Chẳng biết đã đăng bài này chưa. Nhưng sắp đến ngày Ông Công Ông Táo và để đỡ kiếm tìm mình post lại bài này nhóe ! (Máy ai chưa cài font chữ Hán thì cài vào nhé).
SỰ TÍCH TÁO QUÂN
Cập nhật ngày 20 Tháng một 2009 -
09:15 AM
Có
nhiều sự tích Táo Quân:
Theo
Châu Lễ, Táo Quân là Chúc Dung.
Theo
Ngũ Kinh Di Nghĩa, Táo Quân tên Tô Cát Lợi.
Theo
Dũ Dương Tạp Trở, Táo Quân tên Ổi, đẹp như con gái.
Theo
Hoài Nam Tử, vua Hoàng Đế đặt ra việc nấu nướng nên khi chết hóa thành Táo
Quân.
Đó
là những truyền thuyết về Táo Quân ở bên Tàu, mỗi sách nói một khác, không
thống nhứt nhau.
Ở
Việt Nam,
sự tích Táo Quân chỉ có một:
Sự tích Táo Quân ở Việt Nam:
Ngày
xưa có hai vợ chồng nhà kia, chồng tên là Trọng Cao, vợ tên là Thị Nhi. Hai vợ
chồng ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sanh ra buồn phiền, hay cãi cọ
nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ.
Thị
Nhi quá ức lòng, liền bỏ nhà ra đi. Sau đó, Thị Nhi gặp một chàng trai tên là
Phạm Lang, khéo dùng lời dịu ngọt dỗ dành, nên Thị Nhi bằng lòng về làm vợ Phạm
Lang.
Khi
Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi, mà vợ thì đã bỏ đi mất rồi,
thương nhớ vợ, liền khăn gói lên đường đi tìm vợ, tìm khắp nơi mà không gặp,
lần lần tiền bạc đem theo đều tiêu xài hết sạch, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Ngày
kia, Trọng Cao đến ăn xin một nhà nọ, bà chủ đem cơm ra cho ăn. Trọng Cao nhìn
ra chính là Thị Nhi, vợ của chàng trước đây mà chàng đã khổ công đi tìm kiếm
lâu nay mới ra nông nỗi ăn xin thế nầy. Thị Nhi cũng nhận ra Trọng Cao, người
chồng cũ, nay phải lam lũ đi ăn mày.
Thị
Nhi rước Trọng Cao vào nhà, kể lể từ buổi giận hờn bỏ chồng ra đi, đến lúc gặp
Phạm Lang và lấy Phạm Lang làm chồng. Còn Trọng Cao cũng kể lại những ngày tháng
ân hận, rồi quyết tâm đi tìm vợ để mong nàng tha lỗi và trở về chung sống như
xưa. Thị Nhi cũng tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Bỗng
Thị Nhi nghe tiếng Phạm Lang trở về nhà. Thị Nhi nghĩ nếu Phạm Lang bắt gặp
Trọng Cao nơi đây thì thật khó giải quyết, nên bảo Trọng Cao tạm ẩn trong đống
rơm ngoài vườn để nàng thu xếp lo liệu sao cho được vẹn toàn.
Phạm
Lang trở về nhà là vì nhớ ngày mai tới kỳ bón ruộng mà chưa có tro, nên liền ra
đốt đống rơm để lấy tro. Trọng Cao trốn trong đống rơm, không dám chui ra nên
bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết, bởi sự sắp đặt
của mình, nên bi thảm quá, liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm
Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết thảm, cũng không biết tính sao,
liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Thế
là ba người đều bị chết cháy nơi đống rơm.
Linh
hồn của ba vị được đưa lên trước Thượng Đế. Đấng Thượng Đế thấy ba người đều có
nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi
việc bếp.
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi
việc nhà cửa.
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi
việc chợ búa.
Vậy:
Táo Quân gồm ba vị Thần: Thổ
Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
Ba Thần Táo nầy gọi chung là:
Định Phúc Táo Quân.
(Ba vị Thần Táo định đoạt phước
đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những
người trong nhà).
Danh hiệu của 3 vị Táo Quân là:
● Thổ Công: Đông Trù Tư Mệnh Táo
Phủ Thần Quân.
● Thổ Địa: Thổ Địa Long Mạch Tôn
Thần.
● Thổ Kỳ: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc
Đức Chánh Thần.
Bài vị thờ Táo Quân
Phải
viết bằng chữ Hán: trên hết là hai chữ BẢN GIA, kế dưới là danh hiệu của ba vị
Táo Quân.
本家
BẢN GIA
東廚司命
Đông Trù Tư Mệnh
灶府神君
Táo Phủ Thần Quân
土地龍
Thổ Địa Long
脈尊神
Mạch Tôn Thần
五方五土
Ngũ Phương Ngũ Thổ
福德正神
Phúc Đức Chánh Thần
Hai bên bài vị thờ Táo Quân
thường có đôi liễn:
有 德 能 司 火 Hữu đức năng tư hỏa,
無 思 可 達 天 Vô tư khả đạt Thiên.
Nghĩa là: Có đức trông coi việc
lửa, Vô tư có thể lên Trời.
Theo
tục lệ của người Việt Nam, hễ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) hằng
năm, nhà nhà đều lập một mâm cúng gồm: nhang, đèn, rượu, trà, bông, bánh, trái
cây, đặt nơi giữa sân nhà để cúng đưa Ông Táo chầu Trời.
Khi
Ông Táo chầu Trời, Ông Táo sẽ đem các việc xảy ra trong nhà trong một năm báo
cáo lên Thượng Đế, để Thượng Đế phán xét, ban phước hay gieo họa cho nhà đó
(!).
Sau
đó, đến đêm Giao thừa, cũng làm một mâm cúng tương tợ như vậy để cúng rước Ông
Táo trở về nhà.
Tục
lệ nầy hiện nay nhiều nhà còn giữ.
Đạo
Cao Đài chỉnh đốn tục lệ nầy bằng cách gọi là Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên,
thiết lễ cúng Tiểu đàn tại Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu vào lúc 12 giờ khuya
đêm 23 rạng 24 tháng chạp hằng năm.
Sau đó đến giờ Giao thừa, tức là
lúc 0 giờ ngày mùng 1 đầu năm, thiết lễ cúng Tiểu đàn: Rước Chư Thánh.
Lễ
Đưa Chư Thánh Triều Thiên là lễ cúng đưa tất cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật có
nhiệm vụ điều độ nhơn sanh nơi các cõi phàm trần, sau một năm làm việc nơi cõi
trần, nay trở về Ngọc Hư Cung cõi thiêng liêng để trình tấu với Đức Chí Tôn tất
cả các việc, và định chương trình cho năm sắp tới.
Lễ
Đưa Chư Thánh Triều Thiên có dâng sớ lên Đức Chí Tôn, với lòng sớ chép ra như
sau:
Kim
vì chung niên ...(Giáp Tý)... chi lễ, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, qui chầu
Thượng Đế tại Ngọc Hư Cung.
Chư
Thiên phong hiệp dữ thiện tín đẳng, nghiêm thiết đàn tràng, hương đăng hoa trà
quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ.
Ngưỡng
vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi minh tấu, Đức Chí Tôn bố hóa hồng ân, chuyển
họa vị phước, tập kiết nghinh tường, chuyển cuộc thế giới chiến tranh tão đắc
hòa bình, độ tận chúng sanh, giải thoát tai nạn đao binh thống khổ, phục hưng
Quốc Đạo, tiến hóa thạnh hành, phổ độ nhơn sanh, nhập vi môn đệ, vĩnh sùng
chánh giáo, vạn loại hòa bình, an cư lạc nghiệp, lập thành Minh đức, Tân dân, cộng
hưởng Nghiêu thiên Thuấn nhựt.
Chư đệ tử đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu,
Dĩ
văn.
Dịch nôm:
Nay
vì lễ hết năm ...(Giáp Tý)..., các Đấng Phật Tiên Thánh Thần trở về chầu Đức
Chí Tôn tại Ngọc Hư Cung.
Các
Chức sắc Thiên phong hiệp với các tín đồ, nghiêm trang lập đàn cúng tế gồm:
nhang đèn bông trà trái cây, rượu tinh khiết, lập nên nghi thức, lòng thành
dâng lễ.
Ngưỡng
vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi tâu rõ lên Đức Chí Tôn ban bố hồng ân, đổi
họa làm phước, gom điều tốt, đón điều lành, xoay cuộc chiến tranh thế giới, sớm
được hòa bình, cứu giúp tất cả chúng sanh, giải thoát khỏi các tai nạn đau khổ
do chiến tranh gây ra, phục hưng nền Quốc Đạo Cao Đài, tiến hóa thạnh hành, phổ
độ nhơn sanh, nhập môn vào làm môn đệ, vĩnh viễn sùng bái chánh giáo, muôn loài
hoà bình, an cư lạc nghiệp, lập thành đời Minh đức Tân dân, cùng hưởng trời
Nghiêu ngày Thuấn.
Chư đệ tử đồng thành tâm cúi lạy kính cẩn dâng sớ tâu
lên. Kính trình.
Nhặt trên Net (quên mất nguồn roài, muốn thì vào Guc thấy ngay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét