26 thg 3, 2013

Má ơi đừng gả con xa

          Honngv: Hôm nay “tình cờ” đọc bài dưới đây (Má ơi đừng gả con xa) tại trang BeoBlog lại nhớ ra và tìm lại bài "Hôm nay ngày giỗ Bác", post vào ngày 2/9/2012. Trong bài này mình cũng đã nói tới cái lỗi phạm trong việc kg làm theo ý Bác. Bài dưới đây cũng nói về ý đó.
          Có người sẽ nói: Lăng chỉ là nơi để viếng Bác, còn thờ Bác ở nơi khác. Đúng! Nhưng theo phong tục Việt Nam, vào Lăng viếng Bác mà trước hết kg thắp hương lạy Bác, cứ “trơ trơ nhìn” Bác thì phạm lỗi quá rồi còn gì nữa!
          Lại có người so sánh: Phong tục ta chả khác mấy của Tau, thế sao bên nó cũng ướp xác Mao Trạch Đông mà kinh tế  nó vẫn phát triển, lại còn fát triển nhanh? Các bạn hãy bình tâm nhìn lại xem Tàu fải trả giá như thế nào cho sự fát triển ấy: tàn fá môi trường (rất có thể đã đổ cả chất độc ra nước sông Hồng), người nghèo vẫn nghèo, fát triển theo kiểu“giết người”, lợi nhuận là trên hết dù có sữa độc, thực fầm hoa quả độc tràn lan…
          Beo là nữ tác giả. Sang Đài Loan chị mới thấm thía cảnh bỏ quê làm dâu xứ người của các cô dâu Việt, nên fải thốt lên: Dân tộc này, vì đâu nên nỗi con sen thằng ở?!

MÁ ƠI ĐỪNG GẢ CON XA...( TIẾP)

*** Lăng ông Hồ là một kiến trúc cực đẹp nếu, nó nằm ngoài châu Á và không phải là một cái...lăng khi, nó  thừa uy nghi mà thiếu hẳn ấm áp.

Lí do thứ nhất về phong tục tập quán.
            Người Việt, bất kể theo đạo giáo nào, đến trước nơi thờ tự vong linh muốn bày tỏ sự kính trọng, đều đứng nghiêm cẩn, chắp tay vái lạy. Trước các bậc cao tằng tổ phụ đã hiển thánh, thậm chí còn phải quỳ gối dập đầu sát đất.
            Bạn không thể thực hiện được thói quen đơn giản như thế khi vào lăng Hồ Chí Minh, chỉ có thể làm một động tác mà suy ra khá bất kính là vừa đi (trôi theo dòng người) vừa vái.
            Cũng theo phong tục, có hai sự tối kị với người Việt, tối kị đến mức biến thành câu rủa xả bởi nó bày tỏ sự tận diệt thế hệ đang sống: động mồ động mả nhang lạnh khói tàn.
            Kiến trúc lăng Hồ Chí Minh phạm cả hai điều tối kị này !

Lí do thứ hai  thuộc về phong thủy
            Một mạn là quảng trường mênh mông mạn kia là vười cây bát ngát, hỏi một người Tây phối cảnh ấy đẹp không; khó trả lời rằng không nhưng, với một lăng tẩm Việt nó lại quá chênh vênh, đơn độc. Sau lưng không một điểm tựa trước mặt không một điểm tụ phúc cho cháu con.
            (honngv xin ngắt chỗ này để bàn thêm: Nếu “nhà họp Quốc hội” cũ (nơi Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập năm 1945) còn thì theo mình đấy có thể là điểm tụ phúc. Nhưng giờ Hội trường ấy đã bị fá đi và “tai ương thay” theo Phong thủy điểm tụ fúc nay lại rất có thể là Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ (!) ở cuối đường Bắc Sơn ấy, vì nó đối diện trực tiếp với Lăng Bác. Nếu đúng vậy thì … “buồn”).   
          Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan đơn giản là một pho tượng ngồi khổng lồ bằng đồng, sống động và tuyệt đẹp. Tại đây, quân cảnh có một nghi lễ đổi gác khá vui mắt và nay người Đài tận dụng nó thành một sản phẩm du lịch. Mình đứng chừng gần 10 phút quan sát nhưng không cách gì thấy được chú lính gác này thở và chớp mắt ra sao. Mỗi chú làm robot như vầy đúng một tiếng mới đổi gác.
  
*** Nỗi xót xa mỗi ngày mỗi dâng khi gặp đồng hương nơi xứ người.
            Không rõ dựa vào tiêu chí nào, người Đài loan tuyển lao động phần đông ở phía Bắc còn tuyển cô dâu tuyệt đại đa số ở phía Nam.
            Chùi cọ toilet các điểm du lịch hay khách sạn thấp sao, rửa bát trong nhà hàng.... khá dễ gặp người Việt. Coi chừng bé cái lầm khi nghĩ nào là mặc cảm thấp kém nào là sầu nhớ quê hương như báo chí trong nước tuyên truyền. Ngược lại đằng khác, người nào người nấy tươi roi rói, ào đến ríu rít như thân quen từ lâu lắm nay gặp lại.

Chính mình, ứa nước mắt.
            Hỏi chuyện gần chục cô dâu Việt đời đầu, cô nào cũng chung một ý, số mạng rồi, ở đâu cũng vất vả như thế nhưng ở Đài Loan, đàn ông ít có người sáng say chiều xỉn. Nếu nó có uýnh thì do phần mình cũng có lỗi chứ không phải vì nhậu về lôi vợ ra giải rượu vô cớ. Và, đàn ông Đài luôn gánh trọng trách chính nuôi gia đình, điều các cô cho rằng, gần như không thể tìm thấy ở đàn ông Việt.
            Anh Thư, quê Sa đéc, khoe, em tu chín kiếp mới gặp được bà mẹ chồng này. Sang khi mới 18, cô được nhà chồng cho ăn học và hiện làm hướng dẫn viên du lịch. Thanh, quê Đồng tháp, phụ nhà chồng bán hàng. Cô kể tiền lương được tùy nghi sử dụng. Cô  gửi hết về cho gia đình hàng tháng. Hậu li dị chồng, dẫn con riêng mang từ Việt nam qua thuê căn nhà (nếu có thể gọi đó là nhà) trong  hẻm đèn đỏ, bán các loại bún Việt đắp đổi nuôi con...
            Cô nào, cũng tươi roi rói, chỉ nước mắt lưng tròng khi được hỏi về mẹ, đang ở quê.
            Mình, cũng ứa nước mắt.
            Dân tộc này, vì đâu nên nỗi … ???!!!
Theo BoeBlog >>
CÒN TIẾP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét