Bác học QĐ
Các chỉ số như: EQ, SQ, CQ, PQ, IQ AQ.... mọi người chắc đều biết. Thế còn QĐ hãy chịu khó đọc hết sẽ biết.
Năm 1975, sau khi tốt nghiệp đại học mình về nhận công tác tại một đơn vị kỹ thuật của Bộ tư lệnh thông tin liên lạc. Hơn 5 năm học đại học nếm đủ mùi khó khăn vất vả khi sơ tán nhưng mình nghĩ không nhằm nhò gì so với những người được rèn luyện trong môi trường Quân đội.
Được nghe các anh các chị lớp trước kể về những năm tháng học ở trường Quân đội, mình ấn tượng nhất cái khoản tăng gia. Chỉ tiêu rau xanh được giao cứ thế mà hoàn thành, nên việc rình mò để lấy "chất bổ" bón cho rau là chuyện bình thường.
Nhà vệ sinh (nói cho lịch sự) ngày ấy thật đơn sơ và giản dị đến mức không cần mô tả chắc ai cũng hình dung ra cái WC của những năm 70 của Thế kỷ trước nó như thế nào.
WC của đơn vị mình được xây ở rất xa phòng làm việc (hẳn là để sau khi tham dự WC, thời gian đi từ đấy về phòng làm việc đủ để làm trong sạch một con người). Vào đến WC hãy khoan đừng làm gì vội, bạn hãy nhòm xuống cái lỗ tròn tròn và sẽ nhìn thấy ngay lập tức một cái lưỡi xẻng (có cả cán hẳn hoi) nằm chờ sẵn ở đấy (để phục vụ tăng gia). Mình cũng được giao chỉ tiêu tăng gia nên việc làm ấy là bình thường.
Vào một ngày đẹp trời như bao ngày làm việc khác, cả Ban mình tụ tập uống nước và chuyện trò trước giờ làm việc, không khí rất háo hức vui vẻ của một ngày mới. Một anh cùng ban đi vào, nhìn anh ta hơi khó tả nhưng dáng đi nhanh nhẹn, mặt sáng ngời với nụ cười rạng rỡ (xin thêm một chút: tính anh này rất tốt, vui vẻ, hay cười, không cáu giận kể cả khi công việc không được như ý muốn, chính vì thế làm việc với anh này rất dễ chịu và đôi khi bị lạc quan hơi tếu nhưng nhìn chung là tốt). Anh chào mọi người, người thứ nhất mắt chữ O mồm chữa A, người thứ hai mắt chữ O mồm chữ A, ...người cuối cùng của Ban cũng thế nhìn anh.
Sau khi uống nước, nói dăm ba câu với mọi người và cùng cười vui vẻ, anh đi về bàn làm việc của mình kéo ghế và ngồi xuống (ghế làm việc của bọn mình là ghế sắt, chiến lợi phẩm từ Miền Nam mang ra). Bỗng dưng anh chột dạ, thấy thân mình lạnh toát, anh cúi xuống nhìn thấy chân thằng nào khẳng khiu ngoằng ngoẵng thò sang gầm bàn mình. Rùng mình, anh chấn tĩnh và đứng phắt lên, trời đất anh suýt ngất, từ trên đầu gối trở xuống (trừ đôi giầy và tất) không có gì che chắn, nỏ hiểu tại sao, anh tái mặt nhìn cả Ban. Mọi người đang rúc ríc bỗng phá lên cười man rợ như điên. Anh choáng váng, lúng túng cúi xuống thấy cái quần đùi lẩm bẩm vẫn còn may chán, ngó nghiêng lung tung, may quá có một người bạn tốt nhất chỉ cho anh cái quần dài đang ngự ở trên vai anh.
Anh thật thà: mình sợ mặc quần dài vào WC nó bị ám mùi và nhầu nhĩ nên vắt trên vai, mọi bữa vẫn vậy mà có sao đâu, bữa nay diễu khắp cơ quan thật là ....nỏ chịu nổi mình.
Từ bữa ấy trở đi anh được mang hàm Bác học QĐ, sau này anh ấy làm Viện trưởng viện Kỹ thuật thông tin, thủ trưởng của mình đấy. Nhưng may quá không ai bị trù úm, tính anh này không thù ghét ai bao giờ. hẹn gặp lại các bạn ở lần kể sau nhé.
Bút pháp kể truyện của Kỳ Châu hay tuyệt, tuy nhiên đọc xong bài này mình không khỏi ái ngại cho bạn mình (Kỳ Châu), cầm kỳ thi họa vẹn toàn, đã ứng xử với tình huống thời đó như thế nào. Không tin thì các bạn thử nhắm mắt hình dung xem... không biết Kỳ Châu thế nào nhỉ!!! hihi
Trả lờiXóaKC nhiều năng khiếu thật, kể cả năng khiếu kể chuyện. (Đc đào tạo bài bản mới có Tầm này đc). Rất tiêc đây mới là câu chuyện thứ (đếm đầu ngón tay) về chủ đề "Những chuyện bây giờ mới kể". Những tay đãng trí kiểu này mới làm đc việc trong ng/c. Bác Quốc cứ Nhân cách hóa lên thôi, có gì đâu KC nhỉ! Bác cứ hay nhắm mát tưởng...
Trả lờiXóaĐi xong chẳng kịp mặc quần
Bởi đầu đang nghĩ việc quân chưa thành
Chị em đừng có thất thanh
Quần đùi vẫn có, có chành ra đâu... hehehe...
Mọi người tiếp nhé!
Cám ơn Hớn đã mời các bạn tiếp bài thơ trên, tuy nhiên, Hớn đã khóa chặt bài thơ (rất hay) của Hớn bằng câu cuối "Quần đùi vẫn có, có chành ra đâu..", thì trình độ tập sự làm thơ của Q chịu rồi (Q đã cố nhưng không tiếp nổi)
XóaCám ơn bác đã lùi sâu để có commemt này. (ít commemt quá!).
XóaTheo nhận định của tôi: Khác với 1 bài văn, hay kể chuyện, thơ và nhất là nhạc, mà điển hình là Cải lương Nam bộ thì rất dễ lan man, tất nhiên kg đc lặp lại ý đã có trước. Có 1 câu thế này: "Cái gì kg làm đc thì làm đc trong thơ, trong phim hoạt hình". Chính vì thế yêu cầu ng làm thơ có thể cần có đầu óc tưởng tượng hơn! Và nếu có nó thì mới cảm nhận (gần) hết cuộc sống. Nói cách khác là CS fong fus hơn! Nếu kg CS sẽ khô khan mà khổ chủ kg biết! (fets lác tý nhỉ, hehe...).
Quay lại mấy câu thơ trên, bác đừng cho là đã khóa, nghĩ tràn ra là có thơ mà, còn hay hay kg, hậu xét. Ví dụ tôi tiếp hộ bác nhé:
Chị em đừng có thất thanh
Quần đùi vẫn có, có chành ra đâu...
Ai đòi các chị nghĩ sâu
Ngoài quần chả nghĩ, nghĩ tận đẩu đâu... trong quần.
Rõ ràng lông chỉ quấn chân
Chứ kg quấn nó mà mần thất kinh
Ấy là "có tật giật mình"
Lúc nào cũng ...
Tôi để ngỏ để bác tiếp đc rồi đấy.
Cám ơn Hớn đã có đáp thư khá sâu sắc (luận về ý nghĩa của thơ có nét tương đồng với phim hoạt hình), mình sẽ cố sức tiếp vài thơ của Hớn nhé...
XóaTiên thể, Q mời Hớn và các bạn tham khảo các bài viết về thơ sau đây:
NHÀ THƠ NÓI VỀ THƠ
M.S. MERWIN (1927~):
Văn xuôi nói về điều này điều khác, nhưng thơ thì nói về cái không thể nói. Tại sao người ta tìm đến thơ khi hai toà nhà chọc trời ở New York thình lình bị đánh sập, hay khi cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ, hay khi người họ yêu thương nhất trên đời bỗng chết đi trong căn phòng của chính họ? Bởi vì họ không thể nói nên lời. Họ hoàn toàn không thể nói, và họ muốn một cái gì đó nói lên những gì họ không thể nói.
CHARLES SIMIC (1938~):
Tôi nhớ có một lần — trong thời gian tôi dạy tại các trường ở El Paso — một học sinh đã hỏi tôi... thơ thì tốt cho điều gì. Và tôi sửng sốt, vì đó quả là một câu hỏi nghiêm trọng. Đó là một câu hỏi khó. Rồi thình lình một bàn tay giơ lên. Đó là một cô gái. Và tôi hỏi... “Cô nghĩ thế nào?” Và cô nói, “Để nhắc nhở cho người ta về chính cái cuộc nhân sinh của họ.” Câu nói ấy chạm vào cảm thức của tôi như một điều đầy ý nghĩa, đầy cảm xúc, đầy xót xa... Các bạn biết đấy, tôi sinh ra rồi sẽ chết đi, tôi hiện hữu, tôi có lương tâm của tôi, tôi có bản thể của tôi, chính tôi. Tôi ở đây với vũ trụ này. Có lẽ có một đấng Thượng Đế; có lẽ không có đấng Thượng Đế nào cả. Đây là thân phận của tôi, thân phận làm người của tôi. Thơ nhắc nhở cho độc giả về điều đó.
BILLY COLLINS (1941~):
Thời gian không chỉ là tiền bạc — xin lỗi nhé, Ben Franklin — thời gian là một phương thức để chúng ta nhận ra phải chăng mình đang di chuyển đúng nhịp xuyên qua cái cuộc sống mà mình đã được trao cho. Một trong những điều thú vị căn bản nhất của thơ là cái cách nó làm cho chúng ta chậm lại. Sự chủ tâm của ngôn ngữ thơ khiến chúng ta dừng bước. Sự bài trí trong hình thức của nó ngăn chặn sự hối hả của chúng ta.
JOSEPH BRODSKY (1940-1996):
Ngôn ngữ và, có lẽ, văn học là những điều xa xưa hơn, thiết yếu hơn, trường cửu hơn mọi hình thức tổ chức xã hội. Thái độ kinh tởm, chua chát, hay lãnh đạm mà văn chương thường bày tỏ đối với nhà nước thì chủ yếu là một phản ứng của cái thường hằng — đúng hơn nữa, cái vô hạn — chống lại cái tạm thời, chống lại cái hữu hạn. Ít nhất, cho đến chừng nào nhà nước còn tự cho phép nó can thiệp vào những công việc của văn chương, thì đến chừng ấy văn chương có quyền can thiệp vào công việc của nhà nước.
HOWARD NEMEROV (1920-1999):
Ồ, bạn cần lời ca tụng, cần sự công nhận và, trên hết, cần tiền. Nhưng nếu đó chính là động cơ của bạn, thì đáng lẽ bạn nên làm một việc gì khác (thay vì làm thơ). Tất cả các thứ danh tiếng và vinh dự này đều rất dễ thương, miễn là bạn không tin vào chúng.
[còn tiếp]
-----------------------
Trích dịch từ cuốn The Poets Laureate Anthology, Elizabeth Hun Schmidt biên tập & giới thiệu, với lời tựa của thi sĩ công huân Hoa-kỳ Billy Collins, do W.W. Norton & Company và Library of Congress hợp tác xuất bản vào năm 2010.
Bác chịu khó đọc thật! Tôi chỉ nghĩ đơn giản: Người biết làm thơ giống như người biết thêm 1 ngoại ngữ (vì tôi dốt ngoại ngữ)..., đến đây bác hiểu rồi. Tiếc rằng ta chưa biết làm thơ.
XóaXin lỗi Hớn, Q không hiểu
XóaBác cứ nghĩ đi đâu, to tát hóa vấn đề nên bảo kg hiểu! 2 anh em đã từng thống nhất, người biết thêm ngoại ngữ thì cảm nhận đc 1 vấn đề nào đó sâu sắc hơn, rộng hơn là gì. Biết làm thơ cũng thế, biết hội họa cũng thế. Ví như tôi nhìn tranh gần như nhìn bức vách, còn KC đc học vẽ thì vảm nhận đc cái hay cái giở ngay. Tôi kg khiêm tốn đâu mà đó là sự thực, bác thừa hiểu. Có vậy các Cụ mới nói: "Đàn gẩy tai trâu" là vậy chứ còn gì khác nữa. Tóm lại ai cũng thừa nhận: học thức càng cao càng hiểu (tức là cảm nhận) nhiều hơn. Đó là chân lý mà. Tôi chả bảo bác nhiều lần là mình dốt ngoại ngữ nên thiệt thòi nhiều đấy thôi, có phải bây giờ mới nói đâu.
XóaCám ơn Hớn đã giải nghĩa. Tiện thể:
XóaCâu thành ngữ "đàn gẩy tai trâu" trực trỏ những người không có khả năng thưởng thức âm nhạc nói riêng và/hoặc khả năng thưởng thức những thứ khác mà không phải âm nhạc nói chung. Tuy nhiên, khi ngắm bức tranh dân gian cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo và con trâu đang chậm rãi gặm cỏ giữa cánh đồng lúa xanh ngát - một khung cảnh tĩnh lặng, thanh bình của làng quê VN, thì tôi có cảm nhận con trâu đang vừa ăn cỏ, vừa lim dim đôi mắt thưởng thức tiếng sáo của cậu bé chăn trâu, dường như lúc đó con trâu đang vừa "Thực Thiền" vừa "Thính Thiền". Thành ngữ dân gian của người Việt nói "Ngu như bò" chứ không nói "Ngu như trâu", (tuy nhiên, đôi khi con trâu nó cũng cục cằn và ngỗ ngược nên mới có câu "đầu trâu mặt ngựa"). Vì vậy, tôi thích và muốn "phản" thành ngữ "gẩy đàn tai trâu"
Cám ớn H, xin tiếp chiêu nhé
Xóa.....
Ấy là "có tật giật mình"
Lúc nào cũng sợ thình lình cộm lên
May mà áo thụng bên trên
Còn che giấu được cái "tên" Oai hùng
Oai hùng chớ có điên khùng
Lệnh trên đã bảo, có phục tùng không
1 là: cám ơn Quốc đã lo lắng và ái ngại cho tớ, hãy cứ thử nhắm mắt lại mà xem lúc đó mình như thế nào ư? lúc đó 100% mình ở trong nhóm người cười kiểu man rợ như một lũ điên may mà chưa bị đứt ruột.
Trả lờiXóa2 là: Hớn có biết người này là ai không? cũng 100% là Hớn biết đấy, là Viện trưởng Viện tớ trước Hoàng Quang Linh (bạn của Trung Việt ấy, sau này bộ phận của Bọ ấy có sáp nhập cùng bên Hớn đấy), bon tớ hay gọi tên "thân mật" là bọ Hiển. Chuyện bác học QĐ này 100% có thật, tớ xin thề kể ra ở đây toàn chuyện có thật.
Chỉ 1/2 câu "anh ấy làm Viện trưởng" là mình biết rồi. Kg nói ra vì còn ai biết nữa đâu!
XóaÀ quên: Hớn làm ơn bỏ cái tranh mà Hớn cho thêm vào đi để câu chuyện thêm phần chân thật nhé.
Trả lờiXóaHớn hơi bị nhầm rồi . Còn có người thứ 3 biết đấy.Chắc KC biết là ai rồi.
Trả lờiXóaCảm ơn An đã cho nhận xét. Chắc chắn là mình nhầm rồi. Tất nhiên KC biết rõ hơn ai hết!
Xóa