12 thg 7, 2012

Bản tình ca Sông Quê

    Chẳng nhân dịp gì, nhưng khi nhớ tới các Anh - những người đã mất - lòng sao kg khỏi nhớ tới những người còn sống!
     Cảm thông trước những mối tình dang dở, thậm chí cả những mối tình trái ngang, con tim mình vẫn xao xuyến mỗi lần nghe Thái Châu và Phi Nhung ca bản tình ca Sông Quê của nhạc sỹ Đinh Trầm Ca. Mình mạo muội xin tặng Kỳ Châu - 1 người 'CHUẨN', (mình học đc ở KC nhiều điều qua trang Blog này); Trịnh Minh Phương - người lâu nay ít vào blog (mình biết khi xem 'Lượng độc giả'), lại rất khiêm tốn, và 'chị' Choi (nếu mình nhớ kg nhầm, xin thứ lỗi! người hay hát và hát hay của k ta ấy), tóm lại là tặng các bạn đã và đang từng là 'Ca sỹ' của k14vt và những ai yêu ca nhạc những cảm nhận (lộn xộn) của mình khi nghe bài ca này.
    Sông Quê của nhạc sỹ Đinh Trầm Ca - một bản nhạc hay, mang nặng tính dân ca Nam bộ nếu kg muốn nói là hoàn toàn, lời chan chứa tình người, giọng ca sỹ tuyệt cú mèo! - Nghe đi nghe lại kg biết chán. Dù dốt văn chương song mình cứ mạnh dạn viết vài dòng, mong nhận đc Nhận xét, góp ý của mọi người. (Các bạn ưa hay kg, hoặc cho là mình lẩm cẩm trước tuổi thì cứ nên góp ý thẳng nhé, để giúp mình mà!).

Ca khúc Sông quê do nhạc sỹ Đinh Trầm Ca sáng tác (có nhiều bài cùng tựa đề) thuộc thể loại Trữ tình, kg chỉ có mô tả con sông quê hương... bên lở bên bồi, mà chính lại là kể về một mối tình bị dang dở. (Quê mình cũng có Con sông như thế!).


“Miền Nam giàu sông nước, kinh lạch, nên cùng với đời, thơ Đinh Trầm Ca thật phong phú những tình khúc cận kề với những bến sông, những dòng chảy. Cũng từ nơi đây, anh lượm được những hình ảnh, những hơi thở, những tiếng hát của đời sống kém may mắn. Những hình ảnh thật xác xơ, tội nghiệp, nhớp nhúa, bẩn thỉu, nhưng qua ngôn từ thơ, bỗng nhiên được lột xác để trở thành những vật có linh hồn, sống động một cách chân thành….

Đinh Trầm Ca: "Thơ (với Đinh Trầm Ca) là người tình đầu tiên và người tình ấy dõi theo tôi suốt cả cuộc đời chìm nổi. Nhạc là người tình đem đến sự thăng hoa tột cùng. Không ngạc nhiên khi nhiều nhà thơ gọi tôi là nhạc sĩ, ngược lại nhạc sĩ thì lại gọi tôi là nhà thơ. Cả hai thứ trên cuộc đời này tôi đều... chơi được. Tôi vốn không có duyên được sống và sinh hoạt trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng ý thức sáng tạo trỗi dậy mạnh mẽ ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Thời ấy, những bài thơ tôi làm được phổ biến trong bạn bè, rồi viết nhạc cũng chỉ để hát chơi".” (đoạn sửa của Phạm Văn Thế).

Trở lại với ca khúc Sông quê. Ngay khi ca từ đầu tiên được cất lên, ta đã thấy mối tình của đôi bạn trẻ thật là trong sáng, đẹp đẽ, đầy lãng mạn và rất nên thơ:

‘Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ
Làng em bên lở, làng anh ở bên bồi
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.

Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn
Anh bao chiều tàn thờ thẫn qua sông
Em tan trường về, con đò lên bến lở
Áo lụa như mây bay, ngược gió sông chiều’.

'Chảy tràn trong trí nhớ'! Ôi, hạnh phúc thay khi có một mối tình như vậy! Hai người yêu nhau, ‘quanh quẩn’ bên nhau. Chàng trai chiều nào cũng ‘thờ thẫn’ sang thăm cô gái. Còn cô gái mới đẹp làm sao, thơ mộng làm sao: ‘áo lụa như mây bay, ngược gió sông chiều’.
   Nhưng cuộc sống vốn bể dâu, đâu có dễ chiều lòng người! Con tạo luôn xoay vần, mà con người thì nhỏ bé, sao có thể lường trước đc! Chàng trai fải fiêu bạt cùng cát bụi cuộc đời:

‘Con sông quê, bao năm đã lở đã bồi
Đời biển dâu, nên anh cũng dạt quê người’.
    
Về fần mình, cô gái cũng cũng không thoát khỏi những cơn sóng cuộc đời

‘Sóng đời cuộn trôi, lở rồi sông bên đó
Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học’
Và lẽ đương nhiên nàng buồn: ‘Ngọn gió reo buồn, buồn trong nhánh mù u’.

Cuộc sống trái ngang, cát bụi đời thường đã chia lìa đôi lứa: Nhánh mù u con bướm vàng không đậu. Tất cả còn lại chỉ là những kỷ niệm, những nuối tiếc mà thôi: câu ca, con sông, trường làng… và tựu trung lại là ‘nỗi nhớ về nhau đến nao lòng:

‘Nhánh mù u con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thời thơ dại ru sang
Sông quê, trường làng, con đò trên cát lở
Cũng vì em xa (mà) thành điệu nhớ nao lòng’.

Hai từ 'ru sang' mới 'đắt' làm sao!
Một mối tình quá hùng bi!
Thật tiếc thay cho những mối tình như thế!

Đinh Trầm Ca làm MC-Ảnh Trương Điện Thắng-Nguồn: Phạm Văn Thế


Ca khúc ‘Sông Quê’
Đinh Trầm Ca,

Hò… ơi…
Sông quê nước chảy đôi bờ
Để anh chín dại mười khờ thương em...

Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ
Làng em bên lở, làng anh ở bên bồi
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.

Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn
Anh bao chiều tàn thờ thẫn qua sông
Em tan trường về, con đò lên bến lở
Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều.

Ơi con sông quê
            bao năm đã lở đã bồi
Đời biển dâu
          nên anh cũng dạt quê người.

Chiều nay bỗng nhớ cây mù u
Dòng sông in bóng em chiều thu
Về đây mới biết
          bên sông không còn mái nhà ngày xưa!

Sóng đời cuộn trôi, lở rồi sông bên đó
Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học
Ngọn gió reo buồn (buồn) trong nhánh mù u!

Nhánh mù u con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thời thơ dại ru sang
Sông quê, trường làng, con đò trên cát lở
Cũng vì em xa (mà) thành điệu nhớ nao lòng!

Và đây: đường dẫn (link) đến ca khúc Sông Quê, ca sĩ Thái Châu, Phi Nhung trình bày thuộc thể loại Trữ Tình, MP3 - chất lượng 320kb:

5 nhận xét:

  1. Cám ơn Hớn nhé, văn nghệ phết nhỉ. Không cần phải vào dài dòng như thế, hãy vào You Tube rồi gõ những gì cần nghe là nó tuôn ra hết đấy. Khóa mình k có ai tên là Choi chắc lại nhớ đến cô Choi Loi Nhoi ở phim Hàn Quốc nào rồi. Bài này hơi cải lương tớ không thích bằng bài Khúc hát sông quê, dù sao cũng rất cám ơn nhé. Chắc đang có tâm tư gì à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Đã bảo là nhớ kg chắc mà (vì kg ở lớp tớ). Kg fải Choi thì đích thị là chị Chơi fải kg? Người mà hình như lần gặp mặt năm ngoái (2011) cũng hát ấy. Vào You Tube thì vô biên rồi, (cháu gái mình (3,5 tuổi) còn biết chọn bài trong You Tube) nhưng đây muốn link có chất lượng cao (tốc độ lượng tử hóa là 320kb/s), và nghe bằng tai nghe mới sướng. Mà sao lại dài hở KC, mình đã làm sẵn LIÊN KẾT, chỉ cần kích chuột vào đường link ấy là tự động chuyển đến trang đấy cơ mà! còn kích chuột fải chọn mở trang mới!(1 trong những ưu việt của blog).
      - Có tâm tư gì đâu, thử 'bình' cái xem sao. Dù KC cho là cải lương nhưng nhạc bài này hay.
      - Chẳng Nhận xét về 'bình' gì cả!

      Xóa
    2. Đúng là K14 có 1 chị tên là Chơi (hình như là Võ Thùy Chơi) người Nam Bộ, lưu ban từ K13. Vào mùa ôn thi lên hội trường, mình hay gặp cặp với anh Hợi (K13)

      Xóa
  2. Miền Nam giàu sông nước, kinh lạch, nên cùng với đời, thơ Đinh Trầm Ca thật phong phú những tình khúc cận kề với những bến sông, những dòng chảy. Cũng từ nơi đây, anh lượm được những hình ảnh, những hơi thở, những tiếng hát của đời sống kém may mắn. Những hình ảnh thật xác xơ, tội nghiệp, nhớp nhúa, bẩn thỉu, nhưng qua ngôn từ thơ, bỗng nhiên được lột xác để trở thành những vật có linh hồn, sống động một cách chân thành….

    Với Đinh Trầm Ca: "Thơ là người tình đầu tiên và người tình ấy dõi theo tôi suốt cả cuộc đời chìm nổi. Nhạc là người tình đem đến sự thăng hoa tột cùng. Không ngạc nhiên khi nhiều nhà thơ gọi tôi là nhạc sĩ, ngược lại nhạc sĩ thì lại gọi tôi là nhà thơ. Cả hai thứ trên cuộc đời này tôi đều... chơi được. Tôi vốn không có duyên được sống và sinh hoạt trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng ý thức sáng tạo trỗi dậy mạnh mẽ ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Thời ấy, những bài thơ tôi làm được phổ biến trong bạn bè, rồi viết nhạc cũng chỉ để hát chơi".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật là vinh dự cho blogk14. Xin cám ơn ông bạn vàng của tôi! Tôi có nhờ ông sửa bài này hộ sau khi tôi đã post lên blog k14vt, nhận đc mail từ chiều qua, chưa kịp đưa sang thành Bài mới luôn, nhưng vì bận, hôm nay ông comment rồi!
      Ông sửa hộ thật quá tuyệt vời, đúng là của 1 thầy giáo thời 5X (của TK trước), kg cứng, thô như văn tôi, mặc dù ông lại tốt nghiệp ĐH chuyên toán.
      1 lần nữa xin cảm ơn! Chúc ông và GĐ luôn mạnh khỏe, HP.

      Xóa