Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại
phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của
Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế
- xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình
hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không
phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Bà Doan đề nghị:
“Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu
kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn
sẽ thêm trầm trọng”.
Khó khăn ngày càng lớn
"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng
sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô
cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần
còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức
nào"
Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
“Dấu hiệu suy giảm
kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách
gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả
năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế
đánh giá.
Theo Chủ nhiệm Ủy
ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng
trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới
hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho
nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
Ba tháng đầu năm, số
lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng,
giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng
hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).
Thay mặt Chính phủ,
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh
tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập
của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số
lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở
mức cao.
Tăng trưởng tín dụng
có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết,
các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng
cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh
tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như
mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói.
Ông Nguyễn Xuân
Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức
đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh
nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh
tế khó khăn đến mức nào”.
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một
trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh
nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
...........
LÊ KIÊN
Nguồn: Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét