Tác giả: theo Soha.vn
.KD: Thật ra, diễn hài để
người xem cười được là khó vô cùng. Khán giả VN đã quen với Gặp nhau
cuối năm, với những Ông Táo, Bà Táo, Ngọc Hoàng… có những màn kịch tính
và đối thoại tức cười, có khi cười chảy nước mắt. Chính vậy cũng là một
áp lực lớn cho tác giả kịch bản, đạo diễn và các nghệ sĩ hài. Ở góc độ
này cần có sự cảm thông với họ. Nhưng còn có một điều, không biết có
phải vì “vòng kim cô” ám ảnh đến tâm lý người viết, đến đạo diễn hay
không? Hài mà vừa diễn vừa phải nhìn trước trông sau, ngó nghiêng xem
thái độ thì… bi hết chỗ nói!
Mình không trách các nghệ sĩ hài. Cũng không trách cả các tác giả, đạo diễn kịch bản. Chỉ thấy thương họ. Vậy thôi!
————-
Sau Táo Quân 2015, người ta lại nhớ về những mùa Táo Quân cũ.
![]() |
Sự chờ đợi quen thuộc vào đêm 30 Tết
Hơn 10 năm nay, khoảnh khắc quen thuộc nhất của mỗi gia đình
chính là quây quần bên ly trà, đĩa bánh để xem Táo Quân và cùng tặng
nhau những nụ cười cuối năm.
Trong suốt những khoảng thời gian đó, Táo Quân đã đồng hành cùng khán giả bằng sự tin yêu, chờ đợi và hi vọng.
![]() |
Có lẽ thế, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về nhà nhà, người người lại chờ đợi chương trình Táo Quân như một món ăn quen thuộc khó bỏ.
Táo Quân được khá giả yêu mến vì nó sân khấu hóa những vấn đề
xã hội nóng nhất dưới góc nhìn hài hước nhưng không kém phần sâu cay.
Những nụ cười sảng khoái, những nụ cười châm biếm, những nụ cười ngụ
ngôn là điều khán giả có thể tìm thấy trong các chương trình Táo Quân
hàng năm.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi ai đó xem Táo Quân có thể gật gù,
tâm đắc vì những triết lý sâu sắc sau những nụ cười tưởng chừng vô nghĩa
trên màn ảnh.
Ở Táo Quân, người xem có thể gặp lại những danh hài cũ nhưng chưa bao hết chất.
Vẫn những khuôn mặt ấy, vẫn những nụ cười đặc trưng ấy, những
danh hài như Quốc Khánh, Vân Dung, Công Lý, Quang Thắng, Tự Long, Xuân
Bắc, Thanh Hằng… đã làm nên những mùa Táo Quân khó quên nhất.
Ngoài những nụ cười, Táo Quân còn được chờ đợi vì những bản
nhạc chế độc đáo. Rất nhiều bản nhạc chế của Táo Quân đã được khán giả
“lưu truyền”, thậm chí in ra thành đĩa.
“Muốn há miệng cười mà răng cứ cắn chặt vào nhau…”
Sau khi Táo Quân 2015 được phát sóng, trên mạng xã hội bạn có
thể tìm thấy hàng loạt bình luận như: nhạt thếch, nội dung không ra gì,
muốn há miệng cười mà răng cứ cắn chặt vào nhau…
Có lẽ cảm xúc chung sau khi xem Táo Quân 2015 đó chính: nhạt và lố.
![]() |
Nhạt vì sao?
Nhạt vì nội dung, nhạt vì những lối mòn trong diễn xuất, nhạt
vì làn gió mới (màn kết hợp nghệ sĩ hài Nam – Bắc) không mang lại hiệu
quả…
Nhiều người cho rằng Táo Quân 2015 đã “bê nguyên Facebook lên
sân khấu”. Bởi hầu như tất cả mọi vấn đề được đề cập trong Táo Quân
2015 đều là những chuyện mạng xã hội.
Chính vì cách kết hợp khiên cưỡng khiến cho chương trình trở
nên gượng gạo. Và vì thế, nụ cười trở nên khó bật ra một cách tự nhiên.
Nếu những năm trước đây, người xem có thể cười sảng khoái từ
khi bắt đầu chương trình đến cười thấm thía khi kết thúc chương trình
thì năm nay lại hoàn toàn khác biệt.
![]() |
Trừ một vài tình huống bật cười do diễn xuất hài hước của
diễn viên thì hầu như không có mấy khoảnh khắc khán giả được thực sự
cười.
Chính vì thế, sau khi Táo Quân 2015 kết thúc, không có nhiều
điều có thể đọng lại được ngoài một vài bài hát của Sơn Tùng hay chi
tiết Lệ Rơi.
Một trong những điểm khiến Táo Quân 2015 trở nên nhàm chán
một phần là do những lối mòn trong diễn xuất. Không thể phủ nhận vai trò
của những danh hài quen mặt trong chương trình Táo Quân.
Bởi họ đã tạo nên linh hồn của chương trình suốt 12 năm nay.
Tuy nhiên, chính vì “quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu,
tới hay lui cũng từng ấy mặt người” nên người xem phần nào cảm thấy nhàm
chán. Khán giả chưa bao giờ chê những danh hài đã quen mặt này nhưng có
lẽ họ cần những cách diễn xuất và biểu đạt một cách mới lạ hơn.
Thêm vào đó, Táo Quân 2015 nhạt có lẽ vì quá “hiền”. Người
xem không thể tìm thấy tiếng nói, nguyện vọng, ấm ức của chính mình sau
khi xem chương trình như những Táo Quân năm cũ.
Có lẽ vì thế, chẳng có gì là khó hiểu khi ai đó đọc được dòng chia sẻ của một bạn trẻ về “nỗi nhớ” Táo Quân năm cũ.
![]() |
Trước khi Táo Quân 2015 phát sóng, người ta háo hức vì sự
xuất hiện của các danh hài phía Nam, điều mà chưa bao giờ có trong lịch
sử chương trình. Tuy nhiên, sự kết hợp “cố cho có” khiến chương trình tự
rơi vào khủng hoảng.
Cố gắng kết hợp để truyền tải triết lý về tệ nạn “ăn tiền,
đút lót” nhưng người xem không thể cảm nhận được hết nhiều ý nghĩa. Họ
tưởng chừng như chương trình đang bị cắt ghép một cách khó hiểu. Có lẽ
vì thế, “làn gió mới” này chưa thực sự hiệu quả như nhà sản xuất mong
muốn.
Lố vì sao?
Trong suốt thời gian chương trình, người ta thấy sự xuất hiện
thường xuyên đến vô duyên của những chiếc điện thoại. Sự kết hợp quảng
cáo một cách quá lố, khiến người xem cảm thấy bực mình.
Mặc dù kịch bản chương trình đã cố gắng đan xen nhưng sự xuất
hiện quá thường xuyên của sản phẩm cũng khiến cho khán giả tưởng rằng
mình đang xem chương trình quảng cáo điện thoại thay vì chương trình Táo
Quân.
Tạm kết
Một năm qua đi, sẽ có nhiều điều cần nhìn lại. Một chương trình kết thúc, sẽ có nhiều điều người ta cần suy nghĩ.
Sau khi Táo Quân 2015 kết lại, những ý kiến đằng sau cái hay, cái dở sẽ vẫn còn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của chương trình Táo
Quân trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam vào dịp Tết đến,
xuân về.
———-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét