8 thg 10, 2012

Nhớ người Thầy năm xưa

Gõ đại bởi honngv, 4/10/2012

Mình là dân kỹ thuật, viết ‘Báo cáo’ đề tài còn chưa nổi nên đâu giám ho he chốn văn trường. Nhưng hôm nay đọc bài “Con Người tự do” của Thùy Linh đăng trên blog Bưu Đoan mình lại nhớ đến người thầy khi xưa. Ký ức sống lại cùng ý nghĩ nên chăng hãy thử nhìn ‘Cải cách giáo dục’ dưới 1 góc rất hẹp này. Thế là liều gõ đại vài dòng, nhất là khi Hội nghị TW6 đang họp, chắc giáo dục được bàn tới.

Có thể nói cả cuộc đời học sinh fổ thông của mình, quãng thời gian học cấp II (1963 - 1966) là quãng thời gian để lại trong tâm trí mình nhiều ấn tượng nhất, đáng nhớ nhất, đặc biệt là nhớ về người thầy dậy bọn mình môn thể dục trong quãng thời gian ấy.

Thầy dạy và hướng dẫn tỷ mỷ từng môn từng động tác. Ví như xuất fát chạy 100 mét thế nào, có bàn xuất fát bằng gang hẳn hoi, kết hợp với thở thế nào, chạy các cự ly khác thì kỹ thuật ra sao, chạy tiếp sức thế nào, cách fối hợp đồng đội, kỹ thuật nhảy cao nhảy xa, kỹ thuật bơi (ra sông bơi luôn), kỹ thuật đá sút bóng, nhảy dây, xà đơn, xà kép v.v… Tất cả đều thực hành tại sân vận động. Thầy mời các đoàn vận động viên dụng cụ, kể cả nhảy ngựa, xà đơn xà kép, vòng treo về biểu diễn để bọn mình được trực quan. Thầy còn dậy cả nhạc lý. (Mình biết fân biệt nốt nhạc là từ hồi đó). Thầy làm được vậy bởi thầy muốn fát huy hết năng lực của mình, thầy được tự do thể hiện, tự do truyền đạt kiến thức. Giờ khi đi bộ, hay đạp xe mình vẫn giữ đúng nhịp thở như khi xưa thầy mình đã dậy.

Không riêng gì người thầy ấy, các thầy các cô khác dạy các môn khác, đặc biệt là 2 môn văn và toán (vì là 2 môn cơ bản) đều để lại trong mình những kỷ niệm đẹp, chẳng thể fai mờ. Ngày ấy giáo viên chỉ có lương là thu nhập duy nhất, không có dạy thêm, học thêm gì hết. Vậy mà các thầy cô dạy bảo chúng mình đâu ra đấy, đến đầu đến đũa. Sau này hỏi ra được biết vì các thầy cô yêu nghề, yêu bọn trẻ. Các thầy cô yêu nghề vì được tự do truyền đạt kiến thức theo giáo án riêng của mình, theo fong cách riêng của từng người, không bị gò bó theo một giáo án khuôn mẫu nào hết, và trên hết được fụ huynh, được xã hội tôn trọng (thực sự). Chúng mình cũng được tự do tư duy, tự do đưa ra các lời giải khác nhau. Cách giải nào hay đều được thầy cô hoan nghênh và cho điểm cao, không như bây giờ là cứ fải đúng đáp án. Mình còn nhớ có lần thầy dạy toán chữa 1 bài toán, sau khi thầy chữa xong, thằng bạn mình giơ tay lên bảng trình bày ngay 1 cách giải khác. Thầy thấy hay, ngắn hơn, tường minh hơn cách của thầy, thầy liền bảo cả lớp cách giải của thầy trở thành tham khảo mà nên tư duy diễn giải như cách của thằng bạn mình. Cô dạy văn thì nhắc nhở, với mỗi đề văn fải đưa ra được càng nhiều luận điểm càng tốt. Trong mỗi luận điểm cần nêu rõ luận cứ của luận điểm đã nêu (căn cứ đưa ra luận điểm). Và cuối cùng là từ các tác fẩm nghệ thuật thơ, văn…, từ cuộc sống fải đưa ra được các luận chứng để chứng minh cho luận điểm đó. Cứ thế mà làm, không được lẫn lộn giữa chúng. Làm được như vậy tự khắc bài văn sẽ chặt chẽ, sáng sủa, đủ ý. Đó là điều kiện cần. Điều kiện đủ fụ thuộc vào vốn từ, cách diễn đạt của từng người. Thỏa mãn được cả 2 điều kiện ấy thì bài văn mới có thể gọi là hay được. Cố lắm bọn mình chỉ được điểm 3. (Ngày ấy chấm điểm 5).

Mình thấy các con mình ngày nay không được dậy bảo bài bản như thời bọn mình đi học ấy. Về kiến thức chúng fải nhăm nhăm học thuộc cái ngọn và lại fải đúng đáp án để đi thi, không được và không kịp fát huy trí sáng tạo. Thành thử thi xong là quên hết, không có gốc chứ không fải là mất gốc. Mà đã khi không có gốc thì gặp bất cứ vấn đề gì đều fải học lại từ đầu. Về văn hóa đạo đức chúng không tìm thấy gương gần nhất, đáng học nhất, nhiều khi là thần tượng của chúng là ở chính người thầy, vì chỉ 1 việc dạy thêm (để tăng thêm thu nhập) đã vứt đi hết uy tín, fong cách của người thầy. Tóm lại, chúng cũng không được tự do tư duy, tự do sáng tạo.

Một khi xã hội còn để người thầy không đủ sống bằng lương, còn không được tự do truyền đạt kiến thức, giáo dục còn bị chính trị hóa thì ‘Cải cách giáo dục’ chỉ là hình thức. Nói rộng ra, tự do fải được giải fóng, tháo khoán cho mọi người!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét