Tác giả: Phương Thảo
.
Khái niệm thông
minh ở đây không đề cập đến chỉ số IQ của người dân, chất lượng giáo dục
tổng thể. Tiêu chí để xếp hạng thông minh ở đây là thành tựu, phát minh
của quốc gia đó đóng góp cho nhân loại và cụ thể là số giải Nobel của
quốc gia đó.
Dựa trên số giải Nobel đã được trao, trang The Richest đã tổng kết 10 quốc gia thông minh nhất.
Giải Nobel cao quý là tiêu chí xếp hạng các quốc gia thông minh nhất.
Cho đến thời điểm này, chỉ có 876 cá nhân đã từng nhận giải
Nobel tương đương với khoảng 1,2 triệu tiền thưởng (năm 2012). Vậy quốc
gia nào có nhiều người được nhận giải Nobel nhất?
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia thông minh nhất thế giới.
10. Italy – 20 giải
Michelangelo, Galileo, Machiavelli, Leonardo da Vinci là
những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tuy nhiên họ qua đời trước
khi giải Nobel ra đời. Dẫu vậy, nước Ý vẫn vinh dự sở hữu tới 20 giải
Nobel với những cái tên như Guglielmo Marconi và Enrico Fermi đã đoạt
giải Nobel vật lý cho phát minh về bom nguyên tử.
Riêng Fermi có một nguyên tố trong bảng tuần hoàn mang tên ông (nguyên tố thứ 100).
9. Áo – 21 giải
Mặc dù chỉ xếp thứ 9 về số lượng giải Nobel nhưng quốc gia
này sở hữu tới 7 giải Nobel cao nhất. Đóng góp này là nhờ những nhà khoa
học nổi tiếng như Erwin Schrodinger và Friedrich Hayek với phát hiện
về tiền và nền kinh tế, giúp châu Âu cải tổ nền kinh tế những năm 1970.
8. Canada – 22 giải
Phát minh insulin cứu giúp hàng triệu người bị tiểu đường là
của người hùng Canada Sir Frederick Banting vào năm 1921. Ông cũng là
một trong những người trẻ nhất từng nhận giải thưởng Y học cao quý này.
Lester B.Pearson – Thủ tướng thứ 14 của Canada đã từng nhận
giải Nobel hòa bình vào năm 1957 khi giúp đỡ Liên Hiệp Quốc giải quyết
khủng hoảng kênh đào Suez. Sự thông minh của người Canada nằm ở lòng
nhân từ và sự khéo léo của họ.
7. Nga – 23 giải
Không kể đến Dostoyevsky và Pushkin – 2 nhà văn lớn nhất của
nước Nga chắc chắn sẽ đoạt giải Nobel nếu họ sống ở thế kỷ 19, nước Nga
vẫn tự hào là quốc gia sở hữu những thành tựu văn học lớn nhất của nhân
loại.
Nhà sử học Aleksandr Solzhenitsyn người Nga đã vinh dự nhận
giải Nobel khi viết lại bộ lịch sử hoành tráng của dân tộc. Nước Nga
cũng đi tiên phong trong ngành điện tử, lượng tử, bức xạ điện từ, chất
bán dẫn cùng nhiều phát minh vĩ đại khác (hơn một nửa giải Nobel của
nước Nga thuộc lĩnh vực Vật lý).
6. Thụy Sĩ – 25 giải
Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ giải Nobel trên tổng dân số cao
nhất thế giới, đánh bật Nga và Canada. Nhà khoa học vĩ đại nhất của Thụy
Sĩ là Einstein. Mặc dù ông sinh ra tại Đức nhưng phần lớn cuộc đời ông
sinh sống tại Thụy Sĩ, hưởng nền giáo dục của Thụy Sĩ.
Nhà vật lý hóa học vĩ đại Einstein là người Thụy Sĩ.
Hội chữ Thập đỏ thành lập tại Thụy Sĩ đã ba lần giành giải Nobel.
5. Thụy Điển – 29 giải
Không ngạc nhiên khi Thụy Điển lọt danh sách này. Đây là quê
hương của Alfred Nobel. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là cái nôi sản
sinh ra những nhà khoa học đạt giải Nobel. Những nhà khoa học nổi bật
là Hannes Alfven với phát hiện về từ trường của Trái Đất, Svante
Arrhenius người sáng lập ngành lý hóa và từng là Giám đốc Viện Nobel tới
tận khi ông qua đời.
4. Pháp – 59 giải
Người Pháp có rất nhiều giải thưởng Nobel trên rất nhiều lĩnh
vực khác nhau: nghệ thuật, triết học, văn học, … Nước Pháp có tới 59
giải Nobel trong đó có thiên tài thời trang Jean Paul Sartre đã từng từ
chối nhận giải Nobel năm 1964 vì không muốn công việc của mình bị thể
chế hóa.
Marie Cuire là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải Nobel trên hai lĩnh vực là Vật lý (năm 1903 và Hóa học năm 1911.
3. Đức – 104 giải
Henry Kissinger
Người Đức luôn khiến cả thế giới nể phục trước trình độ cơ
khí. Các nhà khoa học người Đức tiêu biểu là Max Planck, người chiến
thắng vào năm 1918; Milton Friedman – người có ý tưởng thực tế cải thiện
chính sách kinh tế châu Âu năm 80 và Henry Kissinger, người đã giành
được giải thưởng Hòa bình khi thuyết phục người Mỹ rút quân khỏi Việt
Nam.
2. Anh – 121 giải
Hầu như năm nào người Anh cũng có một giải Nobel thuộc lĩnh
vực nào đó. Các nhà văn như Rudyard Kipling, Bertrand Russell, William
Golding và VS Naipaul đã đõng góp những thành tựu văn học vượt trội cho
nước Anh.
Thủ tướng huyền thoại Winston Churchill đã từng giành giải
Nobel văn học và lịch sử và Peter Higgs đã từng giành giải Nobel vật lý
hiện đại. Ronal Ross đã giúp nhân loại thoát khỏi bệnh sốt rét.
1. Mỹ – 356 giải
Mỹ nắm giữ một phần ba số giải Nobel đã được trao. Không một ai có thể phủ nhận đóng góp của người Mỹ với nhân loại.
Martin Luther King Jr đã giành giải Nobel khi đòi quyền lợi
cho công dân, Sinclair Lewis và Ernest
Hemingway; Richard Feynman, cha
đẻ của điện động lực học lượng tử, Francis Crick và James Watson phát
hiện ra DNA là những phát minh vĩ đại nhất của người Mỹ đóng góp cho
nhân loại.
———http://www.giadinhonline.vn/quoc-gia-nao-thong-minh-nhat-the-gioi-d28223.html
Tác giả bài này có sự tổng hợp tốt thật, rộng và ngắn gon. Tiếc là dân châu Á chiếm đến 2/3 thế giới mà chỉ có Nga đạị diện, còn lại là nấp bóng hưởng sái
Trả lờiXóaHiện tại chẳng cần xét tới các giải, chỉ cần xét đến các khám phá về mọi mặt hiện nay đều bắt nguồn từ Âu Mỹ, đặc biệt là Mỹ. Các khám phá về Y học,vật lý, hóa học, Điện tử VT, Văn hóa, Âm nhạc, Nghệ thuật v.v.v. của các nước đó đều đi đầu. Mấy ông lớn ở châu Á chắc không phải ngủ quên, nhưng muốn mà chưa được nên lại phải bắt chước nghề của nhân vật Thời Thiên, hoặc bán sức bán đất (tài nguyên). Hãy để ý những nước nêu trên tự nhiên trở thành một phe trong phần lớn các hoạt động của thế giới
PTD2
Gớm bác phó lên đấy à, Về quê kỹ nhỉ, mới lên nên chưa thấy thức khuya, thức ít thôi, thân già da cóc rồi, thức nhiều ảnh hưởng tới dạ dầy, gan, ruột, thận, tim, mắt. Mỗ mà về quê thì chỉ trong 1 ngày là lên ngay vì gần, và không có chỗ trú ngụ nên cũng thèm như bác mà không được
Chào PTD2 ! Lên rồi, về we có 5 ngày chứ mấy ! Tính hay cả nể lại lươn khươn nên chẳng lần nào lên hn ngay đc !
XóaLại rơi vào cảnh về kg nơi trú ngụ ! Tớ cũng vậy, có vườn đất ấy nhưng chưa làm đc nhà nên ăn lang thang, ngủ tạm Nhà thờ họ, hoặc cũng lang thang.
À này vè we 3 hôm sau mớ biết bọ Lập bị nhập kho. Tớ cứ nghĩ blog này "liệu có gì" để họ sờ đến kg nhỉ ? Theo PTD2 thế nào ?
QUÁ HAY: Nặc danh cho nhân vật Thời Thiên trong Thủy Hử tham gia vào câu chuyện
XóaNên thận trọng các kết nối,. Mỗ cũng đã thấy một số bài liên kết không hợp,
Trả lờiXóaBác phó nghĩ kĩ xem, các nước khác việc phản biện có thể là bình thường, nhưng với ta lại không thể bình thường. Những bức xúc quá khích của người trong cuộc, trở thành miếng mồi của kẻ khác khai thác.
OK !
XóaĐừng quên NGƯỜI DO THÁI đoạt giải Nobel, sống ở các quốc gia trên
Xóahttp://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/42958/nguoi-do-thai-va-giai-nobel.html
...Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.
Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau:
- Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21%
- Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42%
- Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12%
- Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27%
- Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%.
Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa.
Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng.
Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học&Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ.
Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ơ nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa họccó 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông.
Nếu không kể giải Nobel, thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái đựoc giải chiếm 27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%.
Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đứ được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Tuấn Hà
Nhận xét trên có vẻ có lý. Nhưng tại sao Israel đến hơn nửa thế kỷ được thành lập rồi mà chẳng thấy cái "giải dút" gì nhỉ?!
Trả lờiXóaKhông phải “giải dút” gì của Nặc danh đâu, mà là giải Nobel thứ thiệt.
XóaTôi nhớ không chắc chắn, đã đọc đâu đấy - Israel có 2 hay 3 giải Nobel. Để chắc chắn, tôi liền Google, và kết quả, không phải là 2 hay 3 gì đó, mà là 12 giải Nobel.
Đúng như ý kiến của Nặc danh: nhà nước Do Thái (Israel) đã được thành lập hơn ½ thế kỷ (từ năm 1948), lúc đó dân số của Israel chỉ có khoảng gần 1,5 triệu (người Do Thái lưu vong khoảng 7 triệu). Tới cuối năm 2013, dân số Israel khoảng 8 triệu. Hơn 50 năm, quốc gia được thành lập, với từng ấy triệu con người, liên tục chiến đấu với các nước Ả Rập thù địch vây quanh, và đoạt 12 giải Nobel, thì quả đáng khâm phục. Trong khi Trung Quốc, 1 tỉ con người với bề dày lịch sử năm cỡ 5 nghìn năm, mà chỉ có 8 giải Nobel.
Mời bạn xem liệt kê dưới đây. (Rất hay, VN cũng có 1 giải Nobel đấy)
List of Nobel laureates by country
Israel
See also: List of Jewish Nobel laureates
13. Arieh Warshel, Chemistry, 2013
14. Michael Levitt*, born in South Africa, Chemistry, 2013
15. Dan Shechtman, Chemistry, 2011
16. Ada E. Yonath, Chemistry, 2009
17. Robert Aumann, born in Germany, Economics, 2005
18. Aaron Ciechanover, Chemistry, 2004
19. Avram Hershko, born in Hungary, Chemistry, 2004
20. Daniel Kahneman, Economics, 2002
21. Yitzhak Rabin, Peace, 1994
22. Shimon Peres, born in what was then Poland, now Belarus, Peace, 1994
23. Menachem Begin, born in what was then Russia, now Belarus, Peace, 1978
24. Shmuel Yosef Agnon, born in what was then Austria-Hungary, now Ukraine, Literature, 1966
China[edit]
Main article: List of Chinese Nobel laureates
9. Mo Yan, Literature, 2012
10. Liu Xiaobo, Peace, 2010
11. Charles K. Kao*, Physics, 2009
12. Gao Xingjian*, Literature, 2000
13. Daniel C. Tsui*, Physics, 1998
14. Tenzin Gyatso, Peace, 1989
15. Chen Ning Yang, Physics, 1957
16. Tsung-Dao Lee, Physics, 1957
Vietnam[edit]
2. Lê Ðức Thọ, born in French Indochina, Peace, 1973 (declined)
Link http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Nobel_laureates_by_country#Israel
Mời xem thêm: http://dantocdothai.tumblr.com/post/34216291043/dan-toc-va-at-nuoc-nao-thong-tri-giai-nobel
Hóa ra cái tay PT tổng hợp ẩu nhỉ!, thiếu be thiếu bét. Nghe đâu cái giải của VN cũng phải cưa đôi. Còn mấy cái tay I XỜ RA EN quá nửa có được sinh ra ở nước họ đâu!
Trả lờiXóa