Tác giả: Lê Văn
KD: Bạn bè iu quí gửi cho
một bài cũ, nhưng hóa ra rất đáng đọc. Đáng đọc vì ngay một ông Bộ
trưởng như Bộ trưởng Khoa học Nguyễn Quân còn đắng cay, thì người làm
khoa học còn đắng cay đến đâu.
Đến Bộ trưởng là người đầu
ngành còn đổ lỗi tại cơ chế, thì người làm khoa học chỉ biết im lặng,
nhẫn nhịn mà sống như một công chức sáng cắp ô đi tối cắp về chăng? Vậy
lỗi tại cơ chế, sao các bác có quyền chức không thẳng thắn chỉ ra lỗi
thế nào, và kiến nghị sửa? Hay các bác cũng sợ mất ghế, nên cứ ngồi trên
ghế thở than. Nếu vậy, cái ghế cũng có quyền kêu, tại cái… mông các bác
nặng quá, nên nó không thay đổi được chăng? :D
————
Biết mười mươi những cái rất tốt nhưng vẫn không thể vượt
qua được rào cản về tâm lý lẫn cơ chế chính sách. Đó là nỗi đắng cay của
những người làm quản lý và những nhà khoa học Việt Nam, theo Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân.
Tại cuộc họp báo thường kỳ được Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN)
tổ chức lần đầu tiên ngày 9/10 vừa qua, nhiều vấn đề liên quan tới thực
trạng của nền KHCN tại Việt Nam đã được chính vị tư lệnh ngành mổ xẻ.
Ai cũng biết nhà khoa học buộc phải nói dối
![]() |
||||
“Ai cũng biết nhà khoa học đang nói dối nhưng lại mặc nhiên chấp nhận”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói. |
Khẳng định Việt Nam có nhiều thành tự KHCN “không phải thấp
kém”, ông Nguyễn Quân cho rằng, vấn đề là Việt Nam vẫn chưa tạo điều
kiện tốt nhất cho những người làm khoa học, đặc biệt là về tài chính.
Ông Quân dẫn lại câu chuyện hai cha con người nông dân Trần
Quốc Hải sửa chữa và đóng thành công 12 xe bọc thép cho quân đội
Campuchia và được nước này trao tặng huân chương “Đại tướng quân” được
dư luận chú ý thời gian qua và cho rằng, Việt Nam không thể làm theo
cách của nước láng giềng.
“Liệu chúng ta có chấp nhận ngân sách nhà nước của Việt
Nam giao cho một người nào đó, dù là nhà khoa học nổi tiếng 200 ngàn USD
một cách thoải mái, không cần thẩm định, dự toán, không cần thuyết minh
hay không?”, ông Quân đặt vấn đề. “Tôi nghĩ, chắc là chúng ta phải sửa luật ngân sách nhiều lắm”.
Ông Quân cho rằng nếu Campuchia với cơ chế tài chính thông
thoáng, có thể lấy ngân sách nhà nước hàng triệu đô la mà không cần
thuyết minh, dự toán, hóa đơn chứng từ, đấu thầu tuyển chọn thì cũng là
điều mà Việt Nam cần nghiên cứu.
“Một đơn vị quân đội có thể giao hàng triệu đô la cho một
nông dân nước ngoài mà không cần đảm bảo gì cả thì chúng ta cũng phải
nghiên cứu xem chúng ta có lạc hậu quá không?”, ông Quân nói. “Tuy nhiên, tôi tin là Bộ Tài chính và Quốc hội Việt Nam không chấp nhận kiểu làm khoa học như vậy”.
Theo ông Quân, ở Việt Nam, Luật KHCN năm 2013 đã có cơ chế
khoán chi tới sản phẩm cuối cùng, tạo điều kiện để người làm khoa học
không bị lệ thuộc vào hóa đơn, chứng từ hay tình trạng quá nhiều cấp phê
duyệt, đá qua đá lại. Tuy nhiên, khi đưa cơ chế khoán vào thực tế thì
nó vẫn vấp phải những rào cản của cơ chế và tư duy cũ.
Ông Quân cho biết, một khi đã khoán sản phẩm cuối cùng thì
“đầu vào” đã được kiểm soát chặt chẽ và quan trọng là chúng ta phải tin
tưởng nhà khoa học. Còn trong quá trình làm, họ có thể tiết kiệm khoản
này để chi cho khoản kia, miễn là không làm phát sinh thêm tiền của nhà
nước.
“Họ không ở khách sạn 5 sao thì có thể dùng tiền mua máy
tốt hơn. Họ có thể không tổ chức mười hội thảo mà chỉ tổ chức 1 hội thảo
với chất lượng tốt hơn. Vì sao chúng ta cứ bắt buộc họ tổ chức 10 hội
thảo và ký mỗi hội thảo đủ 3 tờ định mức?”, ông Quân đặt vấn đề.
Ông Quân cho rằng, những quy định chặt chẽ, cứng nhắc trong
vấn đề thủ tục, hóa đơn, chứng từ không những không tiết kiệm ngân sách
mà chỉ khiến nhà khoa học buộc phải nói dối. “Chúng ta đều biết các nhà khoa học đang nói dối nhưng chúng ta mặc nhiên chấp nhận việc nói dối ấy”, ông nói thêm.
Vị tư lệnh ngành KHCN cho rằng, các nhà quản lý như ông đều
biết những cái lợi của cơ chế khoán chi, song không thể vượt qua được
rào cản về tâm lý cũng như cơ chế chính sách.
“Biết rằng khoán là tốt nhưng cơ chế chính sách không cho
khoán. Biết là đầu tư mạo hiểm là ra được như sản phẩm như Google hay
Microsoft. Nhưng luật không cho làm quỹ đầu tư mạo hiểm. Thế giới người
ta làm cả rồi, thế giới khoán hết rồi, thế giới đầu tư mạo hiểm rồi
nhưng Việt Nam thì chưa. Đấy là đắng cay của những người làm quản lý,
đắng cay của những người làm khoa học”, ông Quân chia sẻ.
Việt Nam đâu phải toàn “tiến sĩ giấy”
Nói về vấn đề nhiều người cho rằng, Việt Nam có 24 ngàn tiến
sĩ nhưng không có nhiều bằng sáng chế được công bố, Bộ trưởng Nguyễn
Quân cho rằng, nhận định như vậy là “không công bằng”.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, nói Việt Nam toàn tiến sĩ giấy là không công bằng. |
Theo ông Quân, con số 24 ngàn tiến sĩ là tổng số tiến sĩ
chúng ta đào tạo được kể từ khi lập nước đến nay chứ không phải số tiến
sĩ đang làm việc. Theo ông, chỉ khoảng một nửa số này đang thực sự làm
việc.
Chưa kể, trong số một nửa còn làm việc này thì không phải ai cũng làm khoa học thực sự. “Hiện
tại chỉ có 24% số tiến sĩ thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ. 76% còn
lại thuộc về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp,
triết học… Đó là những lĩnh vực không thể có sáng chế được”, ông Quân nói.
Trong khi đó, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam còn rất ít và chủ yếu là dựa vào ngân sách nhà nước.
Việt Nam chỉ chi 2% tổng chi ngân sách cho KHCN nhưng trong
2% này thì chỉ có hơn 10% giành cho hoạt động nghiên cứu, triển khai
thực sự. Gần 90% còn lại chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên.
Theo ông Quân, chúng ta hay nói Hàn Quốc mỗi năm có hàng ngàn
bằng sáng chế nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, chỉ riêng Tập đoàn
Samsung của Hàn Quốc mỗi năm đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho hoạt động
nghiên cứu, nhiều hơn gấp 5 lần tổng ngân sách Việt Nam chi cho KHCN.
Bên cạnh đó, ông Quân cho rằng, hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn rất yếu kém. “Nhiều
người nghiên cứu có kết quả nhưng không dám công bố, không dám đăng ký
bảo hộ sáng chế. Bởi vì công bố là mất ngay, bị làm nhái ngay mà không
ai có thể bảo vệ được”, ông Quân nói.
Ngoài ra, để công bố quốc tế một bài báo hoặc một sáng chế cũng cần có tiền để thuê công ty tư vấn làm bản thuyết minh, mô tả. “Đăng
ký sáng chế ở Mỹ phải mất cả vài ngàn đô thậm chí vài chục ngàn đô.
Trong khi đó, luật pháp của chúng ta không có quy định nào chi cho việc
đăng ký sáng chế cả”, ông Quân giải thích.
Mặc dù trong điều kiện tài chính, cơ chế chính sách còn nhiều
ràng buộc, nhưng theo ông Quân vị trí của KHCN Việt Nam đang ở mức
trung bình của thế giới chứ “không đến nỗi xám xịt” như nhiều người
nghĩ.
Ông Quân dẫn chứng, nhiều nghiên cứu, phát minh quan trọng
của các nhà khoa học Việt Nam được thế giới công nhận song lại không
được xã hội chú ý. Chẳng hạn như Việt Nam là một trong 4 quốc gia trên
thế giới sản xuất vaccine Rota chữa tiêu chảy hay là nước thứ 3 ở Châu Á
làm được giàn khoan tự nâng 90 và 120 mét nước…
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, trong khi
chúng ta xếp hạng thứ 132 trong số 143 quốc gia về kinh tế thì về KHCN,
chúng ta xếp hạng 71/143 quốc gia (tăng 5 bậc so với 2013). Còn trong số
các nước có thu nhập trung bình thấp, dưới 3.000 USD/người thì chúng ta
xếp thứ 5/33.
Thừa nhận vị trí về KHCN của Việt Nam vẫn còn thấp và KHCN
vẫn còn nhiều yếu kém, song Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho rằng, nó vẫn
có những điểm sáng và cả những nền tương đối sáng.
“Ít nhất là chúng ta đang đứng ở vị trí trung bình của
thế giới so với vị trí môi trường đầu tư và kinh tế ở cuối bảng của thế
giới”, ông Quân khẳng định.
——–
Cọp từ KD blog.
Dàn khoan tự nâng và vaccin tiêu chảy là bộ trưởng chưa kể hết vì đó chỉ mới là thành tích của các nhà khoa học có abwngf cấp, còn bao nhiêu thành tựu của các nhà khoa học hai lúa cũng không thể bỏ qua được vì đó chính là trí tuệ VN, như M<áy gặt đập liện hợp, máy thu hoạch ngô, mía, lạc, bưởi, dừa rồi máy bay, tàu lặn mini.v.v...
Trả lờiXóa