9 thg 1, 2013

Một hồi ức của CCB Đặng Việt Châu



MỘT VÀI HỒI ỨC CỦA ĐẶNG VIỆT CHÂU, CCB SƯ 356 KỂ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 NGÀY 12/7/1984 QUÂN TA HY SINH HƠN 1000 BỘ ĐỘI


Ai đã quên! Nhưng tôi không quên và không thể nào quên…

Cuộc chiến Hà Giang đã qua gần 30 năm rồi. Sư đoàn 356 đã giải thể hơn 22 năm, mỗi người mỗi ngả... còn lại trên mảnh đất Hà Giang 1 nghĩa trang liệt sĩ tại xã Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang. Một nghĩa trang mà phần đông là các liệt sĩ sư đoàn 356.(Bởi sự ác liệt của cuộc chiến nên số không có tên cũng không phải là ít)
Người còn sống trở về với cuộc mưu sinh cũng chẳng dễ dàng gì...Di chứng của tháng ngày gian khổ ...
Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang sau 12/7/1984 thì thời điểm ác liệt nhất phải là từ giữa tháng 11/1984 đến giữa tháng 3/1985. Giai đoạn này 2 bên tranh giành nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400. Ngày đêm không lúc nào ngơi tiếng súng nổ ( trừ mồng 1 tết âm lịch).
Các cụ có tài thao lược mà cán binh ở dưới không giỏi, không tốt, không đồng lòng thì làm sao 356 lấy được 685. Rồi suốt từ 18/12/1984 đến 10/3/1985 thay nhau chốt giữ. Cơm sấy, nước suối, bám đá, đội pháo quên thân, quăng quật ngày đêm để giành giật với thù từng mỏm đá, gốc cây của Vị Xuyên, Hà Giang. Những người lính của sư đoàn 356 đã từng sống và chiến đấu trong những ngày tháng ác liệt ấy. Chúng ta có quyền được tự hào nhắc lại, viết lại, làm rõ hơn cái tốt đẹp, lòng dũng cảm, kiên cường, sự đóng góp và hi sinh không nhỏ của chiến sĩ sư đoàn 356 và đồng đội trong cuộc chiến chống quân xâm lược tại biên giới Vị Xuyên, Hà Giang.

Diễn biến trận 12/7/1984


CCB Đng Vit Châu người ngoài cùng bên trái


4h5 phút có 3 tiếng gõ nhẹ trên máy bộ đàm. Đồng chí Bộ B trưởng thông tin báo cáo: "Lệnh nổ súng". Phía trước mặt, rồi cả thung lũng Nậm Ngặt lửa sáng rực. Tiếng pháo cối, lựu đạn, 12ly7, DKZ, AK...nổ. Mặt đất rung chuyển. Tôi lệnh cho đồng chí Bộ bằng mọi cách liên lạc được với các mũi, hướng, cũng như cấp trên nhưng rất nhiễu, chuyển về sóng phụ cũng không liên lạc được. Tôi lập tức leo lên phía trên đỉnh quan sát nhưng cũng chỉ thấy khói lửa và tiếng nổ của các loại súng. Tai ù đặc mà lòng nóng như lửa đốt bởi không liên lạc nắm bắt được tình hình phía trước của đơn vị cũng như các mệnh lệnh của cấp trên.
6h10 phút, đồng chí Bộ hô to: "Đã chiếm được D3, tiểu đoàn 3 xuất kích"!
Tôi hỏi:"Lệnh của ai"? Đồng chí Bộ trả lời:"Tham mưu trưởng Kham". Tôi lập tức điện gặp đồng chí Lan C trưởng C12 nói rõ hiện ta đã chiếm được D3, địch đang chống trả quyết liệt. Đồng chí cho hỏa lực chế áp trận địa cối của địch sau 772 để thê đội 2 xuất kích. Sau loạt tiếng nổ đầu nòng hỏa lực của ta, tôi ra lệnh toàn đơn vị xuất kích. Các cỡ súng thi nhau nổ. Tiếng hô xung phong vang động cả thung lũng Nậm Ngặt. Xách AK vận động theo đơn vị mà lòng tôi trào lên niềm vui khôn tả. Vượt qua khe Cụt, tới khu vực có hòn Đá Dựng gặp đồng chí Bính trợ lí tác chiến tay cầm súng ngắn đang chỉ huy bộ đội xung phong. Tôi chỉ thẳng lên phía mục tiêu rồi vượt lên phía trước. Lúc này, các cỡ súng của địch tập trung vào hướng chúng tôi. Đạn bay ràn rạt, đất đá tung tóe, cây cối đổ ngổn ngang. Bám vào sườn núi tôi vượt lên một quãng khoảng 15m thì gặp đồng chí Hoa C phó C11 đang ép mình vào rãnh núi. Tôi hỏi Hoa:"Anh Thanh đâu"? Hoa trả lời:"Em bị thương", rồi chỉ tay về phía đỉnh đồi. Tôi vượt lên 7m nữa thì gặp đồng chí Minh C trưởng mình trần máu me bê bết nằm ngất lịm. Tôi ngồi xuống ôm lấy Minh, Minh mở mắt thều thào: "Anh Thanh đã hi sinh". Rồi Minh chỉ tay về hướng đỉnh đồi. Tôi bảo anh em đưa ngay đồng chí Minh xuống và tiếp tục vượt lên. Trước mặt sau lưng, đất đá bay ràn rạt.
‘ Tôi bám được đường ngang lưng chừng D3. Đường này rộng khoảng 2m, cách chiến hào phía trước khoảng 20m. Tôi dừng lại và nhảy ngay vào 1 hố pháo cạnh mép đường. Sương mù dày đặc, cách 5-7m cũng khó phát hiện ra nhau. Anh em thấy tôi thì vô cùng mừng rỡ. Phía trước là C10 có đồng chí Cúc C viên, Hiền C phó, Tiếp xạ thủ B40, Đoan A trưởng...phân đội DKZ đồng chí Thành, đồng chí Quý. Bên cánh phải, đồng chí Toản C viên C11, đồng chí Đích và 1 số anh em khác. Cạnh tôi là anh em D bộ, Tuấn, Thọ, Ba, Kí, Chính, Bộ, Kim, Thanh B trưởng vận tải, Hoan... khẩu đội MK19 đồng chí Lý, Sĩ... Toàn bộ đội hình đã nằm gọn trên khu vực Đầu Voi và sườn phía Nam D3. Lợi dụng sương mù, tôi cho gọi Cúc và Toàn nắm lại tình hình đơn vị. Được biết C11 bị thương vong gần hết, phân đội theo đồng chí Thanh xung phong đánh vào bên phải D3 không liên lạc được. C10 đã chiếm được 1 đoạn chiến hào. Hỏa lực địch bắn thẳng, đã có thương vong, đạn dược không còn được bao nhiêu.
Lúc này, đồng chí chiến sĩ thông tin( mạng của sư đoàn) đi với đồng chí Thanh chạy tới. Tôi hỏi ngay:" Thanh đâu"? Đồng chí đó lắc đầu và chỉ về phía trên đỉnh đồi và báo cáo chỉ huy sư đoàn cần gặp thủ trưởng. Tôi chỉ tay về phía địch nói:" cấm gọi thủ trưởng". Rồi cầm tổ hợp báo cáo trực tiếp tình hình đơn vị với đồng chí Điếm sư đoàn trưởng. Tôi bảo với Cúc và Toản:" hiện nay chần chừ là chết, các anh về cho bộ đội triển khai công sự, giữ chắc khu vực đã chiếm". Tôi gọi pháo cấp trên chi viện, chuẩn bị xung phong...
Anh em C10 dùng lựu đạn ném mạnh về phía trước. Địch tưởng ta xung phong. Các hỏa điểm của địch phát lộ. Xạ thủ B40 cứ nhằm vào mà khai hỏa. Tiếng súng lại rộ lên, đạn bay chiu chíu trên đầu. Sương tan dần, toàn bộ đội hình lộ rõ trên sườn đồi. Bên cánh phải xuất hiện 1 ổ hỏa lực bắn xả vào sườn đơn vị. Đồng chí Cúc chạy xuống báo cáo anh Hiền bị thương xin được rút quân. Tôi nói với Cúc:" bây giờ, chỉ có tiến chứ không có lùi". Cúc khóc và chạy đi...
Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:" Bùm". Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:" Tran trả, tran trả"...
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:"hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở - tôi K3". Đồng chí Điếm hỏi lại:" Đồng chí tên gì"? Tôi trả lời:" Tôi là Châu". Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:" hướng đồi xanh-tìm về đơn vị". Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi...
Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:" Bùm". Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:" Tran trả, tran trả"...
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:"hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở - tôi K3". Đồng chí Điếm hỏi lại:" Đồng chí tên gì"? Tôi trả lời:" Tôi là Châu". Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:" hướng đồi xanh-tìm về đơn vị". Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi...
Sáng ngày 13/7, khoảng 8h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống báo với tôi:" Địch bên D3 đông lắm". Tôi cùng Hoan leo lên quan sát bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch. Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:" Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra". Bảo lắc đầu quầy quậy:" Chưa được học". Đau đớn, mệt mỏi, đói khát. Tôi không đành lòng nhưng cũng không làm gì được... Thời gian nặng nề trôi, rồi trời cũng tối. Khoảng 19h, có thêm đồng chí Long C phó C16 đến bắt liên lạc xin được giúp đỡ. Tôi bảo Hoan và Bộ ở lại canh gác và chăm sóc anh em. Còn tôi cùng với Long đi đến trận địa của C16. Trên đường vào gặp xác các tử sĩ Tiến, Công và 2 tử sĩ của C16. Chúng tôi đặt anh em nằm vào chỗ bằng, rồi đánh dấu. Sau đó vào khu vực hòn đá Dựng với niềm tin mong manh sẽ gặp được Thanh, Minh. Trên D3, chốc chốc địch lại ném lựu đạn. Phía ngoài chỗ tiếp giáp giữa 772 và 685, địch bắn pháo sáng, sáng rực. Khoảng nửa đêm, chúng tôi quay trở về hang thì bộ phận cáng thương của Trung đoàn do đồng chí Hồng, đồng chí Vị; của Tiểu đoàn do đồng chí Tình bí thư đoàn, đồng chí Châu trợ lí hậu cần cũng vừa đến. Lúc này anh em mới tin rằng tôi còn sống...

Comment:
Nặc danh 05:20 Ngày 09 tháng 1 năm 2013

Xin ghi lòng tạc dạ sự hy sinh vô giá của những người lính ngày ấy.

Cách đây mấy hôm vô tình tôi được nói chuyện với một cựu chiến binh người Hà Bắc đã từng đóng quân trên biên giới Lạng Sơn những năm 1982-1986 là thời điểm cả nuớc ta vô cùng gian nan, gian khổ về mọi mặt. Giờ giữa cuộc sống đời thường anh làm công việc của một nhà nông: đồng ruộng cấy hái, chăn nuôi và trồng trọt thêm rau cỏ. Các con anh thấm thía những lời bố dạy: đời bố lúc còn trẻ đã dành trọn tuổi xuân trong những tháng năm quân ngũ vào thời kỳ cả nước gian khổ, và khi xuất ngũ trở về cũng đã ngoài 20,việc học cũng đã lỡ dở do bị gián đoạn , hơn nữa phải tham gia lao động sản xuất để kiếm sống nên cũng không còn tâm trí gì mà nghĩ tới chuyện học hành nữa,vì vậy các con phải luôn cố gắng sống cho xứng đáng với sự hy sinh của bao người để giữ được hoà bình cho nước Việt Nam có được như ngày hôm nay.Những niềm mơ ước học hành của anh thuở nào bị cuộc chiến tranh biên giới phía bắc phũ phàng dập tắt và dập vùi khi anh bước vào tuổi 18- lứa tuổi đầy mơ mộng về tương lai tươi đẹp, nay đã được các con anh tiếp tục nối lại, thắp sáng và đốt cháy bùng ngọn lửa về niềm mơ ước một thời trai trẻ được học hành nhưng đã bị lỡ dở của nhiều người lính của thế hệ những năm 1980 thuở ấy: Các con anh đều biết vượt khó, cố gắng học giỏi và nay đang là sinh viên những trường đại học có danh tiếng.Đấy chính là sự đền đáp công ơn của thế hệ con cháu và là phần thưởng vô giá cho những người lính hy sinh tuổi xuân, tương lai phía trước để bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh giữ nước vĩ đại.Anh cũng kể hầu hết các đồng đội anh sau khi xuất ngũ về đã lao động để kiếm sống vì vào thời kỳ ấy khó có điều kiện mà học hành.Tuy đã gần 30 năm trôi qua nhưng trong ký ức anh chiến trường Lạng Sơn vẫn hiển hiện như năm nào mà khi ấy anh vừa 18 tuổi. Mùa đông rét mướt của miền xuôi khiến anh bất chợt rùng mình mỗi khi nhớ đến cái rét cắt da cắt thịt của gió mùa đông bắc tràn về nơi miền ngược ,kéo theo cái lạnh giá buốt tái tê lùa từng đợt ,hơi băng lạnh buốt ùa ra từng đợt từ vùng núi âm u đầy sương mù bao phủ.Lúc ấy đang thời kỳ xuân trẻ nên sức khoẻ tốt cố gắng cắn răng chịu cái lạnh trong điều kiện thiếu thốn ăn mặc.Cả ngày các anh phải mang vác vận chuyển hết sức nặng nhọc những tấm bê tông nặng tới 45kg lên địa hình núi dốc để làm hầm trú ẩn.Khi hành quân phải mang vác ba-lô, vũ khí nặng trĩu vai gầy ,leo trèo qua những địa hình núi non dốc ngược hiểm trở tới cả hai chục cây số để làm quen với gian nan, rèn luyện thể lực.Hàng ngày các anh phải sống trong hầm làm trong núi, hang đá chật chội, ăn cơm bằng gạo sấy không được nấu nóng, thức ăn chẳng có gì.Điều kiện gian khổ như thế nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo thằng tàu tấn công bằng pháo, đột nhập bất thình lình.
Anh kể có những chiến sĩ đang đi hoặc đang vác bê tông nặng bất ngờ bị tàu bắn pháo hay vướng mìn,trong tích tắc thân thể nổ tung nát tan bay tứ tung làm nhiều mảnh...khiến đồng đội đau thương vô tận.Có lần bọn tàu bắn pháo sập hầm hy sinh 8 bộ đội, mà nguy hiểm ở chỗ cứ chỗ nào có hầm trú ẩn của bộ đội mình là pháo tàu nó bắn trúng chỗ đó.Thì nghe nói hồi trước bác nào tận trên trung ương đã nhờ tàu in bản đồ, nó không biết các toạ độ mới là điều lạ, thảo nào cứ chỗ nào có hầm bên mình nó không bắn trúng mới là lạ!Anh còn kể có trận bọn chúng tràn sang nhiều như vãi trấu, trong lúc nguy ngập ấy các cố vấn Liên -Xô đã mưu cao đánh cho sập cầu , bọn giặc thấy thế bèn rút về chen nhau tháo chạy bơi qua sông, lúc ấy các cố vấn mới lệnh thòng điện xuống lòng sông khiến giặc cỏ bị điện giật chết như ngả rạ , gây tắc cả một khúc sông Kỳ Cùng. Bọn giặc Tàu ô ác tày trời còn giết bao nhiêu phụ nữ ,trẻ em và bắt đi của ta rất nhiều phụ nữ, thanh thiếu niên đem sang Tàu ...Một thời trai trẻ chiến chinh làm bạn cùng sương gió nơi biên cương núi rừng phía bắc của anh tràn đầy những dòng ký ức dạt dào tuôn chảy.Màn đêm buông ngập xuống nơi làng quê yên ả khiến cả không gian bao phủ một màu tối sẫm.Những thanh niên trẻ tuổi nô nức đi chơi tối,dạo bước trong khung cảnh cuộc sống làng quê về đêm yên ả, mà trong số họ liệu có ai biết rằng người cựu chiến binh đứng bên hè đường kia đang đắm chìm trong suy tư giữa thực tại thanh bình với quá khứ dữ dội của thời trai trẻ gian khổ mà hào hùng đã lùi xa cách đây gần 30 năm.Tuổi trẻ lúc ấy và tuổi trẻ bây giờ.Đất nước thời chiến và Tổ quốc thời bình. uộc sống gian khổ nếm mật nằm gai của tuổi trẻ cách đây gần ba thập kỷ để giữ gìn hoà bình cho dân tộc với cuộc sống thanh bình , cơm no áo ấm , tương lai tươi sáng của tuổi trẻ hiện tại. Sau một mùa đông giá băng ảm đạm, sẽ là một mùa xuân sáng tươi với bao mầm cây xanh non mang tới sự sống đâm chồi , và ngàn hoa đua nhau nở. Xin ghi lòng tạc dạ sự hy sinh vô giá của những người lính ngày ấy đã sống chết trong khó khăn gian khổ để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân khiến cho những rừng hoa hoà bình,mầm xanh non của sự sống Việt Nam mới đâm chồi nảy lộc được như ngày hôm nay...

Honngv:   
Mình vào lính năm 1975. Năm 1980- 1981 mình fải trực chiến tại Lạng Sơn, với cương vị Tiểu đoàn fó, trực tiếp chỉ huy và huấn luyện 1 trung đội lính công binh (vì gắn với kỹ thuật) đặc trách cách đánh mìn bằng điều khiển nổ từ xa. 1 thằng bạn thì trực ở Cao Bằng. Tất nhiên nếm đủ mùi gian khổ của chiến trường và cái rét vùng biên fía bắc. 1 chú lái xe, trên đường chở bọn mình đi công tác đã thiệt mạng ngay cầu Tiên Yên. Mình lên tận sát đường biên thấy cảnh lính ta cõng bê tông làm hầm trú ẩn như Nac danh đã kể. Họ đâu có biết họ là những sen-so sống, là lớp cảnh báo đầu tiên trên biên giới. Lúc đó quần áo rét rất ít, dày thì không. Mình mượn được đôi ủng cao su, ngồi sưởi cháy cả mõm.
Sau, suốt quá trình công tác không bao giờ có ai nhắc đến những ngày gian nan ấy, cho tận lúc về hưu cũng chẳng có quyền lợi gì (vì nếu tham gia như vậy trong CT chống Mỹ thì đc hưởng chế độ chiến trường). Thật nhục nhã và bất công.