Hữu Long
Mỗi lần đến ngày Thương binh Liệt
sĩ 27-7, không chỉ là dịp tôn vinh, ghi công những người đã cống hiến, hy sinh
một phần thân thể, một phần đời, thậm chí cả cuộc đời mình cho đất nước mà còn
là dịp mà nhiều nỗi đau của dân tộc bị khơi dậy, một cách vô tình hay hữu ý.
Không biết từ bao giờ, những người làm truyền
thông cho ngày 27-7 lại lồng được chữ “tưng bừng” vào những khẩu hiệu, những
tít báo. Lý do gì khiến cho anh “tưng bừng” kỷ niệm trong cái ngày mà đáng lẽ
việc cần làm là xoa dịu những nỗi đau?
Và điều đáng kể là cách thức mà các sự kiện
diễn ra làm cho người ta thấy là nó “tưng bừng” thật. Rất nhiều khẩu hiệu đỏ
rực được giăng lên, rất nhiều hoa được chuyển tới các hội trường, rất nhiều đêm
ca múa nhạc và rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp với những lời phát
biểu thăng hoa, bay bổng. Mọi lời hoa mỹ về chiến công anh dũng trong quá khứ
mà những người dẫn chương trình cất lên, đều vô nghĩa trước cuộc sống lam lũ,
đang rất khó khăn của rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, rất nhiều thương binh,
bệnh binh, cựu thanh niên xung phong phục vụ chiến trường… Nếu như các cơ quan,
đoàn thể bỏ ra hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để tổ chức một chương trình
kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ thì với chế độ hiện nay, rất nhiều thương binh
và bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng chỉ được nhận từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu
đồng mỗi tháng. So ra, số tiền này còn không mua nổi số hoa được dùng để trang
trí cho các đêm ca múa nhạc.
Đó là chưa kể báo chí đã ghi nhận rất nhiều
hiện tượng các bà mẹ già gần đất xa trời chạy vạy đi làm thủ tục công nhận liệt
sĩ cho con hàng chục năm nay mà chưa được; nhiều thương, bệnh binh không được
giải quyết chế độ hoặc giải quyết không kịp thời do những cán bộ nhũng nhiễu,
cửa quyền. Đặt mình vào vị trí những người từng vào sinh ra tử để chiến đấu cho
đất nước và trở về nhà để đối mặt với những cán bộ như vậy, ai “tưng bừng” nổi?
Có không ít người quá vô tâm trước những đau thương mất mát vô vàn của các bà mẹ VNAH, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ. tôi không hiểu nổi những người đó có biết suy ngẫm không, họ có biết đặt mình, gia dình mình, họ tộc và người thân mình vào hoafnc ảnh của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà một thời xuân xanh họ đã phải xông qua lửa đạn để chỉ vì ngày mau tức chính là ngày hôm nay đây, Thậm chí một số người còn không thể tưởng tượng được những gian khổ hiểm nguy mà các thương binh, LS đã phải vượt qua.
Trả lờiXóaNhân đây tôi xin phép kể một chuyện nhỏ sau: Tôi cũng là con LS, hồi còn còn tại công sở, mọt lần avfo dịp ngày TBLS 27.7, cơ quan tổ chức gặp mặt và có quà cho mỗi gia đình LS và thương bình trong cơ quan, Tôi cầm quà đó về (phong bì) đến phòng làm việc, một vị (KS, đồng niên với tôi)thốt lên một câu: sướng nhỉ. tự nhiên có phong bì!
Nghe xong câu đó mà lòng tôi đau quặn lại, những loại người hoàn toàn vô tâm, tôi nghĩ có lẽ vị đó trong thời gian chiến tranh đi học ở LX (1968-1075) cho nên không hề hay biết những gian khổ của thời máu lửa nhất trên toàn VN. Vì quá đau khổ khi nghe đc câu đó một số người cùng phòng còn đáp lại: sao anh không phấn đau lấy cái "sướng" đó đi, anh Trinh và mọi người khác, chả có ai mong muốn gì cái "sướng" đó đâu.
Thật buồn cho những kẻ vô tâm thiếu suy nghĩ
HT có nhờ mình sửa 1 vài lỗi chính tả trong Nhận xét của HT. Mình kg sửa đc vì 2 lý do:
Xóa1/ Nhận xét kg sửa đc, mà chỉ có gõ lại, điều đó kg khó, cái khó là ở chỗ khi sửa xong nó lại mang tên của mình (mặc dù có nói là sửa hộ).
2/ Thực ra vài lỗi chính tả ấy kg quá quan trọng, người đọc vẫn suy ra đc. Và cái cốt lõi là nó thể hiện cái hồn, cái tâm trạng, cái cảm xúc của người gõ lên nó. Nếu mình sửa, những điều này hầu như mất sạch!
Mong các bạn đọc thông cảm.
HT thân mến!
Trả lờiXóaTrước hết xin lỗi HT. Và 1 lần nữa xin đc chia sẻ 'nỗi đau ngậm ngùi' cùng GĐ cậu.
Ngày 27/7 đã qua, mình thật sự muốn để cho nó qua đi với lòng ngậm ngùi khôn tả (nội tộc mình cũng bị nhiều LS), nhưng vì hình như có nhiều người 'vô tâm' như HT nói, nên mình mới mượn bài của nhà báo Hữu Long nói hộ cảm nghĩ của riêng mình.
Mình cũng xin góp 1 chuyện nhỏ, có thật. Chuyện ở ngay cạnh nhà mình, ở quê. 1 du kích đường 5 hy sinh thời chống Fáp vẫn kg đc công nhận là LS, trong khi các người khác cũng bị hy sinh tg tự đc công nhận cả rồi. Gia đình chỉ còn mẹ già và 2 người cháu. Mấy chục năm, bà cụ chạy ngược chạy xuôi, đơn tờ gửi đi các nơi đều kg đc. Rồi cụ già cũng fải theo Tổ tiên, để lại 1 mối sầu sâu thẳm cho bầy cháu. Kg chịu oan ức, kg fải vì vài đồng tiền trợ cấp, các người thân gần nhất (có kiến thức hơn 1 chút, mình cũng là 1 trong những tham mưu), tiếp tục làm đơn thư khiếu nại, gửi đi khắp nơi, kể cả gửi tới cả 'tứ trụ triều đình'. Mặt khác liên tục gửi bài đăng lên 1 tờ báo chính thống của Tỉnh. Tại sao fải 'dày' công đến vậy. 1 trong những lý do là kg thể trông chờ vào lớp cán bộ hiện tại ở huyện và xã, vì họ là hậu sinh, kg qua chiến tranh và quan liêu thì sao họ 'thấu' đc. Kết quả, theo chỉ thị từ trên mà huyện mới công nhận cho gần đây.
Ở đây ta kg hề nói đến CT, mà chỉ nói tới 1 hiện tượng fản cảm, 1 mặt trái của con người, mang tính cảnh báo mà thôi!