Hoài niệm
"...Chiều thu Hồ
Tây, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi...."
Lại nhớ bài hát của Phó Đức Phương :
"… Mênh mông Hồ,
sương thu tan trong gió...bến trúc lao xao, nhớ thủa nào…
Một khoảng trời, khoảng
tình..."
Thăng Long thành hoài cổ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến
nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối
xưa xe ngựa thành thu thảo
Nền
cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá
vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước
còn cau mặt với tang thương.
Ngàn
năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh
đấy người đây luống đoạn trường.
Bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này, sau năm 1802, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa.
Bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này, sau năm 1802, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa.
Chủ đề: Bài
thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. Tình thì hoài cổ. GS. Phạm Thế Ngũ
viết: Bài này nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố
đô đất Bắc.
Bài thơ
được viết theo thể thất ngôn bát cú (Đường luật).
*
TÂY HỒ VỌNG NGUYỆT
Hiu hắt Hồ Tây chiếc lá rơi
Đêm
thu vằng vặc bóng theo người.
Mảnh
tình xẻ nửa ngây vì nước
Tri
kỷ trông lên đứng tận trời
Những
ngán cành đa khôn quấn quít
Mà
hay mặt sóng cũng chơi vơi.
Ai
lên cung Quế nhờ thăm hỏi
Soi
khắp trần gian có thấy ai?
(Tản Đà - Bài này vừa làm xong, là vì nghe nói có người thiếu nữ tại Nam Định, tên là cô Nguyệt thông biết chữ nho và yêu mến văn quốc ngữ; có ra bài thơ để kén mặt tài nhân. Sự không biết có không, nhưng thấy 4 chữ đề xinh đẹp hữu tình, nhân lúc cao hứng nghĩ chơi: áng văn chương quả có khách hồng quần, cảnh mây nước cũng có phần thanh nhân. Trong toàn bài không chữ nào trùng nhau và chừa chữ (giăng) không dám dùng đến, là một cách trang trọng để biệt đãi khách Hằng Nga).
(Tản Đà - Bài này vừa làm xong, là vì nghe nói có người thiếu nữ tại Nam Định, tên là cô Nguyệt thông biết chữ nho và yêu mến văn quốc ngữ; có ra bài thơ để kén mặt tài nhân. Sự không biết có không, nhưng thấy 4 chữ đề xinh đẹp hữu tình, nhân lúc cao hứng nghĩ chơi: áng văn chương quả có khách hồng quần, cảnh mây nước cũng có phần thanh nhân. Trong toàn bài không chữ nào trùng nhau và chừa chữ (giăng) không dám dùng đến, là một cách trang trọng để biệt đãi khách Hằng Nga).
*
TÂY HỒ CHIỀU CUỐI
NĂM.
Thời
gian lắng xuống
Cuối
mùa
Ráng
chiều loang tiếng chuông chùa
Mênh
mang.
Phố
xa vui có xuân sang
Trong
tôi vẫn lạnh
Ngỡ
ngàng
Sót
đông.
Hồ
Tây sương phủ
Mênh
mông
Màu
thiền trải rộng sắc không
Hương
trầm.
Đào
phai
Ai
nhẹ tay cầm
Riêng
tôi nặng - nhớ
Tím
bầm ruột gan.
Cổ
Ngư
Gió
cứ tràn ngang
Chúc
mừng xuân đã sớm sang
Riêng
người.
Nửa
xuân
Nghe
rộn tiếng cười
Nửa
đông tôi chịu
Sắc
tươi gió lùa.
(-09.01.09- ĐOÀN VĂN NGHIÊU)
(-09.01.09- ĐOÀN VĂN NGHIÊU)
*
Chiều thu Hồ Tây…
Mơn man ngọn gió Hồ tây
Mơn man ngọn gió Hồ tây
Lung
linh sóng bạc đong đầy mắt em
Xiêu
xiêu hàng liễu buông rèm
Thơm
trong hương cốm tình em Hà Thành
Lá
vàng trải thảm dịu êm
Vi
vu tiếng sáo êm đềm chiều thu
Tiếng
chuông Trấn Quốc ngân ru
Gợi
hồn thi sĩ mùa thu sắc vàng
(Đỗ Sơn Hà)
(Đỗ Sơn Hà)
*
Hồ
Tây bảng lảng. Chiều rồi
Gió
từ đâu cứ rối bời trong ta
Tây
Hồ năm tháng phôi pha
Nét
rêu phong đã nhạt nhoà gió sương
Ai
người đi để vấn vương
Đơn
côi một cõi phố phường ưu tư
Người
- như một kiếp phù du
Câu
thơ bạc với đêm thu Tây Hồ
(Trần Anh Thái -1994)
(Trần Anh Thái -1994)
Nhặt trên Net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét