Tác giả: TRẦN HUY THUẬN
“Phi thương bất phú”! Nhưng thương
gì, thương như thế nào để mau phú? Đó là câu hỏi thường trực của doanh nhân mọi
thời đại.
Lã Bất Vi thời xưa, học được cách
làm giàu qua người bố: “Thưa cha, buôn gì lãi nhất?” – “Buôn vua!”. Lã Bất Vi
thời nay không học bố mà học ở trường đời. Bố thì có một mà trường đời thì vô
cùng; nên thời nay gần như nơi nào cũng có Lã Bất Vi, chả như thời Chiến Quốc,
chỉ mỗi nhà Đại Tần có được một Lã Bất Vi, đã là ghê gớm lắm!
Phương tiện buôn
của Lã thời nào cũng giống nhau ở chỗ không chỉ dùng tiền mà còn dùng gái, dùng
ngay chính vợ yêu của mình! Nhưng thời nay còn có những Lã sẵn sàng bỏ người
tình để cưới vợ bé bất hợp pháp của vua – một kiểu Lê Lai liều mình cứu chúa,
nhưng mang nội dung hoàn toàn hiện đại! Hiệu quả của phương tiện này thật khôn
lường, vì nó trói vua suốt cả cuộc đời trong trách nhiệm của kẻ đỡ đầu, không
thể dứt ra được. Quả là cách buôn thông minh nhất và cũng thật hời nhất!
Cách thức buôn của Lã thời nay khác
xưa lắm lắm. Ngay đến Thuyết buôn vua cũng chỉ là con buôn của thế kỷ trước,
của thời Năm Cam; chứ chưa thật sự… “đổi mới” như Lã thời hiện đại!
Tuy là một con người có tầm nhìn rất
xa, nhưng Lã ngày xưa chỉ tập trung nuôi một Dị Nhân, công tử nước Tần thời đang
bị làm con tin ở nước Triệu – như thế là… xoàng! Lã thời đại @ nuôi cùng một
lúc hàng đống công tử mới – không phải là những con tin, mà là những người mấp
mé trong quy hoạch. Cũng không chỉ nuôi một công tử nhà Tần, mà nuôi tất cả,
bất chấp người đó thuộc Tần, Sở hay Triệu! Nghĩa là phải đa dạng hóa sản phẩm,
phải quảng canh chứ không độc canh. Như vậy việc buôn mới thật sự chắc ăn, chắc
ăn tới cả trăm phần trăm!
Xưa Lã buôn vua chỉ nhằm kiếm lời
thông qua mối quan hệ đặc biệt với vua, tức là một kiểu thu lợi nhuận gián tiếp
– như thế cũng là… xoàng! Buôn vua để chính mình trở thành vua mới thật cao
tay! Khi chính mình đã trở thành vua rồi, thì món hàng cũ rất dễ bị ném vào sọt
rác và chính Lã lại biến thành hàng hóa cho các con buôn khác; nhưng để không
bị sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, Lã áp dụng chính sách hợp tác cùng có
lợi, thực chất là lợi dụng nhau để thu lợi nhuận. Và điều đó chỉ Lã thời hiện
đại này mới làm nổi.
Thời bao cấp, thành phố quê hương
tôi đã từng có hai nhân vật được dân gian đặt tên là “vua Đê”, “chúa Tịnh” cùng
một số khác được phong ông hoàng như “hoàng Tập”, “hoàng Quynh”, “hoàng Túy” –
cũng là những tay từ nghiệp buôn vua, trở thành một thứ vua chúa không ngai nổi
tiếng lừng lẫy một thời, nhưng những “ông hoàng” này so với các vua không ngai
thời nay thì làm nô tỳ cũng không đến lượt!
“Ra ngõ gặp Lã Bất Vi!” – Điều đó
rồi đây rất có thể trở thành hiện thực, nếu như xã hội không có cách phát hiện
và ngăn chặn chúng ngay từ bây giờ! Các bạn thử quan sát chung quanh mà xem!
Theo
Tầm nhìn.net
Tầm nhìn đóng cửa trang tin rồi bác à. Ko nói lý do nhưng mọi người đều đoán có 1 số bài viết nói thật quá. Bác sợt 1 số bài viết có tên như sẽ thấy: Không minh bạch - Nguyên nhân chính của mọi thất bại?; DNNN thoái vốn ngoài ngành kiểu "thùng rỗng kêu to" rồi "hạ cánh an toàn"?
Trả lờiXóaCứ nói thật tí là bị bịt mồm :D..
Lâu quá mới thấy cháu đảo qua! Cháu và GĐ khỏe cả chứ.
XóaHôm qua đọc báo bác mới biết Tầm nhìn bị đóng. "Nước mình nó thế", biết làm sao đc.
Thật ra chất lượng của bài viết trên cũng quá kém, mạch ý thì lủng cúng, từ ngữ thì lõ mỗ. Và quan trọng nhất là rất phản cảm khi đưa tấm gương dũng cảm Lê Lai, hy sinh mạng sống của mình để cứu Lê Lợi trong lúc bị giặc Minh truy đuổi, để tương đồng với nạn buôn vua ngày nay. Thật chẳng có Tầm Nhìn gì cả
XóaBiết nói thế nào với bác Quốc đc nhỉ! Có khi mình nhờ KC phân giải hộ nhé! Tạm nói thế này: 1/ bài báo nêu lên 1 hiện tượng rất thật. 2/ các luận điểm đưa ra khá chặt chẽ. 3/ Câu chữ (từ ngữ) cực kỳ chính xác. 4/ Bác phải đọc hết câu: 'một kiểu Lê Lai liều mình cứu chúa, nhưng mang nội dung hoàn toàn hiện đại!'. Đã có 2 từ 'MỘT KIỂU', lại cả gần 1 dòng sau đó mà bác lại ý kiến như vậy thì còn biết nói gì đây! Bài báo kg hề nói Lê Lai mua vua. Bác hiểu nhầm đấy. Tôi học thi kg thật tốt lắm, 1 kiểu học của Duy Nuôi... kg có nghĩa là tôi học giống hệt Duy Nuôi.
Xóa1/ Một hành động dũng cảm hy sinh cho cái tốt, cái đẹp là một hành động thiện không nên được lấy làm ngưỡng, làm mẫu, hoặc làm chuẩn tương đương cho một hành động hy sinh bỉ ổi và đê tiện (…dùng ngay chính vợ yêu của mình… sẵn sàng bỏ người tình để cưới vợ bé bất hợp pháp của vua) nhằm buôn vua, đó là hành động ác.
XóaQuốc lấy một ví dụ dưới đây, Hớn tham khảo:
Con sâu ăn lá thì nó ỉa ra cứt - một kiểu con tằm (một giống sâu) ăn lá thì nó kéo ra tơ
(………………………………. - một kiểu Lê Lai liều mình cứu chúa…)
Hớn chắc còn nhớ, có một thời (có khi hiện tại vẫn còn) trên các trang báo, khi thuật lại những vụ án lừa đảo đều giật 1 cái tít (title = đầu đề) mà người viết nghĩ là rất kêu: “Một Cú lừa ngoạn mục”, như vậy vô hình chung người viết đã ca ngợi một hành động lừa đảo là đẹp mắt, cổ vũ cho cái ác. Theo Quốc thì văn phong cũng có tính THIỆN và ÁC.
2/ Hành động HỌC của Hớn và Nuôi, bất kể giỏi hay không giỏi, đều là một hành động tốt và đẹp - THIỆN, do đó học thi không tốt không thể mang tính ÁC
Dạ, gia đình cháu khỏe cả bác à. Các bác vẫn khỏe chứ ah? Bác Hớn còn hay dạo mát hồ Tây, ngắm các cô ko a:D
Trả lờiXóaCác bác 'thì vỡn'! (chữ dùng của Tễu). Và riêng bác cũng 'thì vỡn' đối với Hồ Tây. Nhân tiện đây (kg biết cháu đọc chưa) hãy đọc bài 'Quyết lên núi' (đúng ra phải là 'quyết lên núi ở') đăng ngày 12/7 sẽ hiểu bác ra Hồ Tây làm gì. :D
Xóa