Người dân VN bây giờ đang mơ ước có một vị lãnh đạo cao nhất thực sự có đức tính thanh liêm để nêu tấm gương cho toàn dân học tập và theo đó nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác sẽ bị hạn chế và giảm dần. đọc bài dưới đây ta thấy được những đức tính quý báu của tân Đức Giáo hoàng sẽ thay cho cả ngàn vạn lời hoa mỹ, cả ngàn vạn lời hoa mỹ cũng chẳng có sức thuyết phục dân chúng bằng một vài hành vi gương mẫu thanh liêm.
Giáo hoàng từ chối dinh thự sang trọng
Cập nhật: 05:23 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013
Giáo hoàng Francis đã quyết
định không đến ở một căn hộ sang trọng dành cho các giáo hoàng
ở tầng trên cùng của Điện Tông đồ mà chọn ở trong một căn
nhà đơn sơ có hai phòng.
Người phát ngôn của giáo hoàng cho biết
Ngài đang ‘thử cách sống bình dị’ bằng cách sống cùng với
các linh mục khác chung một tòa nhà.
Francis là giáo hoàng đầu tiên đã phá vỡ truyền thống đã có hơn một thế kỷ qua ở Vatican.
Tăng thêm danh tiếng
Quyết định này của Giáo hoàng Francis
càng làm tăng thêm danh tiếng khổ hạnh cho Ngài. Khi còn làm
tổng giám mục Buenos Aires, Ngài cũng từ chối đến ở trong dinh
thự riêng dành cho tổng giám mục.
Kể từ triều đại của Giáo hoàng Pius X
vào đầu thế kỷ 20, các vị giáo hoàng đều ở trong căn hộ trên
tầng áp mái của Điện Tông đồ với hơn cả chục phòng cùng với
khu ở của phụ tá, sân hiên với tầm nhìn ra quang cảnh thành
phố Rome.
Nhưng kể từ khi lên làm giáo hoàng, Francis
đã sống ở một căn hộ đơn sơ có hai phòng ở Domus Santa Marta,
một khu nhà ở theo kiểu khách sạn kế bên Vương cung thánh đường
Thánh Peter và được xây dưới triều đại của Giáo hoàng John
Paul II.
Ngài dự định sẽ tiếp tục sống ở đây trong thời gian trước mắt, theo lời người phát ngôn Vatican Federico Lombardi.
“Sáng nay Ngài đã thông báo cho các hồng y
rằng Ngài sẽ tiếp tục ở cùng với họ trong một thời gian
nữa,” cha Lombardi nói.
Lombardi cũng nói rằng ông không thể khẳng định liệu giáo hoàng sẽ sống ở đấy lâu dài hay không.
Giáo hoàng Francis sẽ tiếp tục sử dụng
thư viện giáo hoàng trên tầng hai Điện Tông đồ để tiếp quốc
khách và vào mỗi Chủ nhật Ngài sẽ vẫn xuất hiện trên ban công
mà các vị giáo hoàng đời trước đã dùng làm nơi thuyết giảng
cho các tín đồ trên quảng trường Thánh Peter.
Khoảng 105 phòng trong tòa nhà Domus Santa
Marta hiện là chỗ ở của các chấp sự của Tòa thánh Vatican.
Trong kỳ mật nghị vừa qua, họ đã phải nhường phòng cho các
hồng y đến từ khắp nơi trên thế giới.
Giáo hoàng cũng sẽ dùng bữa trong phòng
ăn chung cùng với các cư dân khác trong tòa nhà cũng như các vị
giáo sỹ đến Vatican công cán.
Chỗ ở giản dị của Giáo hoàng Francis
tương phản với dinh thự rộng lớn hơn nhiều bên trong Vatican vốn
hiện đang được sửa chữa để làm chỗ ở mới cho cựu Giáo hoàng
Benedict XVI và phụ tá của ông, phóng viên BBC David Willey ở Rome
cho biết.
Việt Nam và chuyện 'Người chăn kiến'
Cập nhật: 15:39 GMT - chủ nhật, 31 tháng 3, 2013
Chuyện Người chăn kiến vẽ lên nhiều góc cạnh của xã hội VN
Nếu phải chọn một truyện thật ngắn mà lại khái quát thật sinh động một số góc của Việt Nam ngày nay, Người chăn kiến của nhà văn đoạt giải quốc tế Bùi Ngọc Tấn là ứng viên sáng giá.
Bản thân nhà văn nói ông viết chuyện siêu ngắn này chỉ trong có một ngày để gửi đi dự thi
Bấm
hồi năm 1993 với hy vọng sẽ đoạt giải.
Nhưng rồi chuyện không những không được giải mà còn không xuất hiện trong mục đăng những tác phẩm dự thi.
Có thể câu chuyện gói gọn trong chưa đầy 1000 chữ đã vẽ lên bức tranh quá giống với nhiều nơi trong xã hội Việt Nam hiện đại.
'Người chăn kiến'
Người chăn kiến kể câu chuyện một giám đốc đã có tuổi bị tù oan và ở cùng phòng với một buồng trưởng khét tiếng.
Ngay khi mới nhập trại, ông được vị 'đại ca'
giao nhiệm vụ làm nữ thần Tự do, tức phải khỏa thân đứng trên bậc thang
giáp với sân thượng của phòng giam, tay cầm một trong các món đồ tiếp tế
của phạm nhân.
Ít lâu sau ông được giao nhiệm vụ chăn kiến mà mục đích cuối cùng là giữ kiến không ra khỏi các vòng tròn mà buồng trưởng đã vẽ.
"Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do."
Trích chuyện ngắn Người chăn kiến
Có hôm ông bắt được một con kiến không phải nhóm của buồng trưởng giao và xin được chăn liền bị phạt bằng cách 'làm chim':
"Ông phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng lòng với cách rơi giả vờ, rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy.
"Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng thật."
Thật may mắn, vị giám đốc vẫn lành lặn và được ra tù sau bốn tháng vì người ta phát hiện ra ông bị oan.
Ông lại được giao làm giám đốc của một xí nghiệp
nhưng vẫn không thể quên được thói quen chăn kiến và "thỉnh thoảng ông
còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt
hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do."
Luật rừng
Chuyện chỉ có vậy nhưng người ta có thể dùng nó như tấm gương để xã hội hiện tại soi vào.
Trước tiên là một xã hội có rất nhiều luật nhưng tại nhiều nơi luật rừng lại lên ngôi.
Trong vụ anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn, vốn chuẩn
bị được đưa ra xét xử trong tuần tới, các quan chức của cả một thành
phố đã dùng luật tự chế để quản lý xã hội.
Đại tá đứng đầu ngành công an Hải Phòng công
khai nói rằng người dân đã phá cái mà ông nhất quyết không gọi là nhà mà
chỉ gọi là "chòi" của gia đình ông Vươn trong sự cố mà ông gọi là "một
trận đánh đẹp" hồi đầu năm 2012.
Thay vì bị xử lý vì những phát ngôn và cách sử
dụng lực lượng công an một cách bừa bãi, Đại tá Đỗ Hữu Ca tiếp tục tại
vị để chỉ huy việc điều tra và khởi tố vụ án anh em ông Vươn "giết
người".
Tới năm 2013, chỉ riêng trong tháng Ba đã có tới
Bấm
sáu vụ công an bị tố hành hung người dân trong đó có một vụ dẫn tới trọng thương và một vụ chết người.
Trong những vụ này, mọi điều luật của xã hội văn
minh đã nhường chỗ cho luật của kẻ mạnh từ thời Trung Cổ cộng thêm vỏ
bọc "thi hành công vụ" của thời hiện đại.
Những người dám đứng lên thách thức luật rừng chỉ là thiểu số.
Oan sai
Nét thứ hai của câu chuyện là những oan khiên trong xã hội giống như của vị giám đốc nọ. "Nhiều
luật sư thừa nhận rằng những tranh luận tại tòa nếu có xảy ra cũng
không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị thẩm phán."
Số người phải đi chặng đường hàng chục hay hàng
trăm cây số ra Hà Nội để đòi công lý ngày một nhiều và rất nhiều trong
số họ lại trở về với chính những đòi hỏi hợp pháp mà họ mang theo.
Ở một số nước, báo chí và người dân bị cấm có
những bàn thảo vốn có thể khiến các vị trong bồi thẩm đoàn có phán quyết
thiên lệch.
Trong khi đó người dân Việt Nam và báo chí gần như có thể bàn về mọi khía cạnh của bất kỳ vụ án nào.
Thứ nhất, chuyện bị kết án oan hoặc không công bằng không phải là điều lạ lẫm trong xã hội.
Thứ hai, tòa án cũng chỉ là cánh tay nối dài của
nền chính trị và những phán quyết có lợi cho những người cầm quyền hoặc
những người thân cận với họ không phải là điều hãn hữu.
Nhiều luật sư thừa nhận rằng những tranh luận
tại tòa nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị
thẩm phán.
Thói quen
Nét thứ ba, mà có lẽ là nét quan trọng nhất, người ta có thể liên hệ từ Người chăn kiến tới xã hội ngày nay là những cách làm việc độc đoán theo thói quen.
Những quan chức của ta đã quen với việc hành động
theo một chủ thuyết ngoại nhập, vốn chỉ có tuổi đời ngắn ngủi so với
lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam và cũng đã thay đổi nhiều ở chính cái
nôi nó sinh ra.
Họ quen với việc cầm quyền không bị thách thức,
phát ngôn không bị kiểm chứng và trong nhiều trường hợp "chăn" dân như
"chăn kiến".
Đảng đã khiến người dân "mộng du" vào một xã hội mà quyền lợi của đại đa số không có người đại diện.
Đó chính là những người nông dân như anh em nhà
Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay trong các vụ việc sau đó ở Dương Nội, Văn
Giang, Dương nội, Bạc liêu, Vụ Bản,v.v...
Các hội đoàn như Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội, Hội
Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đều vắng bóng khi quyền lợi của
người dân bị xâm phạm.
Đảng đáng ra là đảng của giai cấp công
nông, nhưng thực tế con cưng của đảng trong nhiều năm qua là các đại gia
của các đại công ty và quyền lực của Đảng cũng lại chỉ thuộc một nhóm
nhỏ mà đối với không ít người trong số họ quyền lợi của giai cấp công
nông chỉ có ý nghĩa tượng trưng.
Người chăn kiến còn làm người ta suy nghĩ về những gì mà các chính trị gia nói và những việc họ làm sau những cánh cửa đóng kín.
Bùi Ngọc Tấn cũng khiến độc giả liên tưởng tới
điều có thể được coi là sự tự cầm tù về hành vi và tư tưởng của những
người mà trên thực tế hoàn toàn không bị giam cầm sau bốn bức tường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét