Trong tập ảnh kỷ
niêm 50 năm thành lập Trường của mình cũng có bức ảnh này. Song mình tránh, kg
đưa lên vì nói thật: mình kg có cảm tình với nó. Nó là vật chứng cho cái “ngu”
trong ta. (chắc nhiều bạn kg đồng tình với nhận xét này).
Lý do: Đúng như
bác Quốc đã viết, nó gợi lại cho chúng ta bao kỷ niệm vui buồn thời bao cấp,
những gian nan vất vả thời sinh viên, thậm chí “nó
còn gắn bó và thân thiết với chúng ta hơn cả chiếc mỏ hàn, đồng hồ vạn năng, và
các linh kiện điện tử…”. Có lẽ nói cho chính xác hơn thì nó để lại trong
mỗi anh chị em K ta dấu ấn lớn nhất, lớn hơn cả mỏ hàn, v.v… (những đồ nghề chuyên
môn). Nhất là giai đoạn ở Phú Cường, giai đoạn chính xác là “ăn bo bo, kéo xe
bò, hò lên dốc, ngốc như bò”. Nó đã vắt kiệt sức anh em ta bởi những trò “thi
đua” vớ vẩn. Quá nhiều người fát sinh bệnh tật trong thời gian này và chịu hậu
quả dài lâu. Âu cũng là thời ấu trĩ, thời bao cấp, thời X… Giờ đây ngẫm nghĩ ta
mới hiểu: nó cũng là fép thử để biết ai khôn, ai ngu (ngu như Đoàn Văn Vươn – có
học chẳng đi “làm quan” lại về quê quai đê lấn biển) !
Mà ngu nhất
trong K khi đó có lẽ là mình. Mình đã quá mẫn cán, tích cực 1 cách mù quáng, nghe
theo loa truyền thanh (bố trí dọc đê) mà hô hào mọi người trong lớp (MT69) cố
gắng, tích cực nên đã vô tình làm cho anh chị em trong lớp khổ thêm, nhất là
nhóm Lương Hoàng Giáp, Trần Trọng Châu, Phan Cẩm Vân, Trịnh Minh Phương … và
rất nhiều anh chị em khác trong K, vì các bạn này yếu sức, đâu có quen lao động
quá nặng nhọc như vậy.
Nhưng cũng may,
theo đánh giá ngày ấy, anh chị em K ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ! (thật
đúng là ai mà chẳng nhận đc lời nhận xét ấy – buồn!).
Chính vì thế
mình đồng ý với bác Quốc: nó xứng đáng tham dự bữa tiệc Kỷ niệm 50 năm, (60, 70… năm) thành
lập Trường ĐH BK HN.
(Nhân nói chuyện
đắp đê, chắc mọi người còn nhớ vụ thức trắng bao đêm vác đá hàn đê sông Đuống
với kết quả là công dã tràng, sau cả tuần ngày đêm hàn đê cuối cùng rồi fải fá
để cứu HN !)
Cám ơn Hớn đã nhắc lại kỷ niệm trận đắp đê Sông Đuống - tên đầy đủ của nó phải là "Hàn khẩu đê Cống Thôn, xã Gia Lương, huyện Đông Anh Hà Nội. Lúc đó sinh viên ĐHBK là lực lượng xung kích số 2 sau bộ đội. Hay nhất là một buổi chiều (ca 2), khoảng 6 giờ chiều, trong lúc ngồi chờ khuôn vác đá hộc lên xe tải, ông Đồ xứ Nghệ Nguyễn Tất Nam đã tình cờ được thưởng thức Trịnh Minh Phương (ngồi với các bạn nữ khác...) diễn lại đầy đủ các câu văng tục, của cánh "đực dựa". Sau đó Nam đã diễn lại cho các bạn nam MT69 cùng thưởng thức, ai cũng phải thừa nhận là Phương diễn rất đạt.
Trả lờiXóaNếu phải đạt tên cho đợt lao động này, tôi sẽ đặt tên là: Trận Đắp Đê Đau Mắt Đỏ (vì không ai thoát đau mắt đỏ trong đợt lao động đó)
Cũng trong đợt hàn đê Cống Thôn bọn con gái lớp tớ(lớp Bán Dẫn) đã từng chút nữa bị đẩy xuống sông vì tội: trong khi chờ đến ca đi làm bèn mỗi đứa một bao tải chui vào tranh thủ ngủ. Còn đợt đi đắp đê Phú Cường bọn con gái lớp tớ có câu: Phú Cường đi dễ khó về, khi đi trắng trẻo khi về "đủi đen" và còn được ôm hòm áo quan để ngủ cơ đấy (sẽ có một mẩu chuyện nho nhỏ về việc ôm hòm áo quan để ngủ này).
Trả lờiXóaChuện này hay đấy. KC kể lại nhé. Tớ chưa nghe bao giờ !
XóaThật hú vía!!! Xuýt nữa thì bọn mình (tất nhiên có cả Quốc) mất Kỳ Châu và 1 số bạn nữ lớp bán dẫn. Theo mình nhớ thì những bao tải đựng đất này sẽ được sinh viên vác lên xà lan, sau đó các chú bbộ đội sẽ đưa ra chỗ hàn khẩu quẳng xuống sông. Nhưng cũng thật là hay, nếu anh sinh viên có phước nào bế được tiên nữ Kỳ Châu và cứu được ra khỏi bao tải. Hay hơn nữa là chú bộ đội nào, sau khi đã quẳng Kỳ Châu xuống chảy siết, rồi kịp thời nhảy xuống vớt Kỳ Châu lên... Chắc các bạn K14 đang háo hức chờ Kỳ Châu kể tiếp, có thể còn hay hơn kịch bản trên
XóaThật là hú vía cho anh sinh viên nào hoặc chú bộ đội nào vác phải bao đất có bà "tiên nữ" nặng gần trăm cân, khéo phải đi bệnh viện bó lại cốt cách. Hôm ấy sau khi đã ăn ổi và ngồi ngáp vặt rất lâu, bọn mình nhìn thấy một số bao tải không có ruột ở bên trong bèn mỗi đứa một bao chui vào nằm ngủ kiểu gà vịt, bỗng dưng nghe nhiều tiếng người ồn ào và nhiều bước chân xung quanh, bọn mình vểnh tai lên nghe và chợt hiểu ra rằng sắp bị khiêng đi đâu đó. Tình yêu cuộc sống bỗng trỗi dậy và cả lũ không ai bảo ai vội thò cổ chui ra ngoài bao tải, thật là may mắn và hạnh phúc vì bọn mình vẫn còn trên đời này không những thế còn cứu được một số người không bị gãy xương, không bị rụng mất linh hồn.
Trả lờiXóa1 câu chuyện thật thật hay, kết thúc có hậu (happy ending). Đúng như người ta thường nói: "Giá trị đích thực của tấm bằng tốt nghiệp đại học là quá trình phấn đấu gian khổ để vượt qua, chứ không phải bản thân tấm bằng tốt nghiệp ". Vì vậy, nếu được phép ghi trong bằng tốt nghiệp ĐH BKHN của Kỳ Châu, thì Quốc sẽ ghi thế này: TỐT NGHIỆP LOẠI ƯU NHỜ ĐÃ KỊP CHUI RA KHỎI BAO TẢI...
Xóa