17 thg 10, 2012

Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tý và Dư Âm Tuổi Già

Tôi ghé thăm nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào buổi chiều cùng ngày trước khi trở lại Hoa Kỳ.  Đối với hầu hết người Việt tại hải ngoại, họ chỉ nghe đến tên ông qua tuyệt phẩm Dư Âm. Họ không biết ông có những tác phẩm khác.

Riêng tôi, nhiều năm về trước muốn biết tác giả Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ, Một Khúc Tâm Tình..., Dáng Đứng Bến Tre.   Không ngờ ông cũng chính là tác giả Dư Âm!   

Lần đầu biết đến nhạc của ông, giữa đêm khuya trên sân vườn hoang vắng, người bạn hát bài Kẻ Gỗ.  Ba chúng tôi đứa bắc, đứa nam, đứa trung.  Cả ba là dân vượt biên lại xúc động cực cùng trước lời ca nặng âm hưởng Nghệ Tĩnh.   Chúng tôi ngưỡng mộ người nhạc sĩ tải được giọng điạ phương vào nốt nhạc của mình. Lời ca, lời nhạc thắm đượm tuổi trẻ, tình người dành cho quê hương.

Tôi tới thăm ông, không hẹn trước để biết cuộc sống thường nhật như thế nào.  Trong căn nhà nhỏ 94/19 Trần Khắc Chân, Q1, HCM, cuộc sống ông rất khó khăn nghèo nàn.  Ông đã trải qua hai cơn tai biến, đi đứng cần có dụng cụ hỗ trợ.  Đã trên 80, tai ông không còn nghe rõ âm thanh nên không còn sáng tác, tuy nhiên giọng nói ông vẫn còn trầm mạnh, trí tuệ minh mẫn.  

Trong suốt hơn một giờ chuyện trò cùng ông, qua nhiều đề tài, điều làm tôi buồn chính là vấn đề tác quyền mà các trung tâm nhạc hải ngoại không đoái hoài  tới.  Những trung tâm lớn như Thúy Nga, Asia đã xử dụng nhạc của ông rất nhiều trong mấy mươi năm qua.  Nhất là cuốn Asia 55, bên cạnh hát nhạc còn đăng cả phóng vấn, hiệu đính theo chủ trương chính trị của họ.  Thế nhưng theo lời ông:  các trung tâm này chẳng đoái hoài đến ông.

Tôi thật sự không hiểu các trung tâm tại hải ngoại chi tiền triệu usd để sản xuất những chương trình vĩ đại như thế, o bế phỏng vấn ông như thế lại phủ phàng với ông đến thế!  

Hiện ông sống nhờ vào tiền  do một hội bảo vệ tác quyền thu được từ các chương trình trong nước, ngoài ra là sự giúp đỡ khi có khi không  từ người mến mộ, các cơ quan, hội thiện nguyện.  Tuổi già ông hiện sống trong bịnh tật, nghèo khó.

Nghe ông kể về cảnh ngộ, tôi xin phép ông quay phim bằng máy chụp hình.  Đoạn phim chi có 3 phút sẽ cho chúng ta biết rõ những phi lý, bất công như thế nào, và ông nghèo khó cần giúp đỡ ra saọ.  Hy vọng sẽ có nhiều người biết về hoàn cảnh và giúp đỡ thêm cho ông.

Gởi tặng ông món quà nho nhỏ, chút ít tịnh tài. Chia tay ông, tôi rời VN với lòng nặng chĩu.  Định công việc đầu tiên là tải đoạn phim lên mạng nhưng máy computer dùng để hiệu đính phim bị hư nên mãi đên 1 tháng sau tôi mới thực hiện được.  Xin thành thật tạ lỗi cùng ông.

Đây là đường link dẫn đến đoạn phim 3 phút:  http://www.youtube.com/watch?v=NiFHMRZa6SU
 
Huyền Lam
Chuyến đi VN - tháng 7-2011

Đường link đến một số nhạc phẩm của Nguyễn Văn Tý:

Dư Âm
Người đi xây hồ Kẻ Gỗ
Mẹ Yêu Con
Cô Nuôi Dạy Trẻ
Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tĩnh
Dáng Đứng Bến Tre

4 nhận xét:

  1. Mình cọp y chang bài này của Huyền Lâm đặng fục vụ những ai quan tâm đến NS NVT, đặc biệt giành tặng Hoàng Trinh, người hồi nhỏ đã từng đc gặp NS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ lâu mình đã rất thích những ca khúc của NS NVT. Có những lúc mình đã tự hỏi vì sao NSNVT lại có được những ca khúc mang đậm chất dân ca miền Trung hay đến như vậy ,mặc dù ông ko sinh ra ở vùng đất này. Hóa ra là như vậy,cám ơn HT đã cho mình hiểu biết thêm về ông.
      Rất mong những người có thẩm quyền hãy quan tâm,giúp đỡ ông trong lúc này. Đừng để một con người tài hoa như ông phải ngậm ngùi mang nỗi buồn đau về thế giới bên kia.

      Xóa
  2. Nhạc sĩ Văn Dung là người mê Thiền, nghe tiếng một ông sư chùa ở mạn Vĩnh Tuy ngộ Thiền sâu sắc liền cất công tìm để đàm luận, lần đầu tới không gặp, lần thứ hai tới phải chờ rất lâu ông ấy mới ra, từ chối đàm luận, chỉ nói ngắn gọn: Thiền là sự suy ngẫm im lặng của mỗi người. Suzuki cả đời ngộ thiền tới cuối đời lại giở chứng viết 3 cuốn Thiền luận dầy cộp thế là phá hết Thiền nghiệp. Văn Dung gặng hỏi thêm thì ông ấy nói: Ông là nhạc sĩ chắc biết ca khúc Dư âm của Nguyễn Văn Tý đó là thiền đích thực chứ đâu. Văn Dung giác ngộ liền quay về.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Dư âm' của Nguyễn Văn Tý là thiền đích thực! Có lẽ chẳng sai vì đa số người Việt bên Mỹ chỉ biết có 1 Dư âm của ông!
      Càng nghe càng đắm say, chìm trong những kỷ niệm ngày nào mà nay chỉ còn là những Dư âm để lại.
      Mặt khác, 'Thiền là sự suy ngẫm im lặng của mỗi người'. Vậy fải chăng khi tôi viết 'Một thời để nhớ', 'Làng tôi' tôi đã thoát khỏi Thiền mất rồi! (Tôi mới đọc qua Thiền, chưa tập lần nào kể cả trong tư duy và đã fải trả giá).
      Cảm ơn ông bạn của tôi!

      Xóa