Luận về cai trị (sơ lược).
Bác cũng 'thức khuya cùng đất nc' nhỉ.
Bài hay, phân tích tường minh, cụ thể. Tôi đã nghe và hiểu
điều này từ lâu, tổng quát lên có thể tóm tắt như sau (chắc bác đã biết):
Các thể chế trên thế giới chỉ có 2 kiểu cai trị: Pháp trị
(PT) và Đức trị (ĐT). Nôm na chỉ cần hiểu thế này cũng đủ mệt:
PT là cai trị (đất nước) bằng pháp luật, điển hình là Mỹ,
Anh, Đức, Nhật, Thái, Tây Âu, Nga, ... , nay Đông nam á có thể sắp thêm Myama
(kg nhớ lắm) ... (mặc dù 1 số nc ấy vẫn tồn tại Vua (nữ hoàng cg là vua, họ vẫn
để là do truyền thống), nhưng chỉ làm vì, kg quyền hành. Đứng đầu là tổng thống
hay thủ tướng. Từ tổng thống cho đến dân thường đều 'sống và làm việc theo pháp
luật', kể cả xử án, ai cũng như ai.
ĐT là cai trị bằng cái Đức của người đứng đầu,
(thường hiểu là Vua và kể cả kg có vua mà lại là như có vua), được hợp thức hóa
bằng nhiều hình thức. Điển hình là TQ, Triều tiên, ... (Cu ba đang trên đường tẩu
thoát!). Sự may mắn hay đen đủi (Trịnh Công Sơn dùng chữ Long đong), cho đất nc
nào đều fụ thuộc vào cái Tầm, cái Đức của người đứng đầu nc ấy. Và đương nhiên
tòa án cũng cùng số fận.
Chắc Hớn đã xem film Philadelphia? (giải nhất Osca năm..., do Tom Hank thủ vai chính). Mình thích nhất lời kết ở cuối film: "...trong thế giới loài người, chân lý luôn luôn thuộc về kẻ mạnh, pháp luật chỉ mang lại cho chút ít công bằng cho kẻ yếu..."
Trả lờiXóaMột chính khách nổi tiếng thời cổ đại La Mã, Cicero đã nói: Tất cả chúng ta đều là nô lệ của luật pháp để tất cả chúng ta đều được tự do.
Theo Quốc, Hớn cần phân biệt sự khác nhau giữa Pháp Trị và Pháp Quyền:
Trả lờiXóa- Pháp Trị là sự cai trị bởi pháp luật (như Hớn nói trên), tiếng Anh là Rule by Law,
- Pháp Quyền là sự cai trị của pháp luật, tiếng Anh là Rule of Law).
Pháp trị xuất hiện rất sớm, được các nhà nước phong kiến cổ đại La Mã, Trung Quốc (Thương Ưởng, Lý Tư... đời Tần...). Giai đoạn này, cả 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm đều tập trung trong tay nhà vua, hoàng đế, lãnh chúa..., vì vậy nhà nước phong kiến trong giai đoạn này được gọi là nhà nước phong kiến tập quyền hay toàn trị.
Ví dụ, cách vua sử dụng 3 quyền:
1/ lập pháp: vua (con trời (thiên tử)) và hoàng tộc, nằm trên pháp luật không chịu sự điều chỉnh của pháp luật...;
2/ tư pháp: xử trảm bất kể thần dân nào theo ý muốn ngài, (vua bảo chết mà không chết là phậm tội bất trung).
3/ hành pháp: ngoại giao, bổ nhiệm quan lại, quản lý xây dựng đất nước, thu tô thuế...
[Một ông vua của nhà nước phong kiến tập quyền, phải có tài, có tầm và đức (mới áp dụng được Đức trị) mới trở thành động lực thúc đẩy để đất nước phát triển]. Nếu không, mà lấy tiền bạc đóng thuế của dân để phục vụ cho ăn chơi trụy lạc, xây dựng cung đình sa hoa tốn kém..., thì sẽ có ngày lên đoạn đầu đài bởi các cuộc khởi nghĩa của thần dân... Tóm lại, cuộc đời của 1 ông vua có thể như thế này: quyền hạn là vô định, hưởng thụ là vô cùng (bao nhiêu gái đẹp, cung tần mỹ nữ...), nghĩa vụ và trách cực kỳ nặng nề, có thể phải đổi bằng tính mạng...
Phải đợi đến thế kỷ 17 thuật ngữ pháp quyền mới được hình thành ở châu Âu (hình như ra đời ở nước Anh). Theo đó, 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp mà trước đây tập trung trong tay nhà vua phải được chia ra cho 3 cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nắm giữ, đó là Quốc hội (quyền lập pháp), Chính phủ (quyền hành pháp), Tòa án (quyền tư pháp). Nội dung then chốt trong khoa học nhà nước về nhà nước pháp quyền này là 3 quyền trên phải độc lập với nhau, gọi là Tam Quyền Phân Lập.
Đối với các nước vẫn còn duy trì chế độ phong kiến, thì quyền của vua cũng bị thu hẹp lại đáng kể, hầu như chỉ thấy nhà vua làm công tác từ thiện, phát triển các dự án nhà vua do tiền của nhà vua và của thần dân cung tiến, hoặc ân xá tội phạm (quyền tư pháp)... Tên gọi của các nhà nước này là: Nhà nước Quân chủ Lập hiến, và là một nhà nước dân chủ, tam quyền phân lập.
Các nước dân chủ đã xóa bỏ chế độ phong kiến, được gọi là các nước Cộng hòa, và đương nhiên theo đuổi mô hình dân chủ: nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập.
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước pháp quyền nhưng tam quyền không phân lập, nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không độc lập với nhau, mà có sự phân công nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đến đây, mời các bạn đọc đoạn tron [...], và nhớ phải thay từ Ông Vua bằng từ Đảng.
Bác nói như sách (lý thuyết), mà đã như sách thì đâu chả có, và khỏi cần đưa lên đây, nếu kg muốn nói: khỏi cần đọc. Thực tế thế nào mới là quan trọng. Có lẽ bài tôi viết thiếu cái gì đó khiến người đọc nghĩ lạc hướng. Tôi tưởng đọc qua 1 cái là biết tác giả định nói gì rồi! Lý luận rất sát thực tế, dù là dùng ngôn ngữ đầu thế kỷ 20. (Đây là lý luận của Cụ Phan Châu Trinh với chủ trương gì thì chắc mọi người đều biết).
Xóa