Lỗi thuộc người già
Trận chiến Bạch Đằng năm 938
|
Ở ta lâu nay Lịch sử dân tộc bị coi nhẹ! Hậu quả tai hại ai cũng thấy. Có thể nói Lịch sử là tính kế thừa giữa các thế hệ già và trẻ, mà ta hiện nay thì người già 'hay quên', còn người trẻ thì biết Lịch sử nước ngoài hơn Lịch sử nước mình. VTV tối qua có đưa ra một nhận định nhẹ nhàng vui mà đáng để nghĩ suy. Một nhận định ý đẹp lời hay:
"Để cho lớp trẻ thích học, hiểu lịch nước nhà thì trước hết fải chữa tính 'hay quên' của người già".
Cụ thể hơn là "... thuộc sử Tầu hơn sử Việt..." - chắc vì được/bị xem phim dã sử và chưởng Tầu quá nhiều, (không phải do học sử Tầu)
Trả lờiXóaCám ơn Hớn
Ngoài Tàu ra có khi cả Hàn nữa bác ạ. Tất nhiên Tàu là trội hơn cả.
XóaChủ đề chính ở câu nói này là tính 'hay quên' của người già đấy!
Cám ơn Hớn đã nhắc nhở, thực sự thì Q. cũng thừa hiểu chủ đề chính là cái gì. Tuy nhiên, Q. không muốn bình luận vì không phải người già (đúng nghĩa đen) nào cũng có tính hay quên lịch sử, điển hình là Q. đây, thuộc loại khá nhớ và yêu thích lịch sử (của cả VN và thế giới). Hơn nữa, theo Q. thì người viết có ẩn ý chỉ một nhóm người già (chưa chắc đã già) có chức sắc lãnh đạo nhà nước, mà nếu đúng vậy, thì câu cuối cùng của bài viết nên sửa lại:
Xóa"Để cho lớp trẻ thích học, hiểu lịch nước nhà thì trước hết fải chữa tính 'hay quên' của 'người già' ".
(đưa chữ người già vào trong nháy nháy đơn, vì chữ hay quên đã được để trong nháy nháy đơn).
Ở đây cái tính 'hay quên' (đã để trong nháy nháy đơn) hàm ý là không phải quên do sức khỏe sinh lý mà do sự tắc trách, vô trách nhiệm, do đó chữ người già nên để trong nháy nháy đơn, mới đúng mạch ý.
Do phân vân như vậy, nên Q. không muốn bình luận chủ đề của bài viết.