Ông Vươn 'không đồng tình' kết luận VKS
Cập nhật: 11:19 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013
Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Báo trong nước dẫn lời ông Vươn nói có một số
chi tiết không được nêu ra hoặc bị làm sai lệch trong bản giám định
thương tích của bên bị hại.Mặt khác, ông Vươn nói đã chỉ đạo Đoàn Văn Quý chỉ được nhồi vào tút đạn 2,5 - 3 mm để tránh gây chết người. Tuy nhiên, vết thương giám định của các bị hại lại nói đây là đầu đạn 5,5 mm.
Ông này cũng cho rằng quyết định cưỡng chế thu hồi đàm bãi do Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đưa ra là vi phạm hiến pháp và trái pháp luật, dựa theo các điều khoản trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, theo báo trong nước.
'Tranh tụng căng thẳng'
Phiên tòa sáng ngày 4/4 xảy ra khá căng thẳng, theo tường thuật của luật sư Trần Đình Triển, người có mặt và tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa."Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng, chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện Viện Kiểm Sát để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư," ông Triển viết trên trang cá nhân.
"Nhiều nội dung cháy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền, điều tra, xét xử, định tội danh, có tội hay không có tội, phạm tội nào, công vụ hay không công vụ?"
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," "
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW tại Châu Á,
Các luật sư khác bào chữa cho các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ nói hành vi chống đối của anh em ông Vươn là chống lại hành vi sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, mặc dù cho rằng "mang cái sai chống lại cái sai" là trái pháp luật.
Theo các luật sư này, phản ứng nổ ra trong lúc anh em ông Vươn ở trạng thái bức xúc vì không được chính quyền sở tại xử lý, giải quyết và nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Trong phiên xử buổi sáng cùng ngày 4/4, Viện Kiểm sát đã ra đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, ông Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù và Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Cơ quan công tố cũng đề nghị án phạt vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù treo và 18-24 tháng tù treo cho em dâu ông, bà Phạm Thị Báu.
'Không thể tha thứ'
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4."Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," Phó giám đốc HRW tại Châu Á, ông Phil Robertson viết.
"Hành động bạo lực của Đoàn Văn Vươn và các bị cáo khác không thể được tha thứ, nhưng những sự việc thế này là tín hiệu cảnh báo quan trọng với chính phủ Việt Nam về hậu quả của việc cho phép các quan chức vi phạm nhân quyền vô tội vạ.
"Việc những người dân thường bị trấn áp và trong một số trường hợp, tạm giam trong lúc tụ tập trước tòa án đã cho thấy chính quyền chỉ muốn bỏ lại vụ việc phía sau mà không muốn học bất cứ điều gì về tính cấp thiết của việc đảm bảo nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam."
Tại sao người Công giáo ủng hộ ông Vươn
Cập nhật: 15:37 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013
Trong những ngày qua, nhiều nhân sỹ, trí thức và công luận nói chung đã lên tiếng ủng hộ, bênh vực gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trong số đó, có không ít người Công giáo.Trước đó, vào ngày 29/03/13, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một văn thư cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Văn thư này đã nêu lên các sai trái của chính quyền và mất mát về vật chất và tinh thần mà gia đình ông Vươn phải chịu từ những việc làm phi pháp đó cũng như yêu cầu ‘trả tự do và được bồi thường thiệt hại thỏa đáng’ cho họ.
Tại sao các Giám mục Việt Nam và người Công giáo bày tỏ cảm thông và lên tiếng bênh vực gia đình ông Vươn như vậy?
Bênh vực người bị áp bức
Trong văn thư của mình hai vị Giám mục cho biết họ đã nhận được lời kêu cứu của đại diện gia đình ông Vươn – một gia đình Công giáo, thuộc Giáo phận Hải Phòng – và ‘cảm thấy thật thiếu sót nếu không cùng với công luận gửi văn thư này lên quý vị về phiên tòa lịch sử’.Do đó, có văn thư và thánh lễ trên phần vì gia đình ông Vươn là những người Công giáo.
"Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội."
Trong bài viết của mình sau khi tham dự buổi cầu nguyện cho gia đình ông Vươn được lưu hành nhiều trên mạng, nghệ sỹ Kim Chi nói rằng nghệ sỹ thấy ‘lòng rộn vui vì chỉ trong vòng ít phút mà người đã đến đông kín cả trong và ngoài phòng nguyện. Điều này chứng tỏ tình thương con người vẫn dành cho nhau nhiều lắm’. Cũng như ‘rất mừng khi thấy tinh thần hiệp thông mạnh mẽ của các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở đây với các gia đình nạn nhân’.
Đúng vậy, người Công giáo lên tiếng, hiệp thông với ông Vươn và gia đình vì việc cầu nguyện, liên đới, bảo vệ những người nghèo khổ, cô thế, cô thân, những người bị áp bức là một lời mời gọi – nếu không muốn nói là bổn phận – của họ.
Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo là Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, bị giam cầm, bị áp bức. Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội.
Giáo hội lập ra Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng nhằm để lên tiếng và bênh vực cho những người vô tội, yếu đuối bị áp bức, bị bất công đối xử. Giáo hội và người Công giáo nhận thấy rằng gia đình ông Vươn là một trong những người đó.
Văn thư của Đức cha Thiên và Đức cha Hợp đã nêu rõ hành vi sai trái có hệ thống và thái độ, hành động bạo quyền của chính quyền và chính những điều đó đã đây đưa một dòng họ vào vòng lao lý, tù tội.
Không thờ ơ với đất nước
Vì đặc tính và sứ vụ ấy của mình, dù không làm chính trị, Giáo hội không hề thờ ơ với tình hình đất nước. Ngược lại Giáo hội luôn quan tâm, nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo hội qua đó góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển, dân chủ và nhân ái.Chẳng hạn, trong bản Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay vào tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có ý kiến về tình hình đất nước trong chín lĩnh vực khác nhau, trong đó có luật đất đai.
Ủy ban này nhận định rằng ‘luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Đó là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước’.
Việc ‘quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân’. Hơn nữa, nay có tình trạng ‘dùng vũ khí chống lại việc thu hồi đất’.
Liên quan đến lĩnh vực luật pháp, Ủy ban này chỉ ra rằng ‘Việt Nam có một hệ thống pháp luật đồ sộ, nhưng không hiệu quả từ lập pháp đến hành pháp, vì thiếu sự công khai, minh bạch, và nhất là thiếu sự độc lập về tư pháp’.
Hơn nữa, ‘việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện, nhất là ở cấp địa phương, đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng’.
'Bất cập, phi lý'
Vào tháng 11 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng ra một Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay, nêu cụ thể bảy tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Trong đó trong đó tình trạng ‘xử án bất công’, ‘dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự’ và ‘tham nhũng thành quốc nạn’."Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn."
Và mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn, mạnh mẽ, công khai nêu bật những bất cập, phi lý đang xảy ra tại Việt Nam và những hậu quả của chúng, cũng như kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Nêu lên một vài ý kiến, nhận định trước đây của Ủy ban Công lý và Hòa bình để thấy rằng việc Đức cha Vũ Văn Thiên và Đức cha Nguyễn Thái Hợp lên tiếng bảo vệ gia đình ông Vươn không đơn thuần họ là những người Công giáo.
Văn thư của hai vị Giám mục hoàn toàn hợp và nêu bật được quan điểm và vai trò của Giáo hội về đất nước và đối với đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thứ Công giáo hiện nghiên cứu tại Global Policy ở London, Anh Quốc.
'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'
Cập nhật: 12:21 GMT - thứ bảy, 23 tháng 3, 2013
Ở nơi mà công lý không được
thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con
người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.
Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.
Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.
Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.
Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!
Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.
'Hậu quả thiếu công lý'
"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm"
Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.
Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.
Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.
Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.
Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.
Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.
Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.
Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…
Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.
Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.
Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.
'Nạn nhân hay tội phạm?'
"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn"
Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.
Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.
Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.
Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện là nhà báo tự do, sinh sống ở Sài Gòn, từng làm việc tại báo Thể thao & Văn hóa và Báo điện tử Vietnamnet.
Các bạn đọc lưu ý: mấy hôm nay các vị cán bộ của Đảng và Nhà nước "bận" trăm công ngàn việc nên không đủ thời gian để theo dõi phiên tòa xử vụ án Tiên lãng vì vậy nên có gì "sơ suất" xin các vị lượng thứ nhé, nốt lần này thui, trước đây vụ án xử nhà Báo Nguyến Việt Chiến, Phạm xuân Quắc, vụ án xử Nguyễn thị Công Nhân, và nhiều vụ án khác họ cũng "bận" nên không chỉ đạo kịp, có gì xin đc lượng thứ, cám ơn các bạn nhiều và lần sau chúng tôi vẫn "bận: đấy, các bạn thông cảm và yên tâm. Chế độ ta là công bằng, dân chủ văn minh mà, đúng như PCT nước nói: "VN dân chủ gấp van lần phương Tây" Nghe lời ru đó các vị nông dân ta sướng quá và ngủ ngay
Nếu bạn đọc để ý một chút thì thấy rất rõ, ngay từ đầu đến kết thúc phiên tòa, Ông Vươn và các "bị cáo" khác đều ngửng cao đầu, Chính tụi ngồi trên dãy ghế đối diện mới là bị cáo đúng nghĩa, Và điều đó đã minh chứng rõ nhất là cuối phiên tòa ông Vươn phản kháng lại VKS. Khi đã bị tấn công đến tận góc tường, con người ta KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ MẤT NỮA thì người ta phải hành động và ông Vươn đã hành động theo đúng lương tâm và pháp luật. Cả xã hội luôn đứng cạnh ông Vươn, cả nhân loại tiến bộ luôn bên cạnh ông Vươn
Trả lờiXóa