30 thg 7, 2013

Nỗi niềm - Trần Quang Ngân

honngv: Xem 6 tập fim tài liệu về quá trình Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam thấy ác liệt và qúa đau thương, máu lửa, càng nhớ tới Anh Phạm Ngọc Lễ (lớp MT69, Dũng sỹ Khe Sanh), Trần Quang Ngân, Trần Thành Đô, Thẩm ngọc Huy, Nguyễn Toàn Thắng, Tân Văn Đoàn, Lương Xuân Thanh và bao LS, CCB khác đã lên đường ra trận từ k14vt và trực tiếp tham gia cuộc chiến ấy. Chiến tranh đã qua, mọi người lại trở về cuộc sống thường nhật, lại lo nỗi lo của đời thường. Ai chẳng có NỖI NIỀM. Nỗi niềm trong trận chiến, nỗi niềm giữa 2 trận đánh, nỗi niềm trong cuộc sống bon chen, vất vả ... Nhân dịp này xin giới thiệu toàn bộ tập thơ NỖI NIỀM của bạn (nay đã là ông) Trần Quang Ngân đã đc nhà thơ, nhà văn Vũ Thảo Ngọc, hội viên Hội nhà văn VN chỉnh sửa. Một lần nữa cảm ơn Trần Quang Ngân và Chị (nay chắc đã lên chức Bà) VŨ THẢO NGỌC.

 Nhà văn Vũ Thảo Ngọc
Lời đầu sách 

NỖI NIỀM - một tiếng thơ của lòng nhân ái 

Tôi có cơ duyên được biết Trần Quang Ngân nhờ công việc khi còn công tác ở Hội VHNT ở Quảng Ninh, dù bây giờ tôi vẫn... Quảng Ninh, nhưng anh em mỗi người một việc. Tập thơ lần trước: Một thời ra trận của anh đã in cách đây mấy năm được bạn bè rất khen.

Bây giờ, hình như, vâng, hình như cái thôi thúc, cái niềm đam mê đó tưởng dừng hẳn khi anh từng nói "chỉ in một tập kỷ niệm cho vui". Nhưng anh lại tiếp tục trình làng tập Nỗi niềm-cái tên giản dị tôi đã...chê phắt.
Nhưng xin thưa với bạn đọc, tập NỖI NIỀM của Trần Quang Ngân lần này thực sự là một tiếng lòng nhân ái của người thơ, của tình thơ một người cựu binh già, một thi nhân đã vào tuổi lục tuần vẫn mặn mà với duyên thơ.

Hãy nghe anh bộc bạch, hãy lắng nghe những trường cảm xúc của thi sĩ Trần Quang Ngân qua những cung bậc tình cảm khác nhau về tình nghĩa vợ chồng, anh em, đồng chí, quê hương... Những dòng cảm xúc chan chứa yêu thương, những câu chữ tuy còn vụng dại ... thật như sự thật, lại làm ám ảnh người đọc khi anh viết: “Cuộc đời có ai ngờ/Vợ tôi bệnh hiểm nghèo/Bảy năm trời chạy chữa/Không giữ nổi được người/...Ra cảnh thật éo le/Se lòng người ở lại/Dì chấp nhận làm thê/Nuôi dạy con thay CHỊ...”. - Nỗi niềm. 

Đó là những câu chữ mộc mạc như bản thân cuộc sống riêng tư của tác giả, nhưng chính sự mộc mạc đó làm nên chất thơ trong anh. Những sự liên tưởng về đời sống, về tình yêu, hạnh phúc luôn là tư tưởng chủ đạo trong sáng tạo của Trần Quang Ngân. Ta hãy nghe những tình cảm dung dị đó trong từng câu chữ như: Qua Rằm, Tết vẫn còn xuân/Bài thơ bạn gửi mới gần thuộc thôi/Chờ mong người sẽ tới chơi/Túi thơ, bầu rượu đất trời ngả nghiêng- Nhớ bạn- Hoặc: Mồng tám tháng ba/Anh lại  tặng em/ bông hoa nhỏ...-Tặng 8.3 

một mạch khác, anh viết về một thời sinh viên ra trận, những người bạn đồng môn giờ đã luống tuổi, những mái tóc xanh thuở hai mươi đã thay thế là những mái tóc muối tiêu, gặp nhau trong lễ kỷ niệm 55 năm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong ngày trở lại chiến trường Quảng Trị khói lửa khốc liệt ngày nào, những câu thơ không khỏi day dứt lòng ai: “Thu nay trở lại trường ta/Đến trước tượng đài dâng vòng hoa/Balo-sách-mũ còn nguyên đó/Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa...”-Trở lại trường. Hoặc : “Chiều nay ta đến Vũng Rô/ Chẳng thấy sóng biển vỗ bờ xôn xao?...Con tàu không số, vô danh cập bờ/Vũng Rô luỹ thép thành đồng...” - Đến Vũng Rô 

Đó là những tháng năm hào hùng và thật đáng trân trọng của một thế hệ trí thức Việt Nam, Trần Quang Ngân chỉ khắc hoạ một nét nho nhỏ nhưng để lại trong lòng chúng ta về một niềm tự hào Dân tộc to lớn và sâu sắc nhường nào. Niềm kính trọng các thế hệ sinh viên sẵn sàng rời giảng đường Đại học cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc không một chút ngại ngần. Những lời  thơ còn giản dị ở con chữ, nhưng nói lên được bao điều, có tác dụng tốt nhằm giáo dục tinh thần cách mạng cho đời sau rất có giá trị. 

Ở nhiều trạng huống khác, Trần Quang Ngân đã dâng cho đời những câu thơ chân chất, mộc mạc mà thật chan chứa niềm tự hào về gia đình, dân tộc, làng xóm quê hương, như cảm xúc khi con được kết nạp Đảng, cảm xúc về lại chiến trường xưa, về trường cũ, về người vợ thân yêu, về những đứa con ngoan, những đồng chí tốt...

Đọc NỖI NIỀM, ta dễ gặp được sự đồng cảm từ những điều dung dị và niềm nhân thế sâu sắc từ Trần Quang Ngân, hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận NỖI NIỀM với tất cả niềm trân quý của một người làm thơ chân chính./. 

Hà Nội, 12/11/2011
Nhà văn Vũ Thảo Ngọc


Tâm sự
CCB Trần Quang Ngân
Canh dần vào tuổi sáu mươi
Đón xuân năm mới tiếng cười giòn tan
Bao năm vất vả gian nan
Chẳng còn lâu nữa an nhàn thân ta*
Cuộc đời khói lửa xông pha
Qua cơn "bĩ cực" ắt là "thái lai"
Làm trai đã trọn chí trai
Phụng dân theo Đảng không phai tấc lòng
Giang sơn ghé gánh đã xong
Sáu mươi năm ấy ngọc trong sáng ngời
Ta về ngẫm lại sự đời
"Lục thập" đã hiểu "Mệnh trời" được chưa??.
Uông Bí, ngày 16.2.2010
(Mồng 3 tết Canh Dần)
_______________________
*Tháng 6/2010 được nghỉ hưu

Khai Bút
ồ! Đã sáu mươi xuân
Ta đã già rồi sao?
Công danh và sự nghiệp
Còn là gì nữa đây??

Sáu mươi xuân đến thật
Sự nghiệp vào dĩ vãng
Công danh gửi cho đời
Ta lại về với Ta...
Uông Bí, 14.2.2010
(Mồng một tết Canh Dần)

Chúc thọ
Kính tặng cha: Trần Quang Bách - 80 tuổi
Mừng cha lên lão tám mươi tròn
Một lòng theo Đảng dạ sắt son
Gian nan máu lửa không hề nản
Giữ trọn đời- xuân cho nước non

Chúc ông trường thọ tám mươi niên
Năm lăm theo Đảng chí vững bền
Đông vui các cháu thêm dày phúc
Cuộc đời được thế sướng hơn tiên

Chắt chúc cụ ở tuổi tám mươi
Sức khoẻ đầy vơi vẫn yêu đời
Thanh cao đức độ, nêu khuôn mẫu
Bách niên giai lão với đất trời

Cả nhà mừng cụ tuổi vàng son
Phúc lộc trời cho đó vẫn còn
Cổ thụ bốn mùa cho bóng mát
Cho con, cháu, chắt mãi trường tồn.
Uông Bí, 1.2.2006
(Tức ngày 4 tháng giêng Bính Thìn)

Tặng  8/3
Ngày mồng tám tháng ba
Là ngày vui của Mẹ
Năm tháng đã phôi pha
Mẹ vẫn đẹp như hoa.


Ngày mồng tám tháng ba
Niềm hạnh phúc của Cha
Được mua hoa tặng Mẹ
Càng thắm tình Mẹ - Cha.

Ngày mồng tám tháng ba
Chúng con vang lời ca
Mẹ hiền của chúng ta
Mãi mãi không rời xa.

Ngày mồng tám tháng ba
Các cháu tặng hoa Bà
Bà ơi! Bà đừng già
Để cháu còn tặng hoa.

Ngày mồng tám tháng ba
Cả nhà của chúng ta
Tặng mẹ nhiều bông hoa
Mẹ trẻ mãi không già.
Uông Bí, ngày 8/3/2009

Mưa hoa Lư
Hẹn đến Hoa Lư ngắm cảnh xưa
Ai ngờ trời, đất đổ cơn mưa
Non xanh, xanh thẳm lòng lữ khách
Rượu nồng say đắm giấc mơ trưa.
Hoa Lư, 01- 11- 2008.

Vô đề 1
Khi còn chức còn quyền
Nhiều kẻ gọi bằng anh
Khi có tiền, có bạc
Bạn bè sao lắm thế!?

Khi chức quyền đã hết
Tiền bạc cũng chẳng còn
Và cả khi mình chết
Ai là người tri ân ??
Uông Bí, 6- 01- 2009

Nhớ Một thời ra trận
Có một thời,
không thể nào quên
Chiến tranh đã qua,
ta nhớ thời ra trận
Người lính hành quân,
Qua bao suối, khe,
qua bao lửa đạn
Cơn sốt lưng đèo,
quật ngã hoàng hôn
Có một thời,
nước suối, lương khô
Chị nuôi quân,
chia cơm ngậm ngùi khóc
Cơm đã thiếu rồi,
vẫn thừa những phần cơm
Em thấy không,
dẫu gian nan,
dẫu nhọc nhằn
Dù có hy sinh,
vì đất nước, quê hương
Vẫn thấy lòng thanh thản
- thanh thản đó em ơi
Một thời như thế,
một thời đạn, bom,
một thời ra trận,
một thời nhớ quê hương

Nhớ sông Kinh Thầy,
chở nặng phù sa
Nhớ “hạt gạo làng ta”,
cũng hành quân ra trận
Nhớ trường Bách Khoa,
thày trò lưu luyến
Tiễn nhau lên đường
lòng dạ vấn vương
Và những đêm mưa rừng, lũ suối,
nhớ mẹ thân thương
Nhớ người em gái,
nơi hậu phương
Nhớ chiến trường,
tình đồng đội mãi sắt son…
x
ơi! một thời nhớ tuổi đôi mươi
Để muôn đời,
sáng mãi bản Anh Hùng Ca.
Uông Bí, 19/8/2009.

Tặng em
(Nhân ngày 20 tháng 10 năm 2009)
Ngày hai mươi tháng mười
Tặng Em chút nụ cười
Gia đình bao đầm ấm
Cuộc đời càng thêm vui.

Ngày hai mươi tháng mười
Tặng em một nụ hôn
Cho sảng khoái tâm hồn
Gắn chặt đời hai ta.

Ngày hai mươi tháng mười
Tặng Em vần thơ nhỏ
Khát vọng bao ước mơ
Tương lai vẫn đang chờ.

Ngày hai mươi tháng mười
Tặng Em cuộc đời anh
Như hương lúa ngọt lành
Theo suốt cuộc đời Em.

Ngày hai mươi tháng mười
Có tặng nhiều hơn nữa
Cũng chẳng đủ Em ơi!
Luôn bên nhau được rồi.
Uông Bí, 20 - 10 - 2009

Đến Yên Tử
Ta đến Giải Oan một sáng xuân
Dòng suối lượn quanh nước trong ngần
Sự tích ngày xưa đâu còn nữa*
Hào khí Đông A Đức Vua Trần.
*    *
Ta đến Chùa Đồng một chiều xuân
Dukhách thập phương, dừng bước chân
Rì rầm niệm phật trong mây gió
Hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông ngân.
Uông Bí, ngày 01/01/2010
.......................................................................
*Khi không mời được vua Trần Nhân Tông trở về Thăng Long, hàng trăm mỹ nữ cung Tần đẫ trẫm mình xuống dòng suối Giải Oan, để tỏ lòng trung thành với Vua.

Bạn cũ

Dù có xa nhau đến bạc đầu
Tình bạn chúng mình vẫn nặng sâu
Mỗi người cuộc sống riêng tư ấy
Luôn ở trong lòng vẫn có nhau.
Móng cái, 17.2.2010

Mừng thọ
Kính tặng anh: Nguyễn Văn Lự
Mừng anh lên lão bảy mươi tròn
Vất vả một đời với vợ con
Trọn nghĩa xóm, làng cùng bầu bạn
Vợ chồng chung thuỷ vẫn sắt son.
Uông Bí, 19.2.2010
(Mồng 6 tết Canh Dần)

Gặp lại

Khi trẻ chúng mình luôn bên nhau
Nay đã già rồi vẫn trước sau
Cố hương gặp lại nơi đất ấy
Đừng để cho nhau những nỗi sầu.
Uông Bí, ngày 12.9.2010

Tam đảo

Đường lên Tam đảo uốn lượn quanh
Rừng cây, hoa lá mơn mởn xanh
Xe lên, xe xuống người tấp lập
Em gái cười duyên, đón các anh
*
Anh lên Tam Đảo, ngắm trời xanh
Non cao, núi biếc mây vờn quanh
Thả hồn trong gió, lòng ngây ngất
Đất trời Tam Đảo, đẹp như tranh.
Tam Đảo, ngày 10.8.2010

An Kỳ sinh

Là người hoá đá -  An Kỳ Sinh
Phong ba bão táp, đứng một mình
Để lại đời sau bao nỗi nhớ
Đạo sỹ - làm thày cứu chúng sinh *
Uông Bí, 16- 10 - 20110
--------------------------- ---------
* An Kỳ Sinh là người Trung Quốc từng là đạo sỹ,
sau bỏ đạo làm nghề bốc thuốc cứu người.

Chùa Đồng

Thẳm đá chênh vênh, đưa bước chân
Vi vu trong gió tiếng chuông ngân
Chùa Đồng đỉnh núi, mây vờn quanh
TAM tổ Trúc Lâm - Đức thánh Trần

Làm Vua giữ nước cứu muôn dân
"Không không, sắc sắc", thoát bụi trần
Thiền phái Trúc Lâm - Người sáng lập
Hào quang toả sáng - ánh minh quân.
Uông Bí, 18 - 10 - 2011

Đến ka long

Ta đến Ka Long một buổi chiều
Trời thu se lạnh, gió đìu hiu
Xe qua, xe lại người tấp nập
Sông nước Ka Long vẫn dập dìu
* * *
Ta đến với mình bao nỗi nhớ
Uống chung chén rượu cháy vần thơ
Người xưa - bạn cũ hằng mong đợi
ấm áp lòng ta thoả ước mơ
* * *
Có cuộc vui nào chẳng phải thôi
Chia tay, giã bạn từ lâu rồi
Bịn rịn trong nhau bao lưu luyến
Hẹn lại thu sau Ka Long ơi!
Ka Long, 06 - 10 - 2010.

Tết vắng cha

Năm qua Tết đến, vẫn còn CHA
Con, cháu cười vui rộn khắp nhà
Bàn thờ, mâm cỗ ngát hương hoa
Tổ tiên CHA khấn - chẳng muốn xa…

Năm nay Tết đến, vắng bóng CHA
Ngày xuân nhộn nhịp, khách đến nhà
Bàn thờ, mâm cỗ hương toả khói
Tổ tiên, con Khấn - Khấn thay CHA.
Quê nhà, 03 - 02 - 2011
(Mồng 1 tháng riêng Tân Mão)

Uông Bí vào xuân

Tân mão Uông Bí vào xuân
Bao năm vất vả phong trần đã qua
Những con đường mới mở ra
Người xưa trở lại ngỡ là giấc mơ
Mải trông trời đất sững sờ
Bâng khuâng ngắm cảnh như chờ đợi ai?
Tình người Uông Bí không phai
Dựng xây Thành Phố tương lai đến gần
Mấy vần thơ nhớ đón xuân
Bạn bè đồng chí quây quần bên ta
Đất trời Uông Bí nở hoa
Ngân vang, vang mãi bài ca anh hùng.
Uông Bí, 04 - 02 - 2011
(Mồng 2 Tết Tân Mão).

Nhớ bạn

Qua Rằm, Tết vẫn còn xuân
Bài thơ bạn gửi mới gần thuộc thôi
Chờ mong người sẽ tới chơi
Túi thơ, bầu rượu đất trời ngả nghiêng.
Uông Bí, Rằm tháng giêng Tân Mão.

Tặng 8-3

Mồng tám tháng ba
Anh lại tặng Em
Bông hoa nho nhỏ
Một chút gọi là
Nhân ngày kỷ niệm
Mồng tám tháng ba

Mồng tám tháng ba
Anh tặng cho Em
Niềm thương nỗi nhớ
Gửi vào bông hoa
Tình của đôi ta
Trẻ mãi không già.
Uông Bí, 8 - 3 - 2011.

Liều…

Ngày mai mồng tám tháng ba
Vợ thì đi vắng mổ gà ai ăn?
Thôi đừng bụng có băn khoăn
Mời "người" hàng xóm sang ăn cho cùng…
Uông Bí, 8 - 3 - 2011.

Bực mình

Thuốc bệnh viện, ngủ hành lang
Giường nằm chẳng có, lang thang cả ngày
Tiền mình mất, nghĩ mà cay
Nằm, ngồi suy nghĩ lại hay bực mình
Còn đâu là chút ân tình
Còn đâu nghĩa cả giữa mình với ta
Nơi đô thị, chốn phồn hoa
Gật đầu đáp lại gọi là xã giao
Đất thì rộng, trời thì cao
Hỏi ai, ai hỏi làm sao bây giờ???
Bạch Mai, 6 - 5 - 2011.

Trách mình…

Người ta chăn gối trên giường
Còn mình chăn gối phơi xương sàn nhà
Người ta chăn đệm gối ga
Còn mình manh chiếu đi ra, đi vào
Người ta ăn uống rào rào
Còn mình nhai mãi miệng trào nước cơm
Người ta quần áo nức thơm
Còn mình quần áo, sớm hôm khét mù
...Người ta mặt tươi như hoa
Mặt mình tai tái chẳng ma nào nhòm
Người ta càng ngắm càng giòn
Còn mình ngắm mãi chẳng còn sắc xuân
Người ta không chút gian truân
Còn mình vất vưởng muôn phần chông gai
Thôi đừng đổ lỗi tại ai
Trách mình số phận đầu thai kiếp nhầm!...
Bạch Mai, 9.5.2011

Về thành cổ

Sớm thu trở lại đất Cổ Thành
Cỏ non ngày ấy đã lên xanh
Tiếng chuông vang mãi miền đất lửa
Thắp nén hương thơm viếng các ANH

Chiều thu ngồi tại đất Cổ Thành
Làm lễ cầu siêu cho các ANH
Bốn mươi năm ấy, còn đâu nữa*
Ra đi mái tóc vẫn còn xanh.

Tối thu, bến vượt đất Cổ Thành
Dòng người nhè nhẹ bước đưa nhanh
Bến sông Thạch Hãn, ngày xưa đó
Thả đèn hoa lửa, đỏ dòng xanh.

Sớm mai tạm biệt đất Cổ Thành
Mỗi người mỗi ngả xa các ANH
Tay nắm trong tay, lòng bịn rịn
Hẹn lại thu sau đất Cổ Thành.
Quảng Trị, ngày 3 và 4/9/2011
­­­­­­­­­­­­­­--- --------------------------- --------
(*) Nhân kỷ niệm 40 năm, sinh viên các trường Đại học nhập  ngũ ngày (6/9/1971- 6/9/2011) đến thắp hương tri ân, làm lễ cầu siêu tại Thành Cổ Quảng Trị và thả đèn hoa trên sông Thạch Hãn.

(Còn nữa)

4 nhận xét:

  1. Nặc danh05:51 2/10/13

    Không biết anh honngv nói MT69, có phải là máy tính 69 không, nếu quả vậy thì, đến 1969 ỏ Khe sanh chẳng còn gì, vì chỗ đó chẳng còn thằng địch nào nữa, nếu ai hy sinh ở đó chắc bom hoặc đạn lạc tới hoặc bị dính phải mìn, chứ sau khi Mỹ rút chạy ở đó chẳng còn ác liêt gì hết. Hay là ý anh muốn nói tới chiến dịch đường 9 nam Lào sau này chăng. Còn nếu MT69 không phải là tên như tôi hiểu thì xin lỗi anh coi như tôi chưa có nhận xét gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã đọc và có comments ! Đúng như bạn hiểu MT69 là tên lớp "Máy tính" vào trường năm 1969 (k14 BKHN). Nếu mình nhớ kg nhầm thì năm 1971 có tới hàng trăm SV BK lên đường vào Nam tiếp tục cuộc chiến, trong đó có Phạm Quang Ngân, Phạm Thành Độ, Thẩm ngọc Huy ... và rất nhiều rất nhiều anh em khác mà kg thể kể cả ra đây. Họ đã trực tiếp tham gia trận chiến 81 ngày đêm thành cổ Quảng tri từ ngày 28-6-1972 đến ngày 16-9-1972. Thần chết luôn cập kề bất cứ lúc nào, và họ đều được tặng huy chương Chiến sỹ thành QT. (Họ trực tiếp đánh với quân đội VNCH chứ kg fải với Mỹ, Mỹ có chăng chỉ làm cố vấn). Bạn hãy đọc : http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/301/296/296/196492/Default.aspx ; http://www.youtube.com/watch?v=ovdVRHRGvmM ; http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_c%E1%BB%95_Qu%E1%BA%A3ng_Tr%E1%BB%8B.
      Vậy bạn bảo "sau khi Mỹ rút chạy ở đó chẳng còn ác liêt gì hết" là e có sự nhầm lẫn quá lớn đấy. Vì Trận chiến 81 ngày đêm thành Quảng Trị là 1 trong những trận Đại chiến, 1 dấu ấn lớn trong Lịch sử đấu tranh giải fóng dân tộc. Trận chiến mà cả 2 fe đều nói mình chiến thắng, hy sinh cơ man nào là binh lính cả 2 bên, "xương trắng dưới lòng sông Thạch Hãn". Bạn tìm đọc ắt nhớ ra nhiều điều.
      Rất tiếc 1 nhận xét kg "động chạm" gì mà bạn kg lấy Chính Danh !
      Chúc bạn mạnh khỏe, gia đình HP.

      Xóa
  2. Nặc danh20:41 3/10/13

    Tôi thắc mắc là chữ "dũng sĩ Khe Sanh", chứ còn chẳng dám nói chạm tới các bác lính Quảng Trị, 81 ngày đêm đâu. Tại sao lại có "dũng sĩ Khe Sanh nhỉ. Khe sanh là nơi Lính Mỹ đã 1 thời thách thức bộ đội giải phóng. Nhưng rồi cuối năm đó, bọn Mẽo cũng rút chạy "mất giầy" ( bọn Mỹ Không mang dép như bộ đội ta) từ đó rồi. Từ đó khe Sanh vắng bóng giặc, thế nên chiến hữu MT69 của tôi kia sao lại có được danh hiệu ấy nhỉ, nếu được gắn cái tên "Dũng sĩ Thành Cổ" thì hợp lý hơn. Báo chí nhiều lúc cũng viết sai anh ạ. Thí dụ Anh Hùng Trần Thanh Hải diệt được khoảng 35 xe tăng, nhưng khi tôi tìm kiếm các báo cộng lại mãi chẳng được tới con số đó, họ ca ngợi anh ấy nhiều, nhưng chưa nói hết về anh ấy. Bác xem lại đi Bác đã viết ở ngay dòng thứ tư chữ "Dũng sĩ Khe Sanh", vậy bác đang nói tới ai?. Đây là lỗi của bác về sự kiện. Chứ tôi không dám khinh suất đụng tới đồng đội của tôi đâu. Chắc anh ấy hy sinh trong giai đoạn 81 ngày đêm, và cũng chăc là sư đoàn 325 mà lính 6/9 đã phần lớn về đấy. Cõ lẽ bác chưa nhận ra tôi: PTD2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào PTD2 ! Thế nào khỏe chứ ? Các cháu lớn cả rồi còn gì. Nay chắc 2 ông bà "nhàn" rồi ấy nhỉ. Gửi lời thăm bà ấy nhé !
      Giá ông cứ nói rõ ngay từ đầu thì đâu đến độ fải "gõ nhiều" đến vậy. Chả là thế này: Lớp MT69 chúng tôi có anh Phạm Ngọc Lễ là Dũng sỹ Khe Sanh, bị thương nặng rồi năm 1969 mới ra Hà Nội học lớp MT69 với tôi.Thế có lẽ hợp lý đây PTD 2 nhỉ. Anh ấy là lớp trưởng đầu tiên của lớp. Tiếc rằng sau khi tốt nghiệp Anh ấy đc phân về công tác tại quê (Nam hà hay Nam Định gì ấy), rồi sau này bị tai nạn lao động nên đã mất. Nên chuyện Dũng sỹ Khe Sanh chẳng gắn gì với Quảng Trị cả mà chỉ là cái nhớ lại (đến các anh) của tôi khi xem fim chiến tranh VN do Mỹ quay thực tại chiến trường.
      Chúc khỏe nhé. Đi ăn cơm trưa đây. ha ha....

      Xóa