11 thg 5, 2013

Thư giãn sau ĐH 6+1

Hãy đến dự 1 buổi bán đấu giá đồ trang sức tại Pháp. Có bảo bối này đảm bảo trăm trận trăm thắng.
He he he...

Cái gì chào nhẻ

Hôm nay ĐH 7 bế mạc mà nguyễn y vân. Vô tình sáng đạp xe qua 2 Rồng Thăng Long ven Hồ Tây (quận Tây Hồ) thấy bức pano chào mừng ĐH 6. Nhưng xem ra cái gì đang chào mừng đây nhẻ.



Người thất nghiệp đang trẻ hoá hay người có việc đang già đi?


May 11, 2013 •2 Comments
            Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa đưa ra báo cáo mới nhất, chỉ rõ một nửa số người thất nghiệp ở Việt Nam không phải là thanh niên. Báo cáo này được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhiều trường học và các cơ sở đào tạo.
Người tìm việc. Ảnh: Lao Động.  
Người tìm việc đang phân bố đều hơn theo độ tuổi. Ảnh: Lao Động.
            “Il y en a qui disent que les chomeurs liu-bliu-chi-bia Tamerlan Tsarnaev apsuatchiya...” – “Có nhiều người nghĩ rằng thất nghiệp thường là các đối tượng trẻ, vô công rồi nghề, nhặt lá đá ống bơ làm pháo hoa bằng nồi áp suất, gây nhiều hiểm hoạ cho xã hội“, ông Xuyên-phát-nát-đe, chuyên viên kinh tế của ILO nói, “nhưng chúng tôi đã chỉ ra rằng, tới một nửa lượng người thất nghiệp ở Việt Nam là những người già nua từ tuổi trung niên trở lên. Các đối tượng thất nghiệp này thường trên 35 tuổi, tính tình hiền lành và ít gây đe doạ cho an ninh công cộng.”
            Người thất nghiệp vốn là một nét văn hoá riêng của nền nông nghiệp trồng lúa nước một năm hai vụ. Họ là những hạt nhân tạo ra chợ người, một loại hình siêu thị tự mua tự chọn tự trả giá không có ở các vùng đất khác. Theo như báo cáo của ILO, thì trong vài năm gần đây các chợ người được mở rộng và ngày một trẻ hoá.
 Chợ tình, một nét văn hoá vùng cao 
Chợ tình, một nét văn hoá vùng cao

 cho nguoi 
Chợ người, một nét văn hoá vùng xuôi
            Từ khoa Triết, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong các cơ sở sản xuất thanh niên thất nghiệp hàng đầu của cả nước, ông Hoàng Tuấn Dũng, giảng viên cho biết: “Hiện tại sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều. Sinh viên nhiều em từ học kì thứ nhất của năm cuối đã nhận được tới 7, 8 lời đề nghị thất nghiệp từ các nhà tuyển dụng. Nếu trên đã giao chỉ tiêu cần phải trẻ hoá lực lượng thất nghiệp, ĐHQG sẽ tăng chỉ tiêu đào tạo cho khối ngành Kinh tế, tài chính.” Một nguồn tin đề nghị giấu tên của TKT, anh Trần Lực Cười cho biết, trường Đại học Bách khoa của anh đã từ lâu nay ít có đóng góp gì vào lực lượng thất nghiệp.
            Báo cáo của ILO, tuy vậy, không đưa ra các con số chi tiết về phân bố giới tính và nhan sắc trong lượng người thất nghiệp ở tuổi thanh niên. Báo cáo này cũng gây ra nhiều tranh cãi, khi nhiều nghề nghiệp như “nghề tự do”, cứu nét”, “xe ôm”, “dư luận viên”, “đọc tin khó tin”, “hot gơn”, “đại sứ du lịch”,  v.v chưa được đưa vào thống kê. Tình hình kinh tế nước nhà được ông Võ Đức Anh, chuyên gia lô đề tóm tắt trong vẻn vẹn một câu: “Đầu ngõ chúng nó đánh tiến lên có mỗi hai nghìn rưởi một cây.”

Dù là trẻ em cũng không có quyền nói những gì mình nghĩ



bientapApril 10, 2013 • 28 Comments
Việt Nam – Những tưởng dư luận đang tạm lắng xuống trong khoảng lặng sau cơn khủng hoảng giá xăng tăng và trước khi một hot gơn lại lộ cái gì đấy, thì trong vài ngày hôm qua dư luận nước nhà lại sôi sục nóng bỏng. Đối tượng gây xì-căng-đan lần này là một cậu bé 11 tuổi với tội danh nghe lời mẹ. Nhiều người đã đi từ ngạc nhiên đến phẫn nộ khi em Đỗ Nhật Nam dám thành thực trả lời phóng viên là :”Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” khi được hỏi.
Bé Nô-bi-ta, 8 tuổi đã biết chơi rô-bốt và nói tiếng Nhật, nhưng không bị cộng đồng ném đá như bé Nhật Nam
Bé Nô-bi-ta, 8 tuổi đã biết chơi rô-bốt và nói tiếng Nhật,
nhưng không bị cộng đồng ném đá như bé Nhật Nam
Anh Hùng, làm nghề sửa bàn phím, còn gọi là anh Hùng bàn phím, đập bàn phím của khách hàng cho biết :”Thằng bé này mới tí tuổi đầu đã dám nghe lời mẹ, thật là không biết trời đất là gì. Nếu ngày bé tôi cũng nghe lời bố mẹ thì bây giờ tôi cũng biết tiếng Anh, thích học hỏi, thậm chí lên ti-vi rồi cũng nên, chứ làm gì được ngồi đây tán phét với anh. Thằng bé này thật là một thảm hoạ” – Anh Hùng chia sẻ với phóng viên chiến trường Trần Lực Cười.
Em Thánh Gióng, 3 tuổi mới biết nói nhưng mở mồm ra đã nhận là có thể một mình đánh giặc cứu nước, cũng không biết thế nào là khiêm tốn
Em Thánh Gióng, 3 tuổi mới biết nói nhưng mở mồm ra đã nhận
là có thể một mình đánh giặc cứu nước,cũng không biết thế nào là khiêm tốn.
Do đó em phải mặc áo giáp sắt để phòng thân khi bị ném gạch,
rồi cũng không dám ở lại quê nhà, phải cưỡi ngựa sắt bay thẳng cánh
Trong khi đó, một người sắp sửa tham gia vào đội ngũ phóng viên đã và đang phổ cập văn hoá, nghệ thuật tới mỗi người Việt Nam đã viết một bức tâm tư qua mạng gửi em Nhật Nam. “Truyện tranh là nghệ thuật. Mà làm nghệ thuật thì cần có tâm hồn” – anh Sắp Thành Phóng Viên, một sinh viên báo chí, nhận định. Việc em Nhật Nam vì nghe lời mẹ mà bỏ bê việc đọc truyện tranh đã xúc phạm tới một số không nhỏ những người đầy tâm hồn yêu nghệ thuật tại Việt Nam. “Ở nước ta, người đọc sách thì ít, mà người đọc truyện tranh thì nhiều. Có khi lượng người đọc truyện tranh còn đông hơn lượng người nghe nhạc Hàn Quốc hay hâm mộ Man-chét-tơ Yêu-tâm-tít”- bác nhà văn Năm Câu ngồi bó bút thở dài. “Cuốn sách nổi tiếng nhất nước ta từ vài năm nay cũng là sách nhiều tranh đó chớ.”  
 Bé Nhật Nam nếu không đọc truyện tranh thì ít nhất cũng nên học tập bé Xuân Mai nổi tiếng vì tài múa hát. Trẻ con ai đời lại nổi tiếng vì học giỏi bao giờ
Bé Nhật Nam nếu không đọc truyện tranh
thì ít nhất cũng nên học tập bé Xuân Mai nổi tiếng vì tài múa hát.
Trẻ con ai đời lại nổi tiếng vì học giỏi bao giờ
Trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin, nhà xã hội học Trang Thượng đánh giá :”Bên cạnh những tội tày đình như nghe lời mẹ, ham học, thích đọc sách, không đọc truyện tranh, thì em Đỗ Nhật Nam còn mắc phải hai tội khó tha thứ khác là học giỏi và nghĩ gì nói nấy. Ở nước ta, tri thức cũng không phải cái gì đáng để tự hào. Chỉ người giàu và người đẹp mới có cái quyền tự tin nghĩ gì nói nấy như thế. Từ giờ trở đi, thay vì khoe mình có nhiều sách, em Nam nên khoe eo thon, hoặc khoe gia đình mình có tủ sách tiền tỷ. Thật khó tin là đã 11 tuổi rồi mà Nam vẫn còn phạm phải những lỗi giao tiếp sơ đẳng như vậy.”

Iêu nước kiểu Vịt


   Bết bài của đồng chí Lỗ Trí Thâm trên tnxm.net lên đây đặng nhai lại lần nữa về lòng iêu nước.
   "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
    Hồ Chí Minh đã nói cách đây nủa thế kỉ.
    Kho vàng đó của dân tộc mọi đấng Minh quân, Vương triều của mọi thời đại đều biết.
    Và được sử dụng triệt để để giữ nước cũng như giữ ngai vàng khi bị ngoại bang đe dọa.
    Thế nhưng bài toán phồn thịnh dân sinh, cái nôi của lòng yêu nước, và sự vững bền của Vương triều bao giờ cũng khó tìm thấy chung một lời giải.
    Và khi không đủ sức đủ tài tìm lời giải cho cả hai thì ưu tiên cho sự vững bền của Vương triều.
    Và khi có biến từ ngoài thì Vương triều mới ngó đến cái nôi của lòng yêu nước, nhưng quá muộn. Vì vốn không được chăm sóc nó quá rệu rã, mệt mỏi.
    Đó là bài học không chỉ cho nhà Nguyễn ở những thế kỉ trước, khi mà có nhiều quần thần tâm huyết mong cải cách mở ra bên ngoài nhưng vua quan nhà Nguyễn vẫn say sưa với hệ quân chủ phong kiến trung hiếu với Vua.
    Nhà Nguyễn không phải không biết, mà nhắm mắt giữ hệ phong kiến cha truyền con nối như thế thì bảo đảm ngai vàng suốt đời, cho con cháu họ hàng... và đám thần dân mặc nhiên công nhận.
    Đám học giả chỉ ăn với học, được gọi là Sĩ Phu Bắc Hà, không phải không biết. Nhưng nếu đổi thay sẽ mất hết bổng lộc vua ban nên không dám thay đổi, ngày đêm còn tâng bốc đấng cao thượng anh minh. Đám này thời nào chả có.
     Cho đến ngày thực dân Pháp vào thì nước mất nhà tan. Không phải dân ta hèn, không phải vua quan nhà Nguyễn hèn, mà kĩ thuật của người Pháp đi trước ta hàng trăm năm. Đứng trước sự chênh lệch đó, chúng ta vô vọng.
    Lòng yêu nước đối với đám dân nghèo hèn là khi giang sơn lâm nguy thì từ bỏ ruộng vườn, vợ trẻ con thơ lên đường ra biên cương không nghĩ tới ngày trở về.
    Lòng yêu nước của đấng bề trên là không phải ra trận mạc mà phải lo nghĩ trước đó vài chục năm, trăm năm, chấn khí an sinh. Ngày đêm lo làm sao không phải dùng cái lòng yêu nước của đám hạ sinh mà xã tắc vẫn vẹn toàn. Bằng không thì chỉ là hạng người cai thầu lòng yêu nước. Lúc nào cũng có lãi.
     Giờ đây Biển Đông lại nổi sóng.
     Vấn đề của Biển Đông không nằm trên Biển Đông mà ở trong đất liền.
     Nếu Việt Nam mạnh, thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ là của Việt Nam.
     Nếu Việt Nam yếu thì ngay cả khi TQ không lấn chiếm thì cũng có nước khác nhòm ngó: Mã lai. Phi luật tân...
     Nếu Việt Nam yếu, ngay cả khi các nước hàng xóm VN không lấn chiếm đảo biển thì cũng có kẻ khác từ xa nhòm ngó và chúng ta lại luôn ca bài ca ngợi ta đã từng đánh thắng nhiều đế quốc to là Pháp và Mỹ nay lại tự hào đang chiến đấu gay go đánh đuổi bọn thực dân từ châu Phi tới...
     Lòng tham người Trung Quốc không thay đổi. Nhưng cái đầu họ đã thay đổi.
     Họ đã tự biết rằng trong thời đại ngày nay không thể dùng thịt đè người nên âm thầm sắm sửa tàu bè vũ khí cho trận chiến mới.
      Lòng yêu nước của người VN không thay đổi. Và cái đầu người Việt nam cũng không thay đổi.
     Người VN nghĩ rằng họ vẫn có thể bảo vệ quê hương họ bằng lòng yêu nước. Đấy chỉ là điều kiện cần, trong thời đại ngày nay, nhưng chưa đủ.
     Cuộc chiến hôm nay không phải ở trên cạn như xưa, nơi mà nhà nhà cũng có thể đánh giặc, ngươi người cũng có thể ra trận. Không có súng ống đạn dược thì ai có dao dùng dao ai có gậy dùng gậy.
     Cuộc chiến ngày hôm nay sẽ diễn ra ở nơi biển khơi đầy nước và sóng. Chỉ quần đùi cùng mã tấu không thể bơi ra ngoài mặt trận, hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để tham gia đánh giặc.
      Ta cần phải có tàu thuyền. Và một lần nữa kẻ thù lại đi trước ta một quãng dài.
      Sau chiến thắng năm 75 với những lời ca ngợi của thế giới ta đã ngủ một giấc dài.
      Ngay cả khi tiếng súng bắn trộm vào đám ngư dân nghèo khó ta vẫn yên giấc với lời ru 16 chữ vàng.
     Khi kẻ thù dùng kéo chọc thủng nồi cơm của cả nước, Khai Thác Dầu Khí, thì ta mới chợt tỉnh giấc và phải đối mặt với câu hỏi mà thời Cụ Phan Châu Trinh cách đây trăm năm đã đặt ra.
      Thời Cụ Phan đã hỏi rằng: Cần nâng cao dân trí, dân sinh trước rồi đuổi Pháp hay ngược lại?
     Thời nay ta cũng hỏi đợi thế nước hùng cường rồi đòi biển đảo hay đòi ngay. Mà động binh bây giờ thì nguy cơ mất hết đảo là rất lớn.
      Và nếu đợi, đợi đến bao giờ?
Cóp của thằng Phọt 12:50