……..
Một số người có tài trí rất cao
nhưng chỉ khoe khoang và nghĩ rằng người khác không bằng họ. Thật ra, tài trí
của những người này rất nông cạn và hạn hẹp. Họ không có những suy nghĩ to tát
và mở mang.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/29/48942.html
Hớn ơi mình thấy trích đoạn trên của Hớn cũng hay hay nhưng thực sự chưa "thủng" lắm, mong Hớn giải hộ.
Trả lờiXóaCám ơn Hớn
Bác lại Khiêm tốn! KC chắc chắn "thủng" bài này. (Còn nói riêng với bác: Tôi e rằng kg chỉ 1 bác mà còn nhiều người chưa "thủng" như bác, có điều họ kg giám nói ra!). Tôi cũng tạm thấm đc thế này:
Xóa1/ Cả 1 ngày (nói cho có hình ảnh, nói riêng, còn nói chung là 'nếu') kg ăn là kg tốt. Thức trắng 1 đêm để nghĩ cũng kg tốt, vì nghĩ hết khôn đồn đến dại. (tôi đã từng thế nhiều rồi). Nhưng nếu học suốt 1 đêm, đọc suốt 1 đêm vẫn có kết quả tốt. (học thi suốt đêm, l/v ở phòng thí nghiệm suốt đêm, vào mạng suốt đêm).
2/ Nói cách khác đó là tật xấu Hợm Hĩnh của người Việt, có từ thời Vua Hùng lập nước. Khoe khoang: của nải, chức tước, địa vị... (đọc truyện của Ng Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, v.v... thấy rõ. Ngay giờ có 1 thằng làm 'quan' cả làng đều biết). Cứ nghĩ rằng ta hơn người khác... Nhưng chính vì thế họ chỉ nghĩ đc những điều nhỏ mọn, "nông cạn, hẹp hòi", nói rõ hơn là họ vô tình chỉ nghĩ làm sao để 'đánh bóng' mình thì còn đầu óc đâu mà nghĩ đc điều lớn, điều xa hơn, "mở mang" hơn.
Vài lời nôm na, chỗ nào kg phải xin đc đàm đạo tiếp!
Cám ơn Hớn, mình vẫn chưa "thông" được cái lý của Hớn lắm, chắc bởi vì cái ..... giữa 2 khổ của đoạn trích trên còn nhiều thông tin. Q muốn hỏi thêm 1 ý nữa là khổ thứ 2 của đoạn trích có phải là lời bình cho khổ 1 (lời đức Khổng Tử) của người viết không
Trả lờiXóaNguồn của bài trích: http://chanhkien.org/2007/11/hoc-va-suy-nghi.html:
XóaCâu chuyện lịch sử: Học và suy nghĩ
[Chanhkien.org] Đức Khổng Tử nói: “Có lần tôi không ăn trong một ngày và không ngủ suốt một đêm để suy nghĩ. Nhưng tôi không được lợi lộc gì. Nó không tốt như là học”.
Đức Khổng Tử còn nói: “Nếu một người chỉ học và không suy nghĩ, người đó sẽ bị mù mờ. Và nếu một người chỉ suy nghĩ mà không học, người đó sẽ hoài nghi”.
Dưới đây là một vài câu chuyện lịch sử về Lu Jiuyuan đặt những câu hỏi về vũ trụ. Lu Jiuyuan (1139-1192) là một triết gia và giáo dục đời nhà Tống. Trí thông minh của ông rất khác với những người thường. Khi ông ta mới 3, 4 tuổi, ông đã hỏi cha của ông: “Có phải Trời và Đất có biên giới không?” Cha của ông chỉ cười và không trả lời. Lu Jiuyuan suy nghĩ mãi về câu hỏi và suy nghĩ nhiều đến nỗi ông ta quên ăn uống và ngủ. Sau này, khi đi học, ông ta rất khác với người thường.
Một ngày, ông ta đọc một quyển sách nói về vũ trụ: “Trời là đủ mọi phương hướng và Đất là tồn tại muôn đời”. Ông ta chợt hiểu và nói: “Tất cả vạn sự trên vũ trụ là bổn phận của chúng ta và bổn phận của chúng ta là vạn sự trong vũ trụ”. Chúng ta có thể thấy rằng Lu Jiuyuan xem rằng tất cả mọi sự trong vũ trụ là bổn phận của chúng ta. Nhưng có rất nhiều người không dùng hết khả năng để làm tròn bổn phận của họ.
Một số người có tài trí rất cao nhưng chỉ khoe khoang và nghĩ rằng người khác không bằng họ. Thật ra, tài trí của những người này rất nông cạn và hạn hẹp. Họ không có những suy nghĩ to tát và mở mang như Lu Jiuyuan.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/29/48942.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5040
Người trích đăng bài này kg thêm 1 chữ nào.
Cám ơn Hớn đã trích đăng đầy đủ bài trên. Theo Quốc, người viết bài này đã bày tỏ chính kiến của mình ở khổ cuối cùng: sau khi trích 2 lời nói của Đức Khổng Tử (2 khổ đầu), và kể về tiểu sử, trong đó nhấn mạnh đến thực học của Lu Jiuyuan (2 khổ lớn tiếp theo), ở khổ cuối cùng người viết đã phê phán Đức Khổng Tử rằng khoe khoang, nghĩ rằng người khác không bằng mình, tài trí nông cạn và hạn hẹp, không có những suy nghĩ to tát và mở mang như Lu Jiuyuan. Như vậy, tác giả bài viết muốn phê phấn các Nhà Nho và Nho Học, mà Đức Khổng Tử là đại diện.
Trả lờiXóaHình như bác đánh trận giả, đúng kg?
Xóa