17 thg 6, 2012

Đi bộ và sức khỏe


Saturday, 24th January 2009

Đi bộ, không hoàn toàn vô hại

Đi bộ là hình thức di chuyển căn bản đơn giản: đi bộ khi làm việc (nội trợ, văn phòng, đi kiểm tra, bốc xếp...); đi bộ khi hành quân (bộ đội); và đi bộ thể dục (đi bộ thư giãn thông thường, hay đi khi đánh golf).

Đi bộ là hình thức nhẹ nhất trong các môn thể dục vì tương đối ít tốn năng lượng và ít cần đến trang thiết bị đi kèm.

Đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim, bệnh tiểu đường loại II, giảm tai biến mạch máu não, tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ bị gãy xương vùng háng.

Tuy đi bộ có vẻ nhẹ nhàng nhưng nhiều bị đau gối khi đi bộ. Nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ, hai gối càng bị đau, sau một thời gian thì không thể đi được nữa vì quá đau.

Đi bộ có thể gây đau nhức, và làm thoái hoá khớp.

Sự phát triển theo loài cho thấy, dáng đi của con người có nguồn gốc từ dáng đi bốn chân được tiến hoá dần thành đi hai chân. Khi đó, tất cả trọng lượng của cơ thể đè nặng lên hai chân nhất là vùng gối và gây ra biến động chi dưới khi quá tải như đau gối, đau bàn chân khi đi.

Khi đi, một bàn chân chạm gót, chịu lực bước tới, rồi đong đưa sau đó chân lại chạm gót trở lại. Lúc chân chạm gót lần sau là xong một chu kỳ đi. Khi chân chịu lực, lực tì đè lên các khớp chi dưới khi đi bộ lớn hơn sự tưởng tượng nhiều.

Ở khớp háng, khi đi, khớp háng chịu một trọng lượng 175kg ở một người có trọng lượng cơ thể 58,7kg. Ở khớp gối, khi đi, sức nặng đè lên mâm chày thay đổi theo từng chuyển động, có khi lên đến gấp 3 lần trọng lượng cơ thể trên mâm chày có diện tích 18 - 20cm2. Lực tì đè lên mâm chày khớp gối từ 100 - 200kg.

Khi lên dốc hay xuống dốc, lực tì đè lớn hơn, năng lượng tiêu hao nhiều hơn. Khi lên dốc hay xuống dốc, lực tác động từ xương đùi vào xương bánh chè gấp 3,3 lần trọng lượng cơ thể, gấp 7 lần so với đi đường bằng phẳng.

Như vậy, cơ thể phải chuẩn bị một bộ máy cơ xương khớp đủ mạnh để chịu được lực tì đè khi di chuyển. Nếu xương yếu, sụn khớp mỏng, cơ teo nhỏ thì lực chịu sẽ kém. Hậu quả là mệt mỏi, rồi cơn đau ngày càng tăng.

Nếu bạn nặng 150 pounds và đạp xe đạp ở vận tốc trung bình, bạn sẽ xài hết 270 calories trong 30 phút. Dĩ nhiên nếu bạn đạp nhanh hơn hay lâu hơn, số calories bạn xài sẽ tăng lên và giúp bạn giảm cân nhiều hơn. Mỗi một môn vận động đốt calories khác nhau. Đi bộ với vận tốc trung bình đốt 225 calories cho 1 giờ đồng hồ. Bơi theo chiều dài hồ bơi đốt 480 calories cho 1 giờ bơi. Vận động cơ thể khiến tim đập nhanh hơn (aerobic) là cách tốt nhất để giảm lượng mỡ. Tuy nhiên, mỗi vận động nào thêm cũng đều giúp đốt bớt calories, thí dụ như làm vườn, cắt cỏ, làm công việc nhà...

Tập thể dục mà thôi có thể không phải là cách hay nhất để xuống cân. Muốn mất một pound mỡ, bạn cần phải đốt cháy 3,500 calories. Nếu bạn đi bộ một mile, bạn chỉ đốt có 80 calories mà thôi, như vậy bạn phải đi đến 44 miles thì mới mất một pound mỡ.

Thật ra, việc xuống cân sẽ dễ dàng hơn nếu bạn phối hợp sự tập thể dục với việc cắt giảm lượng calories. Nếu bạn muốn xuống một pound trong một tuần lễ (đó là số trọng lượng an toàn và khỏe mạnh được đề nghị), bạn cần phải giảm 500 calories mỗi ngày. Nếu bạn muốn cắt giảm khoảng 300 calories trong thân thể, bạn có thể đạt được đòi hỏi đó bằng cách đi bộ từ 3 đến 4 miles mỗi ngày, hay tham dự lớp tập thể dục. Bạn cũng nên để ý đến việc ăn uống để cắt giảm thêm 200 calories nữa bằng cách không uống nước ngọt hay ăn bơ quá nhiều.

 Lịch sử xe đạp

1790, lần đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe.

Năm 1813, nam tước người Đức Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được. Xe này được đặt tên là Draisienne (xe của Drais) và nó đã được nhiều người hoan nghênh.

Sáng kiến lắp thêm pêđan cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux, thợ đóng xe ở Paris. Vào năm 1865, khi phải sửa chữa một cái Draisienne, họ đã lắp cho nó một chỗ để chân, mô phỏng tay quay của máy quay tay của họ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị, bicycle (xe đạp).

Bicycle vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép.

Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Sáng chế này kèm theo các cải tiến ở khung, đùi, đĩa, pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, J.K. Sartley cho bánh trước có cùng đường kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép.

Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao su.

Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp làm cho bánh có thể tháo lắp được.

Năm 1920, việc áp dụng các hợp kim nhẹ đã giảm trọng lượng của xe được rất nhiều.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954, người Việt Nam đã cải tiến xe đạp thành xe đạp thồ, một phương tiện vận chuyển quan trọng góp phần làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ. Mức chở cao nhất của xe đạp thổ là 352kg/chuyến.

Năm 1973 xe địa hình được chế tạo ở California.

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữa thăng bằng nhờ định luật bảo toàn mômen quán tính.

Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu.

4 nhận xét:

  1. Bác ơi, cháu có một kinh nghiệm, tuy hơi buồn cười một tí nhưng cũng liên quan đến sức khỏe. Kinh nghiệm đi bộ trên ma trận phố xá Hà Nội: Dẫu biết cho tay vào túi quần là oách đấy, nhưng không nên khi đi bộ trên đường, nhất là lúc sang đường; càng không khoác tay nhau. Mục đích là để tự vệ ạ. Nhỡ chẳng may có thanh niên nào đi ẩu hoặc gã rượu chè đâm phải, ta còn đôi tay để chống đỡ.

    Cháu chúc bác khỏe mạnh, an toàn khi đi bộ và đạp xe trên đường

    Trả lờiXóa
  2. Cháu nói đúng lắm. khổ 1 nỗi là buổi tối dù đi bộ hay đạp xe quanh Hồ Tây cái đầu cứ hết quay fải lại quay trái mới bực chứ.hìhì...
    Cám ơn cháu đã nhắc nhở, chúc cháu vui.

    Trả lờiXóa
  3. "hết quay fải lại quay trái" -->Bác ngắm các cô!? Với style của bác, cháu tin dù thời thanh xuân hay bi giờ chắc vẫn nhiều cô.......xin chết lắm :D:D

    Trả lờiXóa
  4. Cháu chỉ dc cái nói đúng! Nhưng 'ôi thời oanh liệt nay còn đâu'!!!
    Lần đầu tiên tối qua bác đạp cái xe cà khổ trọn 1 vòng ven Hồ Tây, (thấy nhiều chỗ chưa bao giờ đi qua), dù fải 'quay trái quay fải' cũng hết 1 tiếng 15 fút (kể cả đường về nhà).

    Trả lờiXóa