31 thg 3, 2013

ĐẢNG MUỐN XỬ CÁC VỤ THAM NHŨNG LỚN

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013

Ông Nguyễn Phú Trọng (đứng) và ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp hôm 26/3
Ông Trọng thúc đẩy thành lập chân rết tại các tỉnh cho ông Thanh và đẩy nhanh xử lý các vụ tham nhũng lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thúc đẩy việc thành lập chân rết của Ban Nội chính ở các địa phương và xử các vụ tham nhũng lớn nội trong năm nay.
Trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà nòng cốt là Ban Nội chính do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, ông Trọng nói về các mục tiêu của ban trong những tháng tới:
"Căn cứ chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại [và] xây dựng nội dung công việc từ giờ tới cuối năm trên các lĩnh vực như xây dựng luật pháp, thể chế, tuyên truyền.
"Rồi tập trung vào tăng cường đôn đốc xử lý những vụ án còn đang chậm để cố gắng bảo đảm hiệu quả.
"Hay là thành lập các ban nội chính địa phương, Bộ Chính trị quyết rồi, đồng ý cho lập rồi.
"Ở dưới địa phương thì không thành lập ban chỉ đạo nhưng mà có lập ban nội chính để giúp việc, thì phải khẩn trương lập ban nội chính đi."

Tham nhũng 'nghiêm trọng'

"[H]iện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng thúc giục Ban Nội chính
Trong cuộc họp, vốn cũng có mặt cả Thường trực Ban Bí thư và cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh bên cạnh ông Thanh và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng thúc giục xử lý các "vụ án tham những lớn đã để lâu rồi".
"Bây giờ tôi đề nghị cụ thể như thế này.
"Ban Nội chính các đồng chí hệ thống hóa lại để bàn, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, hiện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng được Truyền hình Việt Nam đã lời nói Ban chỉ đạo chống tham nhũng cũng cần thúc đẩy việc "công khai, minh bạch và kê khai tài sản cá nhân của các đảng viên".
Việc chuyển quyền quản lý chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng cánh tay phải Nguyễn Bá Thanh được xem như cố gắng để ngăn chặn tình trạng mà ông Trọng nói "tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có".
Tin về cuộc họp lần thứ hai của Ban chống tham nhũng được trang tin của Đảng Cộng sản đăng chi tiết.
Trong khi đó trang của Chính phủ đăng lại bản tin thời sự của Truyền hình Việt Nam về cuộc họp.

Các vụ tồn đọng

Việt Nam đã tiến hành khởi tố hàng loạt quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2012.
Trong số những người bị  khởi tố có cả một cựu Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Trần Xuân Giá.
Ông Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, cùng các ông Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB, Trịnh Kim Quang, một nguyên phó chủ tịch khác và Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch Eximbank đều bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Trước bốn người này, tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là 'Bầu' Kiên, cũng bị khởi tố về cùng hành vi.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng dẫn ra những bằng chứng cho thấy rằng ngành ngân hàng sẽ bị nhắm tới trước tiên trong cố gắng chống tham nhũng.
Báo này dẫn lời Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh từng nói "ngân hàng không biết sợ là gì, có những vụ 'làm' một cái 4.000 - 5.000 tỉ đồng mà... tỉnh queo".

Thứ năm, 28/03/2013, 07:01 (GMT+7)
Chiều 27-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới dự.
  • Hiến pháp cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Tại buổi góp ý, rất nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ niềm phấn khởi vì dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiều nội dung, điều khoản mang tính đổi mới, phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước, thể hiện xu thế của xã hội trong tương lai, trong đó có nội dung quyền con người, quyền công dân được nâng lên một bước mới so với Hiến pháp 1992.



"Nhiều ý kiến đòi hỏi bỏ Điều 4, tôi tha thiết giữ lại Điều 4 vì lịch sử đã chứng minh Đảng đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một đất nước nhiều đảng phái lãnh đạo thì chúng tôi cũng không biết theo đảng nào. Đất nước Việt Nam chỉ cần Đảng Cộng sản lãnh đạo là đủ"
Thượng tọa Danh Lung


Ý kiến về Điều 4, Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định, trong lịch sử Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc và Phật giáo luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. “Chúng ta không thể không khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là sự thật lịch sử. Đảng ta chưa bao giờ tách rời nhân dân, đó cũng là sự thật, nhưng một bộ phận đảng viên, cán bộ đã tách rời nhân dân, đó là vấn đề phải chấn chỉnh. Đảng, từng đảng viên phải đổi mới, thực sự vì nhân dân phục vụ”, vị Thượng tọa phát biểu.

Trong khi đó, PGS Lê Mậu Hãn cho rằng, cần có nhận thức thống nhất về Điều 4 để tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, ai nói sai thì chúng ta đấu tranh. “Dân ta với Đảng thế nào? Ngay từ khi thành lập Đảng, không phải không có ý kiến phê phán Hồ Chủ tịch, Cương lĩnh của Đảng. Nhưng sự thật lịch sử qua phong trào Xô Viết cho thấy, nhân dân ta, ở mọi tầng lớp đều ủng hộ cách mạng, đó là do Hồ Chủ tịch đã đề cao lợi ích dân tộc để tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng Đảng. Lịch sử đã chứng minh, Đảng là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng vì lợi ích của toàn dân, vì lợi ích dân tộc. Thực tiễn cũng đã chứng minh một đảng luôn gắn với dân, vì lợi ích của dân tộc thì sẽ được toàn dân bảo vệ”, PGS Lê Mậu Hãn phân tích. Thượng tọa Danh Lung, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng cho rằng, về Điều 4 cần bổ sung “Đảng và đảng viên không xa rời dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của dân”, vì nếu xa dân thì không còn là Đảng của dân.
  • Nên để nhân dân bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch tỉnh?
Đặc biệt, khá nhiều ý kiến đề xuất nên suy nghĩ về việc bầu Chủ tịch nước là do Quốc hội hay toàn dân? PGS Lê Mậu Hãn đề nghị để toàn dân bầu Chủ tịch nước nhằm nâng giá trị, vị trí thượng tôn lá phiếu của nhân dân. PGS Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, kiến nghị: “Hiến pháp sửa đổi lần này nên mở ra một mốc son, một thời đại dân chủ hơn, tiến bộ hơn, đó là quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Nếu dân chỉ được bầu Quốc hội, HĐND thì hạn chế quá. Những vị trí như Chủ tịch nước, Chủ tịch chính quyền các cấp được nhân dân bầu thì không khí dân chủ sẽ rộng mở hơn. Dân bầu cử và có quyền giám sát”. Ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cũng đồng tình, để mở ra thời kỳ mới về dân chủ của đất nước, cần mở rộng quyền dân chủ trực tiếp, cần để nhân dân phúc quyết Hiến pháp. Nếu Chủ tịch nước, Chủ tịch các tỉnh thành được nhân dân bầu trực tiếp thì sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn trong thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.

Ở khía cạnh khác, ông Lê Truyền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đề nghị Hiến pháp phải tăng tính áp dụng trực tiếp, bớt đi cụm từ “theo quy định của pháp luật” vì làm hạ thấp vai trò của Hiến pháp là một đạo luật gốc cũng như thực tiễn đã cho thấy có biết bao luật cứ phải chờ đợi văn bản dưới luật để thực hiện. Về vấn đề kiểm soát quyền lực, ông Truyền cho rằng, hiện nay việc lạm quyền diễn ra nhiều nơi, vì vậy việc kiểm soát quyền lực cần được ghi rõ trong Hiến pháp, cả về quyền kiểm soát quyền lực của nhân dân và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước, không được thể hiện chung chung.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, ý kiến của các đại biểu là rất tâm huyết, sâu sắc. Ủy ban TƯ MTTQ đã tiếp thu khoảng 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp, điều đó rất đáng quý. “Chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp của Đảng, Nhà nước là rất rõ ràng, vấn đề là tổ chức thế nào cho thiết thực. Đây là việc quan trọng, từ khâu lắng nghe, tổng hợp, chuyển tải đến cơ quan cao nhất phải hết sức đầy đủ. Ý kiến của nhân dân rất nhiều, phải làm sao tổng hợp, chuyển tải được ý kiến của nhân dân. Thời gian lấy ý kiến kéo dài đến cuối tháng 9, còn nhiều thời gian cũng như khối lượng ý kiến đóng góp sẽ rất nhiều. Mục đích của chúng ta là có một bản Hiến pháp phải phản ánh được, đáp ứng được ý nguyện của Đảng, của dân. Bộ phận biên tập phải hết sức công phu… Có thể chúng tôi sẽ chủ động đặt hàng MTTQ các vấn đề chưa rõ để nghe thêm ý kiến” - Chủ tịch nước cho biết. 
PHAN THẢO

1 nhận xét:

  1. Mấy vụ kể trong bài này đúng laf lớn, nhưng chắc chưa fải là lớn nhất !!!

    Trả lờiXóa