Từ: xuan thu
<thungxuan@gmail.com>
Tới: danphothuong@yahoo.com.vn
Đã gửi 16:49 Thứ Bảy, 14 tháng 7
2012
Chủ đề: gửi cho "thỏ
đế"
Ông Hớn thân
Nếu né tránh chín trị ông chỉ là
một "thằng hèn" không hơn không kém. Vậy ông mở BLOG để lamf gì
???????... ÔNG ăn cơm của dân, Đảng cũng đang
ăn cơm của dân sao ông lại không đứng về phía nhân dân.. hãy từ từ bỏ tư
duy sai lầm "đảng đem lại cơm no áo ấm cho dân" mà chính dân đã đem
lại nhà lầu xe hơi cho bọn chúng nó (bầy sâu).
Tôi không tham gia đâu vì cái
tiêu chí không đè cập đến chính trị ... đến thế kỷ 21 mà các ông vẫn vô, cảm ấu
trĩ về chính trị ( nói theo Nguyễn Quang Lập) chán "đéo" chịu được.
CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ?
Thỉnh thoảng tôi tự hỏi rằng mình
có nên tiếp tục viết về đề tài chính trị chăng? Đối với nhiều người , chính trị
có vẻ như là một vấn đề quá lớn lao-điều mà thường không dành cho những người
còn quá trẻ. Mặc dù có nhiều người chia sẻ với
tôi, nhưng cũng không ít người cho rằng tôi không nên đi sâu vào đề tài
này vì rằng những gì tôi đã viết có vẻ như không xuất phát từ một cái đầu của
con bé hai mươi lăm tuổi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi rằng chính trị có
phải chăng là một miền tri thức và lĩnh vực hoạt động chỉ dành cho các chính
trị gia chuyên nghiệp hoặc ít ra cũng là dành cho các bậc trưởng thượng?!
1/ Những biểu hiện tiêu cực của
chính trị
Lúc nhỏ khi vẫn còn là một cô bé
con, trong đầu óc mơ hồ của tôi, chính trị là một cái gì đó rất phức tạp và
nguy hiểm, nó làm mỏi trí nghĩ của những người không chuyên và rằng chính trị
là ấu trĩ, là phiêu lưu, là cực đoan, là “bẻ gậy chống trời”. Vì cuộc sống của
gia đình tôi đã bị đẩy vào tình trạng cực kỳ tồi tệ sau cái bản án “chính trị
phạm” mà nhà cầm quyền đã tuyên cho ba tôi. Chính trị là cái gì, làm sao nó tốt
đẹp được trong khi người ta dùng nó để đày đọa con người đến chỗ khốn cùng và
có thể là đến cái chết?!
Lớn lên chút nữa, tôi mang vào
tâm trí ngây thơ của mình những cuộc tranh giành quyền lực, những cuộc đổi thay
triều đại đẫm máu trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Hoa và Liên Xô “thành
trì xã hội chủ nghĩa” qua những trang sử tan tóc. Tôi thực sự cảm thấy hãi hùng
về cái cách mà con người đối xử với nhau nhân danh chính trị .
Chúng ta vẫn nghĩ rằng làm chính
trị là mua bán đổi chác (kể cả quê hương đất nước) để thủ lợi cho riêng mình
hay cho phe nhóm của mình nhưng lại nhân
danh những lý tưởng cao quý….Ví như việc
hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc ruột thịt đã được động viên nhân
danh ý thức hệ và “lòng yêu nước” của
những người cộng sản để rồi tiến vào miền Nam gieo chết chóc tan thương thực tế
chỉ để phục vụ cho mưu đồ quyền lực của một nhóm nhỏ người lãnh đạo….Trong cái
trí nghĩ non nớt của tôi và có lẽ cũng là của biết bao bạn trẻ khác đầy cảm
giác sợ hãi và ghê tớm chính trị.
Trong chương trình đại học, chúng
tôi được dạy rằng Nhà nước ra đời từ một xã hội có các giai cấp mâu thuẫn đối
kháng nhau, là một tổ chức đặc biệt do giai cấp thống trị sử dụng để tổ chức và
thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình.Và rằng chính trị là hoạt động liên
quan đến quyền lợi giai cấp, dân tộc, quốc gia và xoay quanh một vấn đề trung
tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước. Từ những hiểu biết đó, bao
thanh niên Việt Nam thường có cảm giác bất an khi đề cập đến chính trị, đến nỗi
nếu có ai đó muốn khẳng định mình “tốt đẹp” thì người đó phải chứng minh rằng
mình không quan tâm, không dính dáng gì đến chính trị vì chính trị là hoạt động
của những kẻ đầy dã tâm, là “kẻ thù giai cấp”.
Và gần đây những vụ án chính trị
xảy ra liên tiếp ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi bắt đầu thế kỷ 21 đến nay mà
nhà cầm quyền sử dụng hết công suất những phương tiện truyền thông đại chúng để
bêu riếu, hạ nhục những con người yêu nước, tô vẽ họ như những nhân vật “bất
hảo”, kẻ thù của dân tộc như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài,
luật sư Lê thị công Nhân. Nhà cầm quyền
Việt Nam với những ưu thế của mình (một thứ ưu thế bất công) đã chụp lên đầu
những nhà hoạt động dân chủ này những tên gọi khủng khiếp làm cho những ai thiếu
thông tin (nhất là những người trẻ ) hoảng sợ, và không ít người có một cái
nhìn ngờ vực, khó hiểu về những con người cao quý này; làm cho họ hoài nghi
không dám tin vào bất cứ điều gì cao đẹp.
Từ cuối năm 2010 đến nay, nhà cầm
quyền VN siết chặt vong kiềm tỏa đối với trang mạng xã hội Facebook, vậy là
nhiều người đã lên tiếng đỗ lỗi cho những ai
bàn đến vấn đề chính trị: “Nếu các người không bàn đến chính trị thì sao
người ta phải chặn Facebook, làm ảnh hưởng đến cả chúng tôi?” Và rằng mỗi khi
có ai bức xúc lên tiếng chỉ trích, phê phán nhà cầm quyền thì liền bị cho là
“những kẻ ăn khoai lang mà bàn chuyện quốc gia đại sự”. Chúng ta nhận thấy rõ
ràng một sự từ chối thẳng thừng từ đại đa số người dân đối với vấn đề chính
trị. Nó trở thành vấn đề nhạy cảm không
chỉ bởi khi đề cập đến nó anh sẽ “khó sống” mà còn bởi người ta muốn khẳng định
mình là người con người trong sáng, bình dị, đợn giản và không có tham vọng.Tôi
từng nghe nhiều người bạn nói không thích chính trị vì chính trị là xảo trá và
chính trị gia là những kẻ khốn nạn.
Hôm nay, tôi viết bài này mong
đưa ra một vài ý kiến khã dĩ để ủng hộ cho chính trị (kể cả những người hoạt
động chính trị của các tổ chức ,đảng phái và những người chỉ có bày tỏ một thái
độ chính trị) trước sự chối bỏ của mọi người và cũng nhằm tạo sự chính danh và
một căn bản đạo đức cho những ai đã, đang và sẽ bàn luận và hoạt động về chính
trị.
2/ Hai quan điểm lý luận khác
nhau về chính trị
Từ “chính trị” có lẽ được nhắc
đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle-một triết gia Hi Lạp cổ
đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng
của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận). Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn
đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được tiếp cận bởi các
triết gia khác như Khổng Tử, Plato….Dù Aristotle đã khẳng định con người là
động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có
quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị
tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái! Vì thế chính trị ở đây
có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản
lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là Khoa học giành và
nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Dưới nhãn quan này đại
bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi chính trị. Rồi khi có được
quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục
ruỗng trong bộ máy lãnh đạo và bao nhiêu vấn nạn quốc gia mà hậu quả của tất cả
vấn đề này đổ cả lên đầu người dân.Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một
thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống
bình dị của người dân.
Nhưng nền văn minh nhân loại đã
bước qua một trang mới hoàn toàn khác, cùng với sự ra đời của nhiều luận thuyết
cổ vũ cho chủ nghĩa tự do. Mà một sự cổ vũ to lớn cho lý tưởng này là sự ra đời
của một nhà nước hiến pháp đầu tiên trên thế giới-Nhà nước Mỹ. Từ đây cả thế
giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản chất của Nhà
nước, rằng nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là một
tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được
sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban hành
(luật pháp không trái với đạo đức và luân lý); và rằng quyền lực chính trị đó
không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực
tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ). Dưới nhãn quan triết học
này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã
hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền
lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người
dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo. Như vậy người dân mọi
thành phần có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị quốc gia bằng
những hoạt động xã hội cụ thể của mình; quyền tự do báo chí cho phép người dân
phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn đề của quốc gia; hơn nữa mọi công dân đủ tiểu chuẩn pháp quy
đều có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Từ
nay chính trị chẳng còn là vương quyền cha truyền con nối, cũng chẳng còn là
đặc quyền của những người thuộc tầng lớp quý tộc.
3/Thái độ và hành động của chúng
ta
Chúng ta đã từng gán ghép cho
chính trị những đặc tính tiêu cực. Chính trị chỉ là một thiết chế do con người
tạo ra. Con người không hoàn hảo và đặc biệt là luôn tư lợi nên quyền lực chính
trị luôn dễ bị lạm dụng. Xa lánh và căm ghét chính trị không phải là thái độ
tích cực, chúng ta cần thiết nhận ra rằng điều duy nhất chúng ta có thể làm
được đó là tạo lập một cơ chế vận hành mà ở đó người lãnh đạo dù chẳng phải là
con chiên ngoan đạo của Chúa Jesus, cũng không phải là một tín đồ Phật giáo
thuần thành thì anh ta cũng không dám làm những việc đi ngược với lợi ích nhân
dân.
Đến nay, lý tưởng tự do dân chủ
đã trở thành một giá trị phổ quát toàn cầu. Vì những giá trị lý luận và thực
tiễn không thể chối bỏ của nó trong hệ thống chính trị quốc gia nói riêng và
trong việc thăng tiến nền văn minh nhân loại nói chung, ngày nay khắp thế giới
người ta tung hô nó, nhân danh nó. Ngay cả những tên độc tài cũng cố gắng tổ
chức những cuộc bầu cử hoành tráng. Bởi sự thắng thế của quan điểm triết học
theo chủ nghĩa tự do như đã nói trên, nên dù có lý luận thế nào chúng ta cũng
không thể phủ nhận sự cần thiết và chính danh của việc tham gia vào sinh hoạt
chính trị của mọi tầng lớp nhân dân.Tôi trao quyền cho anh thì tôi phải có
quyền kiểm soát anh, tôi phải được biết anh làm gì và làm như thế nào với quyền
lực đó. Còn nếu như anh nói anh đã cướp được chính quyền từ tay ngoại bang thì
anh muốn hành xử thế nào cũng được thì chính anh đã khẳng định mình là một tên
cướp. Chúng ta-những người dân thường trao quyền cho họ rồi cứ để họ làm gì thì
làm, chà đạp lên quyền làm chủ, phủ nhận
quyền tự do và phẩm giá của chúng ta thì chúng ta có khác gì những người nô lệ
bán mình vô điều kiện cho chủ nô?!
Từ lúc sinh ra, cuộc sống của
chúng ta đã được định hình, chúng ta mặc nhiên nhận lãnh vào mình một phần
trách nhiệm đối với quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Chúng ta khép mình vào
một trật tự chung của xã hội. Tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta đều liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính trị. Bạn nghĩ là bạn tảng lờ đi thì chính
trị nó không chạm được vào cuộc sống của ban sao? Dù bạn có ý thức được hay
không, có chấp nhận hay không, khi bạn là một thành viên của một cộng đồng
người sống dưới sự cai quản của một tổ chức mang quyền lực Nhà nước thì tất tần
tật mọi thứ trong cuộc sống của bạn không thể tránh khỏi ảnh hưởng của nền
chính trị. Vì thế cứ lặng im, mặc cho kẻ cầm quyền lộng hành chính là chúng ta
đã “giao trứng cho ác”, chúng ta đã tự nguyện khoán trắng cuộc sống và tương
lai của chúng ta cho những kẻ chẳng ra gì. Vậy chúng ta đã thật sự làm chủ và
có trách nhiệm đối với chính cuộc sống chúng ta chưa?! Trong bài này, tôi không
muốn nhân danh Tổ quốc, dân tộc nữa, tôi muốn nhân danh cuộc sống của chính tôi
để khẳng định rằng tôi và mọi người dân Việt Nam có quyền tham gia chính trị,
không phải để trở thành ông nọ bà kia mà
để đảm bảo cho xã hội phát triển theo xu hướng tích cực vì lợi ích trước
mắt và lâu dài của tất cả chúng ta, để ngăn chặn kẻ cầm quyền không đưa cả dân
tộc trong đó có chúng ta đến bờ vực. Chúng ta có tư cách để ít nhất là có thể
bàn về chính trị nhằm mưu cầu một cuộc sống tự do, sung túc và an ninh với tất
cả phẩm giá con người.
Thay cho lời kết, tôi muốn nhắn
nhủ rằng nếu bạn chối bỏ chính trị rồi có ngày bạn sẽ hối hận vì điều đó. Nếu
bạn không sợ hãi, không lo lắng cho an ninh của bản thân và gia đình thì mọi
lúc mọi nơi bạn luôn có thể bàn về chính trị với một sự tự tin rằng bạn là chủ
thể của quyền lực Nhà nước, bạn tham gia bàn bạc và thực hiện các quyền chính
trị là để thúc đẩy tiến bộ và phúc lợi xã hội. Đừng sợ hãi trước những cáo buộc
của người khác rằng chính trị không dành cho bạn và chính trị là khốn nạn hay
nghiêm trọng hơn là ”phản động”.Thực hiện các quyền chính trị tức là bạn đã làm
trách nhiệm công dân; phơi bày và phê phán những xấu xa của nhà cầm quyền là
biểu hiện của tinh thần trách nhiệm; lên tiếng cổ vũ cho tự do dân chủ là một
hành vi cụ thể của lòng yêu nước.
Huỳnh Thục Vy
Nguồn: Đàn Chim Việt
Trả lời:
Chào Thu.
Cậu chụp mũ nhau rồi Thu ơi. Tớ kg trách
cậu đâu. Nhưng 'né tránh' CT kg có nghĩa là kg đứng về fía nhân dân (dùng từ của
cậu). Còn đảng đem lại cho ai cái gì và dân ta đem lại cho ai cái gì mọi người
trong k ta ai cũng thừa biết hết. Có điều mỗi người có suy nghĩ và cách hành
động riêng của mình, đó là tự do, ta kg thể áp đặt cho nhau được. Cậu suy nghĩ
và hành động thế nào đó là quyền của cậu, tớ có trách cậu đâu!
Cái gốc rễ để Thu giờ khác Thu xưa là ở chỗ: Thu giờ đọc, nghe mà thiếu fân tích, quên đem kiến thức triết học, logic học mà các thày đã dạy cho mà áp dụng vào việc tìm hiểu những vấn đề cụ thể. Ví dụ: cậu kg fân biệt tổ chức đảng với những thành viên trong nó. Đó là 2 fạm trù khác nhau, tuy liên quan mật thiết với nhau. Nói cụ thể hơn, khi fân tích 1 vấn đề nào đó có liên quan đến Đảng CSVN, thì tổ chức đảng là 1 đối tượng, khác hoàn toàn với đối tượng thứ 2 là những đảng viên trong tổ chức đảng ấy. Chỉ có con người (là đảng viên) làm sai lệch Tôn chỉ mục đích ban đầu của đảng, làm mất uy tín của Đảng chứ tổ chức Đảng với mục đích do Trần Phú đưa ra tớ thấy kg có gì sai cả, đó là giành độc lập tự do về cho dân tộc, cơm no áo ấm, HP cho dân. Chỉ có đảng viên làm sai, đảng viên tham nhũng chứ bản thân Đảng thì kg. Chỉ có đảng viên lợi dụng đảng, làm nhọ đảng chứ vốn dĩ đảng là trong sáng. Vì vậy việc cậu cho đảng 1 fía, (chữ cậu dùng) dân 1 fía cần fải xem lại. Cùng lắm cậu để dân 1 fía, những đảng viên xấu (nói cho gọn) 1 fìa còn có thể nghe đc.
Còn việc tớ mở blog là mở cho toàn bộ anh chị em k ta, kg fải của riêng tớ. Càng kg fải để đánh bóng mình. Nó khác các blog cá nhân khác. Blog cá nhân thì ta nói gì, viết gì tùy ta. Còn blog tập thể như cái ta đang có thì fải tập trung được những chủ đề đc nhiều người quan tâm nhất và fải chọn những chủ đề sao cho càng nhiều người tham gia càng tốt và đặc biệt là kg làm fiền cho bất kỳ ai. Cậu thừa hiểu như thế mà.
Còn việc tớ mở blog là mở cho toàn bộ anh chị em k ta, kg fải của riêng tớ. Càng kg fải để đánh bóng mình. Nó khác các blog cá nhân khác. Blog cá nhân thì ta nói gì, viết gì tùy ta. Còn blog tập thể như cái ta đang có thì fải tập trung được những chủ đề đc nhiều người quan tâm nhất và fải chọn những chủ đề sao cho càng nhiều người tham gia càng tốt và đặc biệt là kg làm fiền cho bất kỳ ai. Cậu thừa hiểu như thế mà.
Thu ạ, cứ thấy blog 'né tránh' CT mà đã cho
là vô cảm e hơi nóng vội. Blog né tránh khác và rất khác tư tưởng của mỗi người
né tránh hay kg. Tớ xin nhắc lại, chủ đề tư tưởng của blog tập thể có nhiều điểm chung và cũng fải có cái khác tư tưởng
(cái đầu nghĩ suy) của mỗi người riêng biệt, vì ai cũng có khoảng riêng của mình mà. Hơn nữa, cậu thừa biết từ cổ chí kim có vĩ nhân nào làm CT mà kg mưu mẹo. Gia Cát Lượng vì sao đc người đời ca ngợi! Còn cứ 'ăn to nói lớn', máu Trương Phi hỏi có ích gì hay chỉ tổ để thiên hạ cười chê. Cậu rất nhiệt
tình, hảo hán mà sao chưa thấy blog nào đăng bài của cậu nhỉ?! Và cả Nhận xét ở các blog
cũng chưa thấy tên cậu thì fải, hay cậu chọn Nặc danh!
Chuyện có ấu trĩ CT hay kg, hoặc ấu trĩ
đến mức nào theo mình còn tùy thuộc vào nhận thức và cách hành xử có văn hóa
hay không của từng người. Đại trượng phu thì bình thản, nhũn nhặn, kẻ tiểu
nhân thì nóng vội, thô thiển. Điều này cậu cũng biết.
Và cậu cũng biết 1 trong tính xấu
nhất của người Việt là thói hợm hĩnh. Cậu vào Gúc đọc hết cả rồi, chắc thế.
Thói hợm hĩnh mà làm CT thì gây hậu quả tai hại đến mức nào, cậu cũng thừa
biết.
Theo tớ, cậu kg cần fải rao giảng về CT
cho bất kỳ ai trong k mình cả, vì nói thật tớ đi guốc trong bụng cậu từ lâu
rồi. Cậu vừa nói 1/5 câu tớ đã biết cậu định nói gì và đều là 'xưa như trái
đất'. Mọi chủ đề, thậm chí mọi chủ thể (đối tượng) mà cậu đã nói, mọi người ai cũng biết từ lâu, chỉ khác nhau ở chỗ Hành Xử. Chỉ có cậu tự cho và tưởng là vĩ đại và muốn gào lên thật to!
Tạm trao đổi vài điều với tinh thần bạn
bè thẳng thắn, cởi mở, nói xong là xong, kg để bụng. Cậu gọi mình là thỏ đế, là hèn hay
là gì cũng được, vì đó là tính cách của cậu. Nhưng riêng câu cậu mắng (nếu kg muốn nói là chửi): "ông ăn cơn của dân" thì kg bao giờ tớ tha thứ cho cậu, vì đó là câu chửi mạt hạng vào loại tột cùng của mạt hạng, chỉ dùng để chửi chó. Đến như Chí Phèo, dù có chửi cả bố mẹ mình, cũng kg bao giờ dùng! Cậu đã quá xúc fạm tớ. Còn việc cậu có hay kg tham gia
blogk14 cũng kg có gì quan trọng.
Cám ơn sự đóng góp ý kiến của cậu.
Chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh
phúc.
Thân, 22: 05 – 14/7/2012
Nguyễn Văn Hớn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét