ecoli.
Tại một cuộc hội thảo sáng nay (23/7) tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết các mẫu nước giải khát đường phố tại Hà Nội được lấy để xét nghiệm ngẫu nhiên là: Trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước ngô, nhân trần, trà đá…. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn E.Coli ; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và 33% phát hiện hàm lượng kim loại năng là: Chì, thủy ngân…
 
 Ảnh minh họa
Trong đó, hàm lượng chì trong mẫu trà xanh, nhân trần khô đều vượt xa mức giới hạn cho phép. Đây là những chỉ tiêu có thể gây nên những nguy cơ cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm, nước uống.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 000 người mắc và 18 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc được xác định bằng xét nghiệm và lâm sàng cho thấy có 44 vụ ngộ độc là do vi sinh vật, hơn 20 vụ do độc tố tự nhiên và hóa chất.cho biết tính đến cuối tháng 6 cả nước đã ghi nhận gần 90 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.
Kim Xuân
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Tra-da-nuoc-mia-nhan-tran-nhiem-khuan-Ecoli/76389.vtv#sthash.uEX0ALVB.dpuf

Trà đá, nước mía, nhân trần... nhiễm khuẩn Ecoli

Thứ ba 23/07/2013 16:30
(VTV News)- Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam vừa công bố, cho biết 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn Ecoli.
Tại một cuộc hội thảo sáng nay (23/7) tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết các mẫu nước giải khát đường phố tại Hà Nội được lấy để xét nghiệm ngẫu nhiên là: Trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước ngô, nhân trần, trà đá…. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 90% mẫu nước giải khát đường phố Hà Nội nhiễm khuẩn E.Coli ; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và 33% phát hiện hàm lượng kim loại năng là: Chì, thủy ngân…
 
 Ảnh minh họa
Trong đó, hàm lượng chì trong mẫu trà xanh, nhân trần khô đều vượt xa mức giới hạn cho phép. Đây là những chỉ tiêu có thể gây nên những nguy cơ cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm, nước uống.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 000 người mắc và 18 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc được xác định bằng xét nghiệm và lâm sàng cho thấy có 44 vụ ngộ độc là do vi sinh vật, hơn 20 vụ do độc tố tự nhiên và hóa chất.cho biết tính đến cuối tháng 6 cả nước đã ghi nhận gần 90 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.
Kim Xuân
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Tra-da-nuoc-mia-nhan-tran-nhiem-khuan-Ecoli/76389.vtv#sthash.lRItMrxe.dpuf

Hủ tục rùng rợn của thiểu dân


Hủ tục rùng rợn giữa thâm sơn cùng cốc

Lối sống hồn nhiên, bản năng hết mình cộng với tư duy đơn giản của đồng bào Tây Nguyên xa xưa đã sinh ra hủ tục hà khắc trong những buôn làng biệt lập giữa thâm sơn cùng cốc.

“Dọ-tơm-amí” và “Joă ană” (chôn con theo mẹ và đạp cho chết) là 2 hủ tục hoang dã gây nên nhiều cái chết oan khốc cho trẻ sơ sinh. Khởi nguyên, tục “dọ tơm amí” chỉ quẩn quanh trong một số buôn làng của đồng bào Bana, Jơ rai, Jẻ Triêng, những sắc tộc bản địa đông đúc sinh sống lâu đời trên cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, phía bắc Tây Nguyên. Nhưng sau đó, theo những nhóm người ly tán, giao thoa, tục “dọ tơm amí” lan nhiễm qua cả những cộng đồng Xêđăng, S’rá, và vài nhánh Ê đê ở những vùng nghèo khó nhất.
Theo hủ tục này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải bị bỏ xuống huyệt chôn theo mẹ. Trẻ đã vài tuần, thậm chí đầy tháng tuổi mà mẹ ốm chết vì kiệt sức, hậu sản, thì đứa trẻ cũng bị chôn sống theo, hoặc bị vứt bỏ giữa bãi tha ma cho chết mòn, cho thú dữ ăn thịt.
Buôn làng càng thiếu thốn lạc hậu, hủ tục càng phổ biến vì đồng bào không biết cách nuôi dưỡng hài nhi thiếu sữa mẹ, luôn tin đứa bé đã làm cho mẹ chết cần phải theo mẹ về cõi ma mới mong được chăm sóc tốt hơn... Trên nhiều ngôi mộ chôn chung những đôi mẹ con tội nghiệp người Ba Na, Jơ rai, Jẻ Triêng, nghệ nhân vẫn tạc tượng nhà mồ tạo hình mẹ ôm con, mẹ cõng con chan chứa tình thương nhưng trĩu nặng thảm sầu.
350243-400-1374544239_500x0.jpg
Nhà Rông ở Kon Tum. Ảnh: Tiền phong.
Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên tôn trọng quyền tự do yêu đương, chọn lựa bạn đời của các đôi trai gái, trừ trường hợp mặc định từ đầu không thể kết hợp sẽ bị cả gia tộc cấm đoán. Đồng bào Jơ Rai vùng Ia Le huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trước kia có tục “ngă mit”, ngă là làm, mit là đêm tối, cho phép con gái vào tuổi dậy thì được tự do chọn lựa ý trung nhân. Nếu cô gái đã lỡ “ăn cơm trước kẻng” thì có quyền mời người làm chứng để “giữ chân” cho đối tác khỏi “xù”. Nhưng gặp kẻ Sở Khanh ngă mấy thì ngă, xù vẫn xù, thì sơn nữ lắm khi phải vài lần ngă mit!
Khi nàng lấy chồng, nếu người chồng nghi ngờ đứa bé đầu tiên ra đời không phải con mình, anh ta có quyền yêu cầu vợ hoặc bà đỡ phải Joă ană (đạp đến chết), nếu không sẽ mời già làng xét xử, không những mất mặt với cộng đồng mà còn có thể bị đuổi khỏi làng, tựa đi đày biệt xứ. Joă là đạp, ană là con, Joă ană là đạp con cho chết. Hủ tục này nghiệt ngã tàn khốc hơn cả “dọ tơm amí”.
Buộc phải tự thi hành án Joă ană, người phụ nữ vừa gượng dậy sau sinh nở sẽ phải bồng con vào rừng, dùng cây chụp loại chuyên đào củ mài đào một hố tròn sâu, thả đứa con mình vừa rứt ruột đẻ ra dốc ngược đầu xuống đáy hố để hồn ma bé khỏi biết đường về, rồi… đạp và …lấp. Hành đồng ấy được thực hiện trước sự chứng kiến của gã chồng, người cứ đinh ninh từ nay người vợ này mới hoàn toàn thuộc về mình, đứa con tiếp theo mới chắc chắn là con của mình.
Đến Kon Tum, đoàn du khách nào cũng được hướng dẫn ghé thăm nhà Rông, nhà thờ gỗ Kon R’Bang trăm tuổi nổi tiếng độc đáo số một của thành phố nhỏ bé xinh đẹp phía Bắc Tây Nguyên, rồi vòng ra phía sau tòa giáo đường lộng lẫy thăm một công trình đầy ý nghĩa khác, là Tổ ấm Vinh Sơn thuộc dòng Ảnh Phép Lạ (APL), dòng tu duy nhất trên cả nước do các nữ tu người dân tộc thiểu số sáng lập. Nửa thế kỷ qua nơi đây đã cưu mang nuôi nấng mấy trăm trẻ nhỏ mồ côi tật nguyền, trong đó có nhiều em bé được giành khỏi tay tử thần “Dọ tom amí” và “Joă ană”.
Cuối tháng 8/2005, nữ y tá Y Ngum ở trạm xá xã Đăk Sao huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, đón một phụ nữ người Xê Đăng ở làng Kạch Lớn 2 tên là Y Nel, bụng chửa vượt mặt lại bị rắn độc cắn trong lúc lên rừng hái măng. Y Nel tắt thở đúng lúc đứa con trai đầu lòng chào đời. Cộng đồng làng Kạch nhất trí chôn con theo mẹ, anh A Huih, cha bé không dám cãi, nhưng nữ y tá Y Ngum cương quyết không cho làng chôn sống cháu bé. Được chồng là anh Nguyễn Đức Thành Nam, thành viên đội trí thức trẻ tình nguyện ủng hộ, Y Ngum đã thuyết phục được làng Kạch trao cháu bé cho cô nhận làm con nuôi, đặt tên là A Công Sơn.
Bà đỡ hoặc người vợ đáng thương biết sinh linh trong bụng mình sắp bị giết, đã trốn làng chạy đến tu viện cầu xin cứu vớt. Những thân phận Dọ tom amí, Joă ană đầu tiên về với dòng APL từ năm 1947. Tiếng lành đồn xa, càng ngày số trẻ bất hạnh được đưa về Tổ ấm càng đông, các nữ tu phải tách cơ sở làm đôi. Tổ ấm I lặng lẽ nép mình sau Nhà thờ gỗ. Tổ ấm II cách gần 2 cây số, nằm khuất sâu trong thôn Kon Harachot.
Xơ Y Blưih người dân tộc Bơhnar là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn I. Xơ Gông người dân tộc Xêđăng là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn II. Hai bà năm nay đều đã 63 tuổi, nhân từ phúc hậu, đi tới đâu đàn cháu nhỏ cũng vẫy gọi rối rít và giơ tay đòi bế. Để có đủ cơm áo nuôi nấng hàng trăm trẻ nhỏ, có tiền thuê thầy cô vào dạy học, các xơ phải vừa chăm trẻ vừa tổ chức lao động sản xuất.
350244-400-1374544239_500x0.jpg
Y tá Y Ngum bế bé A Công Sơn cùng chồng con. Ảnh: Tiền phong.
Từ đây, nhiều thân phận bất hạnh đã có cơ hội học hành đỗ đạt. Vượt qua rào cản ngôn ngữ, theo kịp các bạn ở các trường công lập là cố gắng lớn. Thi đậu vào cao đẳng, đại học lại là kỳ tích của cả mẹ và con. Các xơ thuộc lòng tên tuổi những đứa con mang lại niềm tự hào, thành tấm gương sáng cho lớp em sau ở tổ ấm: A Huyên, A Nương, dân tộc Bơhnar, A Rươh dân tộc Jơlâng, Y Yêm dân tộc Xơđăng , Y Thu người S’rá , Alê Khăm dân tộc Rơngao, Y Loai dân tộc Jơlâng...
Xơ Y Blưih bồng một em bé xinh xắn kể, em bé này người Jơ Rai, đã may mắn khỏi chết oan vì bị chôn theo mẹ. Khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ bé ở làng Kon Thup, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, địu con lên rẫy bị trúng gió và qua đời. Dân làng họp lại, đồng tình Dọ tom amí.
Một phụ nữ nhân hậu cùng làng nghe tin vội bỏ buổi tuốt lúa chạy về nài xin làng cho chị nhận bé làm con nuôi, dù nhà chị cũng nghèo và có tới 7 đứa con. Đón được bé về, vợ chồng chị làm khai sinh, đặt tên cháu là Pi Yo Rong rồi báo cho một nữ tu ở TP Plây Ku nhờ giúp đỡ.
Bố nuôi lái xe máy, nữ tu ngồi sau ôm Pi Yo Rong chạy mấy chục cây số qua Kon Tum xin mẹ cả Y Blưih nhận cháu. Về nơi ở mới, Pi Yo Rong được chị Y Loan người Xêđăng quê huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, đang học lớp 6 nhận làm em nuôi, vì mười mấy năm trước Y Loan cũng được cứu khỏi tục chôn con theo mẹ.
Giờ cuộc sống từng ngày đổi thay, buôn làng khắp Tây Nguyên giờ đều đã tiến bộ, tiện nghi đầy đủ hơn xưa. Hủ tục “Dọ tom amí” và “Joă ană” dần lui vào dĩ vãng.
Theo Tiền phong

Những quy định của Nhà nước thiếu tính thực tế

Đừng đặt ra những quy định không sức sống

Những quy định của Nhà nước thiếu tính thực tế, phải chăng do những loại công chức "chạy", bằng cấp mua... nên trình độ, năng lực và cả phẩm chất chưa đủ chín 

TT - Thực tế cho thấy tính khả thi của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 27-1-2010) không cao, dẫn đến những chuyện tức cười, dư luận kêu ca.
Chẳng hạn chuyện chồng đánh vợ như cơm bữa, đến khi vợ chịu không nổi, thưa với công an thì bị phạt tiền một, hai triệu đồng. Chồng không có tiền riêng nên đã lấy tiền chung vợ chồng hoặc đánh vợ thêm vài trận nữa để lấy được tiền riêng của vợ đi nộp phạt. Có người tiền bạc, tài sản chung riêng đều không có nên người vợ phải đứng ra khóc than rằng gia đình không có tài sản gì có giá trị ngoài ông chồng một ngày kiếm được chừng hơn 100.000 đồng, do đi phụ hồ nên không nộp phạt được.
Bởi thế, không ít người đang trông chờ sớm có những quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung khắc phục được những hạn chế này. Tuy nhiên, mới đây trong dự thảo lần thứ ba nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phòng chống bạo lực gia đình do Bộ Công an trình (gọi tắt là dự thảo 3), bên cạnh một số quy định có lẽ là khả thi, Bộ Công an vẫn giữ nguyên không ít quy định thiếu sức sống từ nhiều năm nay sẵn có trong nghị định số 110/2009/NĐ-CP như nêu trên.
Đến nay nghị định 110 nói trên đã hơn “ba tuổi rưỡi”, ít được ai biết đến hoặc có biết thì cũng khó thực hiện được nên các quy định trong đó có tiếng là “sống” nhưng thực tế cứ như “chết” rồi. Cho nên khi dự thảo 3 “bê” nguyên xi nhiều quy định của nghị định số 110 vào, báo chí và nhiều người mới nhầm tưởng là chuyện mới lạ. Chẳng hạn dự thảo 3 nêu các hành vi bị xử phạt như không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân đối với thành viên gia đình, không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hằng ngày, bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng, kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình... Vấn đề đặt ra là: dự thảo 3 không có quy định “thành viên gia đình” là những ai, xác định bằng cách nào, không có một số quy định định nghĩa, định lượng cụ thể. Nếu không quy định rõ thì những việc như: cha mẹ không cho con xem tivi một số ngày để tập trung ôn thi, vợ đưa tiền cho chồng đi cà phê, nhậu nhẹt không được như ý chồng... cũng có thể bị xử phạt hoặc không được triển khai thực hiện vì “khó quá, tế nhị quá, nhiều quan điểm quá”.
Một số trong những hành vi bạo lực gia đình thường thấy là chồng đánh đập, hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự vợ, hay ngược lại cha mẹ đánh đập con... Nếu chỉ xử phạt như nêu trong dự thảo 3 thì hiệu quả sẽ không cao, có khi nạn nhân còn bị đánh đập, hành hạ hơn như một số người đã phân tích. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cho phép áp dụng biện pháp xử lý hành chính như: biện pháp giáo dục tại xã, phường, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc... Do đó theo tôi, bên cạnh việc phạt tiền, các cơ quan chức năng nên nghiên cứu và xây dựng các quy định để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì dễ khả thi, có ý nghĩa phòng chống vi phạm hơn. Bên cạnh đó, việc có thêm nhiều biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến luật về phòng chống bạo lực gia đình cũng sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, làm hồi sinh các quy định tưởng rằng đã “chết”.
Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM