Hạ Đinh Nguyên
Tháng 5 nầy, một
cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng
lại biến thành một nổi buồn mênh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh
đạo Nhà nước- đảng.
Hóa ra đều đáng
hoài nghi cả.!
Dù đã có rất nhiều
lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ,
vào những con số đứng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm
tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.
Từ sự lên tiếng
sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại
lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô
hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hửu nghị của
ông Tổng Bí Thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu, giàn
khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở biển Đông, các con tàu của bọn “hửu
nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ
Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô : “Phụng khuyến Việt Nam tảo nhật
hồi đầu”.(khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ
hóa trang !
Tiếng vọng ấy của Dương
hôm nay đã đáp lại lời tiền nhân của nghìn năm trước vừa được nhắc lại, được chăng
?
Cách đây không
lâu, cả nước nghe lời trọng trách đầy hào sảng : “để cho Đảng lo”. Nay cũng
hùng hồn một sự phân công màu nhiệm: “để mai sau con cháu lo”, mai sau là 10
năm, 100 năm, hay cho dù cưối thế kỷ cũng chưa chắc đã “hoàn thiện”. Cái mệnh
đề cho tương lai khó lòng mà thoái thác. Cái quyết tâm chống trả đó của lớp anh
hùng hôm nay, nghĩ cho cùng, thật là ghê gớm ! Nó song hành với quyết tâm cũng
đã từng rất lâu dài của đối phương. Con cháu đã nhận lãnh sự ủy thác thiêng
liêng và vĩ đại. Người nhận vĩ đại thì người giao cũng vĩ đại vậy. Thấp thoáng
ta nhớ lại hình ảnh của Nguyễn Phi Khanh ở cửa ải Nam Quang của “ngày xưa” trong
ký ức, dặn Nguyễn Trải : “ Đừng bi lụy nữa, con hãy quay về mà lo trả thù cho
cha, đền nợ cho nước”. Ngày nay, hẳn đã có nhiều Phi Khanh, và cũng nhiều Nguyễn
Trãi ?. Nhưng cũng không tránh khỏi chút lòng ái truất cho niềm hy vọng về sự
vinh quang của những đứa trẻ đang và sẽ sinh ra đời của nhiều thế hệ, ở khắp
hang cùng ngỏ hẻm trên mảnh giang sơn nầy . Thế mà, sự im lặng nhịn nhục hôm
nay được đội lốt là “thương dân” đấy.
Cũng không thể
trách lời đối đáp ngã mạn mà thông minh của bọn Dương Khiết Trì: “đứa con đi
hoang hãy quay trở về”, họ đã trải lòng ra để đón nhận, bởi vì trước đó Phùng
Đại tướng đã chẳng từng nói, chuyện của hai bên là “chuyện trong một nhà”, và
Tổng Bí Thư lần cuối chia tay cũng đã tha thiết bịn rịn tấm tình “hửu nghị” đó
sao ? Sao lại trách người ta đã dùng những từ ngữ nặng phần thân thiết ?. Thế
mới biết đối phó với bên ngoài chẳng giống cách nói chuyện bề trên kiểu ăn giổ
trong làng, đánh địch không “đẹp”như đánh nông dân Đoàn Văn Vươn.
Cả 4 trụ cột lương
đống và 500 rui mẻ sĩ phu đã cùng đoàn kết gắn bó, quyết tâm chịu lếp một bề
“không kiện”. Vì kiện là phạm điều khiêu khích bất kính, còn đâu cơ hội “tảo
nhật hồi đầu”. Thằng Hoàn Cầu nói cũng đúng, gọi Dương Khiết Trì là ông thầy kiên
nhẫn : “Patient Teacher” đã “Phụng khuyến” thành công.
Người dân ngẩn ngơ
mà chấp nhận cái khoảnh khắc nặng nề đang lồ lộ bước đến, không thể chối từ,
đành : Buồn ơi, chào mi !
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Cọp từ QC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét