31 thg 12, 2014

Quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới

Quốc gia đón năm mới sớm nhất trên thế giới là vào 17h ngày 31/12 và muộn nhất là 18h ngày 1/1/2015 theo giờ Việt Nam.

Chỉ còn vài giờ nữa thôi, chúng ta sẽ chính thức bước vào năm mới 2015 dương lịch. Nhưng bạn có biết, không phải tất cả chúng ta đều sẽ đón giây phút giao thừa cùng một lúc mà có những người bạn đã đón khoảnh khắc thiêng liêng này trước tới vài tiếng.

Trong khi chúng ta đang vui vẻ với bạn bè trong bữa ăn tất niên thì người dân quần đảo Samoa, hay đảo Christmas của cộng hòa Kiribati đã sớm quây quần bên gia đình bởi năm mới sẽ đến với họ trong hơn chục giờ đồng hồ nữa!

Cùng du lịch khám phá những quốc gia đón năm mới 2015 sớm và muộn nhất trên thế giới.

Quốc gia đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trên thế giới

Do đổi lịch nằm trên múi giờ sớm nhất UTC +14 nên Samoa – tên chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa nằm ở trung tâm Thái Bình Dương là nước đón ánh bình minh đầu tiên trên thế giới.

Điều này có nghĩa là người dân quốc đảo này sẽ đón giao thừa năm mới trước Việt Nam 7 tiếng – vào lúc 5h chiều ở Việt Nam.

Với tổng diện tích 2.934km2, nằm trong vùng sinh thái rừng ẩm nhiệt đới cùng nền văn hóa, lịch sử phong phú – hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến với Samoa.

Samoa là quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất trên thế giới.
Samoa là quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất trên thế giới.

Khám phá: Chuyện phá đền và câu sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Kenh13.net: Năm Minh Mạng năm thứ 14 (Minh Mạng ở ngôi từ 1820 – 1840), Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Nào ngờ…

Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều.
 
Nguyễn Công Trứ (Nguồn Internet, ảnh mang tính minh họa cho bài viết)

Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi :

Minh Mạng thập tứ/ Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền/ Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay.

Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguồn Internet, ảnh mang tính minh họa cho bài viết).

Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt chuột kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:

Có thể bạn đã biết: Ý nghĩa các con số theo Phong thủy

Chuyên gia phong thủy, Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc công ty vật phẩm phong thủy Kiến Giang (TP.HCM) cho biết: “Mỗi con số đều ẩn chứa những ngụ ý riêng. Nó được đọc theo quy tắc hiểu nhất định.

Ví như 1 (chắc chắn), 2 (mãi mãi), 3 (tài), 4 (tử), 5 (ngũ), 6 (lộc), 7 (thất), 8 (phát) và 9 (thừa) nên mới sinh ra những chuyện khó lý giải khi nó trùng vào những câu chuyện thực tế. Vì thế, người ta hay săn lùng con số may mắn, nhất là 68 hoặc 86. Tuy nhiên, tùy người, tùy cách để mà sử dụng và trong chuyện săn tiền lạ thì người ta thích hai con số nói trên. Thậm chí, tôi còn biết được người ta còn săn lùng con số 1368. Vì họ tin rằng, đó là con số đặc biệt. 1 ở đây hiểu là sinh sôi nảy nở, 3 là tài, còn 68 là lộc phát. Đọc cả bốn con số này sẽ thành: Sinh tài lộc phát. Hơn nữa, 4 con số này cũng chính bằng 123 + 456 + 789. Đây là ba số đẹp nhất trong dãy số cho nên tổng của nó là 1368 càng đặc biệt hơn.

Dù vậy, mọi con số đều như nhau, chuyện săn lùng (số đẹp) nhiều khi nó không mang lại kết quả gì trong chuyện mua tiền lì xì hay để đổi đời, trái lại nó lại gây ra những thiệt hại cho chủ nhân. Thứ nhất là phải mất một khoản tiền (khi đó người ta thường thổi giá tờ tiền lên), thứ hai nữa là tạo ra những ảo tưởng làm cho họ dễ rơi vào tuyệt vọng, khi nó không thành hiện thực. Tốt nhất là hãy làm những việc bình thường như truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay”.

Theo Chí Thanh/ Đời Sống & Pháp Luật

Cận cảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Năm trụ tháp hình thoi này là biểu tượng cho 5 cửa ngõ thủ đô.

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 1 

Cầu Nhật Tân là cây cầu số 7 bắc qua sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Thủ đô Hà Nội. Dự án xây dựng cầu nằm trên tuyến đường vành đai 2, đầu cầu phía Bắc thuộc địa phận Đông Anh, đầu cầu phía Nam thuộc địa phận Phú Thượng, Tây Hồ. Sau khi hoàn thành, cây cầu này sẽ làm giảm đáng kể quãng đường từ sân bay Nội Bài đến nội thành hà Nội.

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 2

Dự án được khởi công vào tháng 3/2009, với tổng số vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Dự án PMU 85 – trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. 

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 3
Với yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.
Cận cảnh cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam trước ngày thông xe 8
Cầu sẽ được khánh thành và đưa vào khai thác từ ngày 4/1/2015 với hai tên gọi, cầu Nhật Tân và cầu “Hữu nghị Việt-Nhật". Ảnh: kenh14.vn
Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 4
Mặt cầu rộng 33,2m, đường hai đầu cầu dài khoảng 5,2kmmỗi nhịp cầu là 11 đôi dây văng chịu tải.
Cận cảnh cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam trước ngày thông xe 1
Đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, thì phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam. Ảnh: kenh14.vn
Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 5
Cầu được thi công bằng phương án đúc hẫng cân bằng. 
Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 6
Rào ngăn và hành lang bằng thép chắc chắn. 

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 7 

Các công nhân vẫn đang chỉnh trang cây cầu
Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 8

Các hạng mục vườn cây xạnh, đường dẫn đang được gấp rút hoàn thiện.

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 9

Người dân đang rất mong chờ đến ngày cầu Nhật Tân được thông xe. Theo đó, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam này sẽ cải thiện đáng kể thời gian đi lại của người dân từ Nội Bài về Trung tâm Thủ đô và ngược lại.

Hình ảnh Chùm ảnh cầu dây văng gần 14 tỷ vượt sông Hồng số 10

Bài và ảnh: Phan Thủy
Nguồn : Người đưa tin

Báo ĐS-PL: Nỗi uất nghẹn của những lao động nữ bị quấy rối tình dục

honngv: Đọc mà buòn mà tủi. Thương thay thân phận đời người. Ôi ! Trời cao có thấu ?!

(ĐSPL) - Cho đến bây giờ, khi đối diện với PV, cô H. mới thực sự thấy mình may mắn, được trở về nhà sớm và nguyên vẹn như chồng cô nói. Cô bảo rằng, chắc do kiếp trước, cô “ăn ở có trước, có sau nên được cha mẹ dưới suối vàng phù hộ”. Bởi, tất cả phụ nữ ở nơi cô lao động chui, thậm chí đàn ông đều bị quấy rối và lạm dụng tình dục. Nó trở thành nỗi ám ảnh ghê tởm đối với cô...
“Bóng ma” trong đêm tối

Vì biết tiếng Tàu và trước đó cũng được đi học hết lớp 12 nên so với những lao động khác, cô H. có chút hiểu biết về đời sống Xã hội. Hơn nữa, đã từng là vợ, là mẹ nên cô H. có nhiều “thủ pháp” đối phó với lời nói tục, hành vi khiếm nhã của chủ Trung Quốc.

Cô H. kể, lúc mới sang, chủ Trung Quốc tưởng cô không biết tiếng, chúng tha hồ nói với nhau những từ tục tĩu, miệt thị. Ngoài việc cô biết tiếng Tàu ra, chúng còn để ý đến cô, bởi cô có dáng người cao ráo, nước da trắng. Người quản lý trực tiếp lao động ở công trường thường hỏi han cô rất tận tình. ông chủ thi thoảng mới tới công trường nhưng ngoài hỏi công việc từ người quản lý, họ toàn hỏi nữ lao động như thế nào? “Tôi đã từng “được” ông chủ trực tiếp gọi vào phòng – thực chất chỉ là giường trong lều, lán dành cho người quản lý ở - cùng chủ nói chuyện”, cô H. nhớ lại.