Chúng ta đang 'tập' làm thơ. Đã tập làm thì kg thoát khỏi sai sót, đó là lẽ thường. Để hạn chế sai sót xin đăng lại bài của Nguyễn Đình Chức như sau. Mình hy vọng sau khi tham khảo bài này, thơ của anh chị em ta hay hơn, đặc biệt là ít chữ mà đa nghĩa.
HỘI THẢO THƠ HAY LÀ THỔI KÈN ĐÁM
MA ?
Thứ tư, ngày 11 tháng bảy năm
2012
Nguyễn Đình Chúc
Bàn về Hội thảo thơ Nguyễn Quang
Thiều - Trần Mạnh Hảo thì phán: Thơ của
Thiều là loại thơ cách tân kiểu "tân ... con cóc" - Ông thí dụ:
Chẳng hạn, khi nhìn thấy con mèo
đen leo lên lưng một con mèo trắng, ông Thiều sẽ viết y như lý luận thơ phi thơ
ông vừa công bố với thế giới mà rằng:
Một con mèo đen bò lên mái nhà
sau khi ôm bầu trời gào thét
Nó thấy một con mèo trắng cũng
gào như cha chết
Ôi tình yêu khởi thủy từ những
tiếng gào
Chú linh miêu của thần linh bước
qua mái nhà lợp bằng ngói nâu quê hương ta
Dễ sợ chưa cả loài người ơi
Hai con miu miu ngừng gào im lặng
như chú kiến đang ngủ
Chúng leo lên lưng nhau như leo
lên chiếc thang hạnh phúc
….
Viết thơ như thế này, trước
Nguyễn Quang Thiều hàng mấy trăm năm, tác giả (hay tập thể tác giả) đã làm nên
bài “thơ hay” là “Bài thơ con cóc”…
Và rồi Ông TMH kết luận:
Thi pháp Nguyễn Quang Thiều là
thi pháp phản truyền thống: truyền thống cho thơ phải đa nghĩa thì ông Thiều
quyết làm thơ đơn nghĩa; truyền thống cho thơ phải kiệm lời thì thơ ông Thiều
rất lắm lời; truyền thống cho thơ phải hàm súc thì ông Thiều làm loài thơ lạnh
tanh, xóa mọi hàm ngôn ( tâm hồn lạnh tanh máu cá/ nhiệt tình xuống quá độ âm -
Chế Lan Viên); truyền thống cho thơ phải êm tai, phải có nhạc tính thì thơ ông
Thiều chủ trương phải gắt như mắm tôm; truyền thống cho thơ phải có âm dương
điều hòa trong ngữ nghĩa thì ông Thiều chủ trương thơ phải độc âm hay độc
dương, không có thể đưa chủ nghĩa hài hòa của đồng chí Hồ Cẩm Đào vào đây được
à ghen (!)
Còn Phạm Ngọc Thái trong bài
"Lời về Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều", nghe có vẻ tình cảm tri âm
hơn lại bảo: Thơ của Thiều hay nhất là tập "sự mất ngủ của lửa” - Bài thơ
hay nhất trong tâp “Sự mất ngủ của lửa” ấy, (nghĩa là bài thơ hay nhất trong
đời thi ca của NQT) là bài "Những người đàn bà gánh nước sông”… - Tuy
nhiên kể cả bài thơ hay nhất ấy thiếu một téo thôi thì sẽ vĩnh cửu, nhưng chỉ
vì thiếu “cái téo” đó mà nó sẽ… cát bụi – nghĩa là vì thiếu cái téo đó nên bài
thơ hay nhất của NQT cũng sẽ ra rác!
Ông Thái nói như thế chẳng phải
cũng khẳng định là cả đời thơ NQT rồi cũng sẽ ra rác hay sao!? - Vì bài thơ hay
nhất mà còn phải vứt đi, huống hồ các bài thơ khác?
Giá có được “cái téo” thì Thiều
sẽ vĩ đại – Nhưng vì thiếu “cái téo “, tức là “thiếu một tý”… thôi, nên - Thiều
bình thường! Đời thơ Thiều sẽ rơi xuống vực,
không lên trời được đâu.
Thiển nghĩ: Hai ông nói tuy có
khác nhau song đều phán thơ NQT hỏng! Đời thơ ca của Thiều rồi cát bụi, sẽ ra
rác.
Liệu có phải họ nói quá đáng
không nhỉ? Không có lẽ nào cả một Hội thảo thơ lớn như thế, lại do chính TS.
PGS Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng Viên Văn học VN tổ chức, còn được ông Hữu
Thỉnh phồng mang, trợn mắt lên ca ngợi…
Các vị mở Hội thảo thơ ca tụng
Nguyễn Quang Thiều hay là thi nhau thổi kèn cho nền thi ca Việt Nam đây?
N.Đ.C
Cám ơn Hớn, sưu tầm đâu được bài viết hay thế
Trả lờiXóaCó lẽ cũng nên dành thời gian để 'nghiên cứu', tìm hiểu về thơ. Bài trên đc lấy từ nguồn : http://vandanviet.net/shop_news.php?l=vn&ac=235&start=0&cn=629&sort=1&item=1&from=&to=&mode=n&cn=629&n=9805
XóaTrang này dài nhưng rất hay và kg thể copy sang hết đc. Ta đang 'tập' làm thơ thì nên đọc.
Đọc bài này xong rồi thì mình phải về ở ẩn, rất cám ơn đã có một bài vừa hay vừa bổ như thế này.
Trả lờiXóaSao nhát thế! Đấy là cho giới văn nghệ sỹ, đc đào tạo bài bản. Còn giới ta - giới 'ăn theo, học leo'- sợ gì. Làm đc thơ con cóc hoặc như thơ HT để anh em đi bộ đọc hoặc tua đi tua lại là đã sướng lắm rồi. Ít nhất cũng 'thư giãn' nhỏ mà! Ta chỉ quan tâm 'thế nào là thơ': đa nghĩa (ẩn 1 hay nhiều nghĩa đằng sau tùy cách hiểu hay góc nhìn của người đọc), ít lời (kg trùng lặp), hàm xúc (đọc mà fọt cười hay vỗ đùi hay văng tục... là đạt tiêu chí này), phải êm tai (vần), phải có nhạc (đúng nhịp), còn nếu có cả âm dương nữa thì còn gì bằng (bằng trắc hài hòa). Còn bọn ta lưu ý đừng lan man (làm thơ rất dễ lan man vì cố tìm vần) xa mất chủ đề (kiểu như cải lương). Tóm lại: Cái quý là ở chỗ ta tự nghĩ ra đc, dù hay dù dở.
XóaKhông đồng ý với Hớn câu 'ăn theo, học leo' đâu nhé!!! Tuy chúng ta là dân ngoại đạo, nhưng có đầu óc suy xét độc lập và góc nhìn riêng, cái tâm cảm nhận cái đẹp và cuộc sống cũng cũng rất riêng tư... và đó là nghệ thuật. Thủ pháp chỉ là vấn đề của thời gian
Trả lờiXóaBác Quốc nói chí phải. Tôi gõ chưa rõ ý: ta 'ăn theo, học leo' về cách, kỹ thuật làm thơ, chứ kg phải về nhân sinh quan.
Xóa