Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ / 2014-05-14
Trước tình hình được cho là ‘nóng’ như hiện nay, những người trí thức
và quan tâm đến vận mệnh đất nước có những suy nghĩ thế nào về biện
pháp mà chính quyền cần tiến hành để đối phó, giữ vững ổn định cho đất
nước?
Ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra giải pháp:
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch sử, ngoại giao và pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra cái trước.
Trước tiên tôi muốn nói đến yếu tố lịch sử. Tôi cho rằng đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Cần phải bạch hóa mối quan hệ Việt- Trung, ít nhất tính từ thập niên 50- đó là lý do xuất hiện công hàm Phạm Văn Đồng, cho đến thập niên 90- Hội nghị Thành Đô. Ngay cả ông Nguyễn Cơ Thạch sau hội nghị đó đã phải thốt lên ‘một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu’.
Nói tóm lại, biện pháp thứ nhất phải trả lại sự thật cho lịch sử một cách khách quan, không thiên vị. Từ đó sẽ phơi ra (chắc chắn theo tôi) mỗi bên đều có lỗi - giới cầm quyền Việt Nam, giới cầm quyền Trung Quốc. Tôi cho rằng phải có đủ dũng khí để nhìn thẳng vào sự thật, và phía Việt Nam cần phải chủ động có kế hoạch xin lỗi lịch sử.
Từ đó tôi đưa đến biện pháp thứ hai là vấn đề ngoại giao. Từ lịch sử mà dám xin lỗi trước dân tộc Việt Nam, trước nhân dân Trung Hoa, lúc đó hình ảnh của Việt Nam mới được cải thiện, mới lấy lại uy tín. Lúc đó mới nói được việc tranh thủ tình cảm, sự ủng hộ của thế giới. Chứ còn như hiện nay, sự kêu gọi ủng hộ thế giới trong 10 ngày qua, những phát ngôn của các nước trong ASEAN, hoặc là Mỹ, Nhật… chỉ là những ngoại giao chừng mực, chung chung. Như vậy khi có đủ dũng cảm xin lỗi lịch sử một cách rõ ràng như vậy, tôi tin rằng phía nhà cầm quyền Trung Quốc buộc họ phải bối rối và có thể họ tạm thời ‘án binh, bất động’.
Có thể xảy ra hai tình huống: một họ sẽ suy nghĩ lại, và trong trường hợp tốt nhất họ sẽ ngồi xuống đàm phán với phía Việt Nam ... Trường hợp thứ hai, họ sẽ có những hành vi, hành động mạnh bạo hơn nữa; lúc đó chúng ta mới nói đến điểm thứ ba là pháp luật quốc tế. Khi mà chúng ta đã sử dụng pháp luật quốc tế là chúng ta đã trả lại sự thật cho lịch sử, chúng ta đã cải thiện được hình ảnh của Việt Nam qua ngoại giao, đối ngoại.
Đối với giáo sư Nguyễn Đình Cống thì dường như chưa thể có được những đổi thay như mong đợi của người dân Việt Nam lâu nay:
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lến thì phải có những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện. Nhân tố ấy phải xuất hiện từ trong đảng ...Nhưng lực lượng ấy hiện nay tôi chưa thấy manh nha xuất hiện gì cả...
Trong mấy năm qua, nhiều nhân sĩ- trí thức cũng như một số vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo lớn ở Việt Nam từng đưa ra những kiến nghị cho chính quyền Hà Nội. Đơn cử như Kiến nghị của Nhóm 72, Nhận định của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Công bố của Những Công dân Yêu nước… Tất cả nêu lên thực trạng của đất nước và những việc chính quyền phải làm để chấn hưng và phát triển. Tuy nhiên, những kiến nghị đó cho đến lúc này đều không được lắng nghe.
Ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra giải pháp:
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch sử, ngoại giao và pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra cái trước.
Trước tiên tôi muốn nói đến yếu tố lịch sử. Tôi cho rằng đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Cần phải bạch hóa mối quan hệ Việt- Trung, ít nhất tính từ thập niên 50- đó là lý do xuất hiện công hàm Phạm Văn Đồng, cho đến thập niên 90- Hội nghị Thành Đô. Ngay cả ông Nguyễn Cơ Thạch sau hội nghị đó đã phải thốt lên ‘một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu’.
Nói tóm lại, biện pháp thứ nhất phải trả lại sự thật cho lịch sử một cách khách quan, không thiên vị. Từ đó sẽ phơi ra (chắc chắn theo tôi) mỗi bên đều có lỗi - giới cầm quyền Việt Nam, giới cầm quyền Trung Quốc. Tôi cho rằng phải có đủ dũng khí để nhìn thẳng vào sự thật, và phía Việt Nam cần phải chủ động có kế hoạch xin lỗi lịch sử.
Từ đó tôi đưa đến biện pháp thứ hai là vấn đề ngoại giao. Từ lịch sử mà dám xin lỗi trước dân tộc Việt Nam, trước nhân dân Trung Hoa, lúc đó hình ảnh của Việt Nam mới được cải thiện, mới lấy lại uy tín. Lúc đó mới nói được việc tranh thủ tình cảm, sự ủng hộ của thế giới. Chứ còn như hiện nay, sự kêu gọi ủng hộ thế giới trong 10 ngày qua, những phát ngôn của các nước trong ASEAN, hoặc là Mỹ, Nhật… chỉ là những ngoại giao chừng mực, chung chung. Như vậy khi có đủ dũng cảm xin lỗi lịch sử một cách rõ ràng như vậy, tôi tin rằng phía nhà cầm quyền Trung Quốc buộc họ phải bối rối và có thể họ tạm thời ‘án binh, bất động’.
Có thể xảy ra hai tình huống: một họ sẽ suy nghĩ lại, và trong trường hợp tốt nhất họ sẽ ngồi xuống đàm phán với phía Việt Nam ... Trường hợp thứ hai, họ sẽ có những hành vi, hành động mạnh bạo hơn nữa; lúc đó chúng ta mới nói đến điểm thứ ba là pháp luật quốc tế. Khi mà chúng ta đã sử dụng pháp luật quốc tế là chúng ta đã trả lại sự thật cho lịch sử, chúng ta đã cải thiện được hình ảnh của Việt Nam qua ngoại giao, đối ngoại.
Đối với giáo sư Nguyễn Đình Cống thì dường như chưa thể có được những đổi thay như mong đợi của người dân Việt Nam lâu nay:
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lến thì phải có những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện. Nhân tố ấy phải xuất hiện từ trong đảng ...Nhưng lực lượng ấy hiện nay tôi chưa thấy manh nha xuất hiện gì cả...
Trong mấy năm qua, nhiều nhân sĩ- trí thức cũng như một số vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo lớn ở Việt Nam từng đưa ra những kiến nghị cho chính quyền Hà Nội. Đơn cử như Kiến nghị của Nhóm 72, Nhận định của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Công bố của Những Công dân Yêu nước… Tất cả nêu lên thực trạng của đất nước và những việc chính quyền phải làm để chấn hưng và phát triển. Tuy nhiên, những kiến nghị đó cho đến lúc này đều không được lắng nghe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét